Với số lượng, quy mô đàn bò không ngừng tăng qua các năm, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi quá tải, dẫn đến môi trường xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường bị ô nhiễm nặng. Trước thực trạng trên, xã đã quy hoạch 10 khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư để tránh tác động đến môi trường sống. Tuy nhiên, do diện tích các khu chăn nuôi tập trung thuộc sở hữu của người dân, khi nhận thấy nhu cầu lớn, nhiều hộ đã đẩy giá đất lên cao, dẫn đến kế hoạch đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư khó thực hiện.
Là một trong những xã đầu tiên đưa con bò sữa về làm kinh tế hộ, cho đến nay, chăn nuôi bò sữa vẫn là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của người dân xã Vĩnh Thịnh. Từ vài hộ nuôi bò sữa ban đầu, đến nay, toàn xã có khoảng 2.500 hộ chăn nuôi với tổng đàn lên tới gần 1 vạn con.
Ước tính, trung bình mỗi ngày, các hộ nuôi bò thu gần 100.000 lít sữa, quy đổi giá thu mua hiện tại, tương đương giá trị khoảng 1,4 tỷ đồng. Do lợi ích kinh tế lớn, giai đoạn 2015 – 2020, trung bình mỗi năm, tổng đàn bò sữa của xã tăng từ 500 – 700 con.
Do chất thải chăn nuôi quá tải, một số hộ dân đổ phân bò ngay tại lề đường gây ô nhiễm môi trường.
Theo ông Nguyễn Phùng Xuân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh: Mô hình chăn nuôi bò sữa giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu; tuy nhiên, hệ lụy môi trường mà xã đang phải chịu cũng không nhỏ.
Hiện nay, 90% các hộ nuôi bò đều chăn nuôi trong khu dân cư, bình quân mỗi ngày, đàn bò thải ra khoảng 250 tấn phân tươi, 30.000 lít nước tiểu, trong khi đó, chỉ xử lý qua hầm biogas là chưa thể đáp ứng.
Khi quá tải, chất thải xả ra cống rãnh, kênh mương, thậm chí nhiều hộ còn đem phơi ngay tại mặt đường, gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra, việc bà con trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò lấn chiếm ra đường trục thôn, chắn tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay, xã đã quy hoạch 10 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 66,7 ha, với mục đích di dời các hộ chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
Tuy nhiên, do diện tích khu chăn nuôi tập trung chưa được nhà nước thu hồi, vẫn thuộc sở hữu của một bộ phận người dân, khiến giá đất tại các khu vực này bị đẩy lên cao, có chỗ rao bán tới 300 triệu đồng/sào, phần lớn các hộ chăn nuôi đều không đủ điều kiện đề đầu tư.
Mặt khác, nhiều hộ vẫn có tư tưởng ngại đi lại, không muốn đầu tư xây mới chuồng trại nên không có ý định di dời.
Trên tuyến đường liên xã, đoạn chạy qua thôn Khách Nhi Trại Xuôi, xã Vĩnh Thịnh, một số hộ dân đổ phân bò ngay mặt đường, gây phản cảm, bốc mùi, khiến ai đi qua cũng khó chịu.
Anh Nguyễn Duy Núi, một hộ nuôi bò sữa với quy mô hơn 20 con trong thôn cho biết: “Chất thải chăn nuôi một phần được được gia đình xử lý qua hầm biogas, một phần được bán cho HTX môi trường trên địa bàn.
Hiện nay, gia đình tôi cũng rất muốn di dời ra khu chăn nuôi tập trung của xã, nhưng do giá đất tại khu vực này rất cao, mà gia đình tôi đầu tư đàn bò vẫn còn vay vốn ngân hàng nên chưa có điều kiện”.
Qua tìm hiểu, được biết, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cuối năm 2019, HTX Môi trường và sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Anh Đăng được thành lập tại xã Vĩnh Thịnh với mục đích thu mua phân bò xử lý thành phân vi sinh.
Tuy nhiên, do vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ, mỗi tháng, HTX chỉ thu mua được từ 40 – 50 tấn phân tươi, số còn lại vẫn do người dân tự xử lý.
Mô hình sản xuất phân bón của HTX Môi trường và sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Anh Đăng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương
Theo anh Nguyễn Văn Thảo, Giám đốc HTX: “Hiện nay, quỹ đất của xã không còn nhiều, một số nơi mặc dù đất bỏ không nhưng giá lại quá cao, nên tôi chỉ có thể thuê được 0,4 ha để mở xưởng sản xuất.
Phân tươi sau khi thu mua từ các hộ sẽ được phơi sấy tại chỗ, xử lý qua máy tách rắn lỏng, đóng bao, sau đó xuất đi các nơi làm phân bón cho cây trồng. Tuy mới thành lập, nhưng HTX hoạt động tương đối hiệu quả, có thị trường ổn định.
Mong muốn duy nhất của tôi hiện tại là mở rộng diện tích nhà xưởng, tăng quy mô máy móc vừa để tăng gia sản xuất, cũng để góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong xã”.
Báo động tình trạng người dân xả thải gây ô nhiễm môi trường, vừa qua, UBND xã Vĩnh Thịnh đã thành lập Tổ kiểm tra xử lý chất thải chăn nuôi, tuy nhiên, kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm không mấy khả quan vì cơ chế xử phạt còn thấp, chưa đủ tính răn đe.
Ông Nguyễn Phùng Xuân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh cho biết: Hiện nay, để giải bài toán môi trường trên địa bàn xã, phương án duy nhất là di dời các hộ chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
Để làm được vậy, rất cần tỉnh có cơ chế thu hồi, GPMB diện tích đất đã được xã quy hoạch, chấm dứt tình trạng một số hộ dân đầu cơ, nâng giá đất.
Mặt khác, thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường xử lý các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, vận động người dân hạn chế tăng số lượng đàn bò, sớm di dời ra khu chăn nuôi tập trung.
Bài, ảnh: Hoàng Sơn
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
- Vĩnh Tường li>
- bò sữa li>
- Vĩnh Thịnh li> ul>
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất