Vịt biển 15 có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, không ngấy nên được nhiều người ưa chuộng. Vịt đẻ trứng thơm, ít tanh, lòng đỏ nhiều… có giá bán đắt hơn trứng vịt thông thường.
Vịt biển 15 cho năng suất cao
Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với 12 hộ dân ở xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ và xã Bình Nam, huyện Thăng Bình triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt biển sinh sản” với quy mô 1.200 con giống vịt biển 15, mỗi hộ nuôi 100 con.
Mô hình nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi trên bờ biển, vùng mặn lợ, ao hồ bỏ hoang, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, giúp người chăn nuôi có thu nhập cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thu gom trứng vịt biển 15
Đặc biệt vịt biển 15 khắc phục nhược điểm của giống vịt thích hợp nước ngọt nuôi tại các vùng nước lợ vào những tháng có độ mặn tăng cao (tháng 3 – 8) như quăn lông,nhiễm bệnh đường ruột, giảm sản lượng trứng. Đồng thời giải quyết bài toán sinh kế cho các hộ sống ở vùng lợ, mặn…
Trong quá trình triển khai, trung tâm hỗ trợ 100% con giống, 50% vật tư (thức ăn và vacxin), tập huấn kỹ thuật chăm sóc… Từ ngày 11/4/2015, số vịt nói trên được cấp phát cho bà con cùng 2.400 liều vacxin, 5,4 tấn thức ăn. Sau 8 tháng đàn vịt vào giai đoạn sinh sản.
Bà Phan Thị Thu Thủy, Phó trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm KN-KN Quảng Nam cho hay, qua theo dõi tỷ lệ vịt được nuôi sống đến 8 tuần tuổi đạt 96%, tỷ lệ chuyển sang giai đoạn đẻ đạt 85%. Trong lượng mỗi con bình quân 2,8 kg, trọng lượng trứng nặng 85 gr/quả.
Vịt biển 15 cho năng suất cao
Qua tính toán, bà Thủy cho biết, về hiệu quả kinh tế, giá trứng trung bình hiện nay 3.000 đồng/quả, cao hơn trứng vịt đại trà từ 600 – 800 đồng/quả, tiêu thụ dễ dàng. Ghi nhận tại những hộ tham gia mô hình có kết quả, với số lượng 150 con vịt (cả trống lẫn mái), trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y… hết 160.000 đồng/ngày thì lãi ròng khoảng 200.000 đồng/ngày.
“Để phục vụ vịt thương phẩm cho Tết Bính Thân 2016, các hộ bước đầu đã đưa vào ấp 700 trứng, lứa đầu tiên khoảng 100 con sẽ ra lò vào cuối tháng 11, tỷ lệ ấp nở ước đạt 83%/tổng số trứng đưa vào ấp”, bà Thủy cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Tiến, thôn Kim Thành, xã Tam Thăng cùng một hộ hàng xóm cũng nuôi vịt biển 15 cho biết, trước đây ông nuôi vịt cỏ, vịt lai nhưng dịch bệnh thường xuyên xảy ra, có năm trắng tay. Khi biết có giống vịt biển 15, ông đăng ký tham gia nuôi.
Vịt biển 15 trên vùng nước lợ Quảng Nam
“Tháng 4/2015, chúng tôi được cấp 200 vịt giống (2 ngày tuổi). Trong quá trình chăm sóc, tỷ lệ hao hụt khoảng 10%. Tiếp đến, quá trình chọn lọc, những con nhỏ, còi thì loại ra bán vịt thịt nên tổng đàn còn 150 con, trong đó 134 con mái, 16 con trống. Mỗi ngày, đàn vịt đẻ từ 120-130 quả trứng, thu lãi 160.000 đồng. Chúng tôi đang tính toán đầu tư xây dựng lò ấp trứng để cung ứng giống cho bà con có nhu cầu, vì giống vịt này đem lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Tiến nói.
Ông Nguyễn Đức Định, thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam chia sẻ, giống vịt biển 15 và vịt thông thường đều áp dụng chế độ nuôi giống nhau nhưng vịt biển cho năng suất vượt trội, có thể đạt 3,5 kg/con. Ngoài ra, trứng cũng to hơn vịt thường, giá bán cao hơn.
“Hiện đàn vịt của tôi đẻ khoảng 70 quả trứng/ngày, thương lái đến tận nhà thu mua, các lò ấp trứng lộn rất khoái. Vịt biển 15 rất phù hợp vùng này, bởi nó chịu được môi trường nước mặn, lợ”, ông Định cho hay.
Ông Võ Văn Nghi, GĐ Trung tâm KN-KN Quảng Nam đánh giá, vịt biển là giống mới, được trung tâm tổ chức nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy thích nghi với vùng nước lợ, nước mặn của tỉnh. Ngoài ra loài vịt này có khả năng kiếm mồi nhanh, tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, tăng trọng tốt, cho năng suất cao.
“Chúng tôi tiếp tục theo dõi ghi chép số liệu, đánh giá, rút ra quy trình chăn nuôi vịt biển 15 phù hợp với điều kiện của Quảng Nam. Đề nghị các địa phương nhân rộng mô hình. Bà con cần tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, liên kết với nhau thành các tổ nhóm, câu lạc bộ chăn nuôi. Đề nghị cấp trên hỗ trợ máy ấp để nhân giống…”, ông Nghi nói.
Đắc Thành
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi vịt biển li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất