[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để hiểu rõ hơn ứng dụng quan trọng của công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi hiện tại và tương lai, PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với ông Lâm Khoa Đạt – Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh – một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học.
Ông Lâm Khoa Đạt – Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh
Ông nhận định ra sao về việc ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay?
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, chăn nuôi Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về quy mô, chu kỳ nuôi rút ngắn, giống không ngừng cải thiện, năng suất, sản lượng liên tục tăng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chăn nuôi đó xuất hiện các dịch bệnh mới và ô nhiễm môi trường nhiều hơn. Các phương pháp xử lý truyền thống dần bị khó khăn và có một số tác động tiêu cực, như: bùng phát dịch bệnh, kháng thuốc, ô nhiễm môi trường.
Công nghệ sinh học với bản chất là sử dụng các vi sinh vật (VSV) có lợi đã được chứng minh trong thực tế của ngành chăn nuôi như sau:
(1) Điều hòa môi trường vi sinh vật ở vật nuôi. Thông qua sự sống của VSV trong đường ruột, tạo ra các chất chuyển hóa, để duy trì và bảo vệ đường ruột của động vật chăn nuôi, đồng thời ức chế sự phát triển của mầm bệnh, làm cho các VSV có lợi trở thành nhóm khuẩn có ưu thế, từ đó đạt đến hiệu quả ức chế mầm bệnh; Cạnh tranh các điểm bấm của mầm bệnh, khiến chúng không thể tồn tại trong cơ thể vật nuôi; Cạnh tranh dinh dưỡng của mầm bệnh, ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật khác, cung cấp môi trường sống tốt cho vật nuôi.
(2) Phòng ngừa lắng đọng của các chất độc hại trong cơ thể vật nuôi. Cụ thể, trong quá trình tăng trưởng, VSV sản xuất enzyme đặc biệt có hiệu quả phân hủy một số chất độc hại; đồng thời, một số VSV trong quá trình tăng trưởng cũng có thể hấp thụ và biến các chất độc hại trong cơ thể vật nuôi, trở thành chất dinh dưỡng của chúng, mà không gây hại đến động vật chăn nuôi.
(3) Nâng cao hệ miễn dịch động vật. VSV có thể kích thích động vật sản xuất interferon và tăng cường mức độ miễn dịch của động vật.
(4) Thúc đẩy tăng trưởng: Bản thân VSV chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, trong quá trình sinh trưởng, chúng có thể tổng hợp một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho động vật. Các chất chuyển hóa của vi sinh vật có thể sản sinh ra các loại enzyme khác nhau và tăng hoạt tính của các enzyme tiêu hóa trong cơ thể động vật, giúp động vật tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của động vật.
(5) Bảo vệ môi trường: Việc sản sinh VSV ở trong cơ thể động vật, có thể phân hủy các chất mà bản thân động vật không thể tiêu hóa và hấp thụ được. Đồng thời, các VSV có lợi có trong phân động vật cũng có thể các tác dụng có lợi cho môi trường sinh thái, vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng làm sạch môi trường nước, và phân hủy các khí độc có hại trong môi trường nuôi trồng thủy sản.
Những thách thức cần đối mặt
VSV được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức như:
(1) Lựa chọn chủng khuẩn và lượng khuẩn: Làm thế nào để lựa chọn các chủng hiệu quả hơn, ưu thế hơn và các lượng khuẩn thích hợp trong điều kiện nuôi cấy của chúng.
(2) Vấn đề sử dụng kỹ thuật: VSV không giống như các chất chế phẩm và các chất chức năng dinh dưỡng khác, chỉ có thể sống trong môi trường phù hợp với chúng, như thế mới có thể phát huy tác dụng xử lý sinh học. Do đó, trong quá trình sử dụng VSV, chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp sử dụng để đảm bảo tính hiệu quả của chúng.
(3) VSV cũng có những hạn chế nhất định: Chúng không có tác dụng kháng khuẩn trên tất cả các mầm bệnh, đối với mỗi loại vi sinh vật đều có tính chống đối nhất định, đồng thời, tác dụng kháng khuẩn của VSV cũng bị ảnh hưởng bởi nồng độ mầm bệnh.
(4) Vấn đề xuất hiện trong sự tương thích của VSV: nếu VSV có thể ức chế vi khuẩn, tất nhiên cũng có thể có sự tương tác và ảnh hưởng giữa các vi sinh vật với nhau, khi nhiều vi sinh vật được sử dụng cùng một lúc, nếu tình trạng ức chế lẫn nhau xảy ra, kết quả chắc chắn sẽ phải nghịch nhau.
(5) VSV và chất kháng sinh: Hầu hết các VSV không thể sử dụng kháng sinh cùng một lúc, đặc biệt các chất kháng sinh phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh và VSV cùng một lúc (trừ khi chúng không ảnh hưởng đến nhau) hoặc sử dụng vi sinh vật trong thời kỳ hiệu quả của kháng sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của kháng sinh và VSV.
Vậy, tiềm năng ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi Việt Nam trong tương lai ra sao, thưa ông?
Về lâu dài, việc phòng ngừa và điều trị bệnh bằng thuốc chỉ là tạm thời và có những vấn đề lo ngại như dư lượng thuốc, an toàn thực phẩm và áp lực nguy hại môi trường, vì vậy, công nghệ sinh học là phương tiện giải quyết cơ bản và cũng là cuối cùng. Việt Nam là một đất nước chăn nuôi lớn trong khu vực, đặc biệt là sản lượng thủy sản xuất khẩu khá lớn, do đó sự phát triển của công nghệ sinh học và sử dụng các sản phẩm vi sinh có một vị trí rất quan trọng trên con đường của Việt Nam để trở thành một đất nước chăn nuôi mạnh.
Trụ sở Công ty TNHH Công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh (Vland Biotech HCM City Co.,Ltd) tại tỉnh Long An
Để nắm bắt xu hướng sử dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi tại Việt Nam, VLAND TP Hồ Chí Minh đã có những giải pháp nào dựa trên những ưu thế sẵn có của mình?
Thành lập năm 2018, Công ty TNHH công nghệ sinh học VLAND TP Hồ Chí Minh bắt đầu sản xuất vào nửa cuối năm 2019, nhưng trên thực tế, chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam và các sản phẩm đã được bán và sử dụng tại đây hơn 10 năm trước. Và lần này, chúng tôi bắt đầu có thương hiệu riêng để ra mắt và nhằm phục vụ trọn vẹn ngành nông nghiệp.
Hoạt động chính của công ty là nghiên cứu và phát triển, sản xuất và bán các chế phẩm enzyme, vi sinh và các sản phẩm chức năng thú y. Phương châm hoạt động của VLAND TP Hồ Chí Minh đó là: “Công nghệ sinh học phục hồi sinh thái thế giới”.
VLAND TP Hồ Chí Minh đã áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất ngay từ đầu, sử dụng các thiết bị sản xuất hoàn toàn tự động và tiên tiến nhất trong ngành đảm bảo sản xuất các sản phẩm có chất lượng.
Cùng với đó, công ty rất coi trọng các nhân tài và việc đào tạo nhân tài. Hiện tại, trong công ty nhân viên có trình độ Đại học trở lên chiếm 80%, đảm bảo cho VLAND có thể đem lại những sản phẩm và dịch vụ chất lượng đến cho khách hàng.
Tại công ty Công nghệ sinh học Vland Biotech TP Hồ Chí Minh hơn 80% nhân sự có trình độ đại học. Con người chuyên nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm chuyên nghiệp.
VLAND TP Hồ Chí Minh có một nền tảng nghiên cứu hùng mạnh. Mỗi năm, chúng tôi bỏ ra 10% tổng doanh thu để đầu tư vào nghiên cứu các công nghệ và sản phẩm mới. Công ty không ngừng hợp tác cùng các nhà khoa học địa phương, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu, quy mô hợp tác không ngừng mở rộng.
Dựa trên những điều này, công ty cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cốt lõi cho sản xuất sinh học, cung cấp công nghệ sạch và tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp truyền thống và cung cấp các giải pháp xanh, an toàn thực phẩm phục vụ ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thực phẩm, giặt, dệt, y tế và bảo vệ môi trường.
Hiện tại, VLAND TP Hồ Chí Minh có 4 nhóm sản phẩm chính:
Nhóm 1: Vi sinh, bao gồm sản phẩm gây màu nước, phối trộn cho ăn, bảo vệ gan đường ruột, và các sản phẩm phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản…
Nhóm 2: Chế phẩm enzyme, bao gồm enzyme chuyên sử dụng cho thủy sản, protease, lipase, enzyme đặc biệt trong thủy sản… chủ yếu được sử dụng để giúp động vật thủy sản tiêu hóa và hấp thụ, cải thiện cơ chế và xử lý môi trường nước…
Nhóm 3: Nhóm dinh dưỡng, bao gồm sản phẩm khoáng đa lượng, vi lượng, chống sóc, …;
Nhóm 4: Các sản phẩm khử trùng
Máy móc thiết bị hiện đại, tự động được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty Công nghệ sinh học Vland Biotech TP Hồ Chí Minh
Chiến lược trong tương lai của Công ty VLAND là gì, thưa ông?
Trong tương lai, chúng tôi sẽ dần dần thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển, sản xuất và bán vắc xin gia súc, gia cầm, thuốc thú y và các sản phẩm thú y tại Việt Nam và cuối cùng hình thành một khu công nghiệp liên hợp. Đồng thời, công ty dần dần mở rộng phạm vi sang các nước Đông Nam Á và đóng góp trong sự phát triển chăn nuôi của các nước trong khu vực.
VLAND TP Hồ Chí Minh mới bắt đầu khởi nghiệp và phải mất một thời gian dài để xây dựng thương hiệu của riêng mình, có rất nhiều con đường cần phải bước đi. Trên con đường trưởng thành, có một số phương diện mà chúng tôi cùng thống nhất cố gắng như: Kiên quyết và kiên trì xây dựng thương hiệu sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng của một doanh nghiệp.
VLAND không ngại bỏ ra vốn đầu tư để xây dựng thương hiệu sản phẩm. Sự đầu tư của chúng tôi trong công nghệ nghiên cứu khoa học là một đảm bảo lợi thế hàng đầu trong đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm, tạo ra lợi thế sản phẩm.
VLAND kiên trì đội ngũ nhân tài có chất lượng, vì chúng tôi tin rằng, người chuyên nghiệp mới có thể làm việc chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao ổn định và đáng tin cậy, nhằm phục vụ tốt hơn đến khách hàng và người dùng sản phẩm.
VLAND luôn kiên trì trên nguyên tắc là “cùng giá cả so sánh chất lượng, cùng chất lượng so sánh giá cả”, kiên trì mang lại cho khách hàng sản phẩm có giá trị tốt nhất.
VLAND không ngừng cải tiến, và luôn cam kết giảm chi phí chăn nuôi cho khách hàng, để tối đa hóa lợi ích kinh tế cho khách hàng.
Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này,
Hà Ngân – Vương Tôn (thực hiện)
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất