Chủng cúm lợn mới mang tên G4, có nguồn gốc gene từ chủng H1N1 từng gây đại dịch năm 2009 và nó có “mọi đặc tính cơ bản cho phép nó thích nghi cao để lây nhiễm sang con người. “Ngày 30/6, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Christian Lindmeier cho biết WHO sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng báo cáo của Trung Quốc về một chủng virus cúm mới được phát hiện ở lợn.
Phát biểu với báo giới tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Lindmeier nêu rõ: “Chúng tôi sẽ đọc cẩn thận báo cáo (của Trung Quốc) để hiểu về chủng virus mới”.
Ông nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là cần hợp tác để nghiên cứu về phát hiện này và kiểm tra tổng số các đàn lợn.
Lợn nuôi tại một trang trại ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo đại diện WHO, nghiên cứu này cho thấy con người chưa thể lơ là cảnh giác đối với dịch cúm và cần thận trọng, tiếp tục theo dõi mọi diễn biến dịch bệnh.
Theo nghiên cứu được công bố ngày 29/6 trên tạp chí khoa học PNAS của Mỹ, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm lợn mới có thể gây đại dịch.
Chủng cúm mới mang tên G4, có nguồn gốc gene từ chủng H1N1 từng gây đại dịch năm 2009. Các tác giả nghiên cứu cho biết chủng cúm mới có “mọi đặc tính cơ bản cho phép nó thích nghi cao để lây nhiễm sang con người.”
Các nhà khoa học lo ngại rằng virus có thể truyền từ động vật sang người, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy có thể truyền từ người sang người.
Các tác giả nghiên cứu trên cho biết: “Điều đáng lo ngại là khi lây truyền sang người, virus G4 sẽ thích nghi nhanh hơn trên cơ thể người và tăng nguy cơ gây ra một đại dịch trong nhân loại.”
Họ cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm giám sát những người làm việc liên quan đến lợn./.
Minh Châu
TTXVN/Vietnam+
- virus cúm lợn li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất