Số lượng lúa mì của Úc xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 12 chiếm một phần ba tổng lượng lúa mì xuất khẩu từ Úc.
Hàng trăm nghìn tấn lúa mì Úc đã được bán trao tay cho Trung Quốc vào tháng 12, trị giá 248 triệu AUD (191,2 triệu USD). Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, đây cũng là lượng lúa mì xuất khẩu hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay của Úc sang bất kỳ quốc gia nào khác.
Bất chấp những cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc có thể phong tỏa xuất khẩu lúa mì của Úc trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang, xuất khẩu lúa mì sang Trung Quốc đã tăng trong tháng trước, nhấn mạnh một năm mà thương mại tổng thể giữa hai nước đạt mức cao kỷ lục.
Theo dữ liệu thương mại sơ bộ từ Cục Thống kê Úc (ABS), sau 3 tháng không có giao dịch lúa mì giữa hai nước, hàng trăm nghìn tấn đã được bán trao tay vào tháng 12, trị giá 248 triệu AUD (191,2 triệu USD).
Việc giao dịch diễn ra trái ngược hẳn với những căng thẳng đã làm rung chuyển mối quan hệ Trung Quốc-Úc trong phần lớn năm 2020.
Số liệu xuất khẩu cuối cùng sẽ được xác nhận vào đầu tháng tới, nhưng dựa trên dữ liệu quốc tế sơ bộ được công bố vào 25/1, tổng hàng hóa của Úc xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 145,2 tỷ AUD cho năm 2020. Con số này chỉ thấp hơn 2,16% so với tổng số 148,4 tỷ AUD của năm 2019 – mức cao nhất được ghi nhận trong dữ liệu ABS kể từ năm 1988.
Theo nhà phân tích hàng hóa S&P Global Platts, nhu cầu tăng cao từ các nhà nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc kết hợp nguồn cung thiếu hụt tại các thị trường cạnh tranh ở Biển Đen, dẫn đến việc Úc vận chuyển 600.000 tấn lúa mì sang đất nước tỷ dân và dự kiến thêm 110.000 tấn nữa trong tháng này.
ABS cho biết, đợt bán kỉ lục sang Trung Quốc trong tháng 12 chiếm một phần ba tổng lượng lúa mì xuất khẩu từ Úc và là lượng lúa mì xuất khẩu hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay của nước này sang bất kỳ quốc gia nào.
Việt Nam và Indonesia từng nhận được lô hàng 265.000 tấn lúa mì của Úc vào tháng trước, S&P Global Platts cho biết thêm.
Lô hàng 600.000 tấn của Úc đã vượt xa lô hàng kỷ lục cuối cùng là 400.000 tấn lúa mì vào đầu năm 2014, theo biên tập viên định giá nông sản Takmila Shahid của S&P Global Platts.
“Do sự cạnh tranh ngày càng giảm từ các hạn chế xuất khẩu ở Nga, Úc có đủ khả năng để cung cấp lúa mì không chỉ cho Đông Á mà còn cho các thị trường ở Trung Đông và Châu Phi, những khu vực mà các nhà cung cấp Biển Đen và Châu Âu thường thống trị”, Shahid phân tích
Lô hàng 600.000 tấn đã được đặt trước vào tháng 9 và việc xuất khẩu thành công vào tháng 12 là một dấu hiệu tốt cho thấy các đơn hàng lúa mì của Úc không bị từ chối, không giống như các mặt hàng khác, chẳng hạn như than, đã từng chịu.
Người mua Trung Quốc bị thu hút bởi giá lúa mì Úc giảm cũng như nguồn cung dồi dào của nước này, đặc biệt là sau khi Nga – nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới – hạn chế xuất khẩu do lạm phát lương thực trong nước bằng cách áp dụng thuế xuất khẩu từ tháng 2 đến tháng 6 vừa qua.
Những hạn chế này dẫn đến giá lúa mì Nga tăng, khiến lúa mì Biển Đen “ngày càng không có khả năng cạnh tranh trên thị trường Đông Á”, S&P Global Platts cho biết thêm.
“Với việc lạm phát lương thực đặt ra vấn đề khó khăn cho người dân Nga, chính phủ Nga quyết định họ cần phải can thiệp… điều tiếp theo là thuế xuất khẩu đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp với kỳ vọng rằng khách hàng trong nước có thể giành được thị phần kinh doanh lớn hơn thay vì khách hàng xuất khẩu”, Nhà phân tích Nicholas Robertson của Công ty chuỗi cung ứng nông nghiệp AWB cho biết trong một ghi chú.
Robertson cho biết các vị trí xuất khẩu lúa mì dọc theo bờ biển phía đông của Úc đã được đặt trước, cũng như khả năng vận chuyển lúa mì bằng đường bộ.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc đã trở nên tồi tệ trong năm qua sau khi Canberra thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus Corona mà không hỏi ý kiến Bắc Kinh.
Và vào đầu tháng 11, Trung Quốc cấm nhập khẩu than, đường, lúa mạch, tôm hùm, rượu vang, đồng và gỗ tròn của Úc cho dù các lệnh cấm này không được chính phủ Trung Quốc công bố chính thức.
Dự kiến, nhập khẩu lúa mì Úc sẽ là mối quan tâm tiếp theo của Bắc Kinh. Hiện tại, Úc đang có một trong những vụ thu hoạch lúa mì lớn nhất, sau khi phục hồi sau ba năm hạn hán liên tiếp, đáp ứng được nhu cầu của Trung Quốc tăng cao và nguồn cung khan hiếm.
Sản lượng và xuất khẩu lúa mì của Úc có khả năng tăng hơn gấp đôi trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2021, dự báo theo triển vọng mới nhất của Văn phòng Khoa học và Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Úc (ABARES).
Sản lượng lúa mì tăng cao đồng thời với việc Trung Quốc tiếp tục mua lúa mì và ngũ cốc trong một nỗ lực lớn để bổ sung nguồn cung cấp nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và để xây dựng lại ngành công nghiệp thịt lợn sau khi Dịch tả lợn châu Phi đã tàn phá đàn lợn của cả nước.
Cuộc đua mua nhiều sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm cũng diễn ra nhanh chóng sau bùng phát virus Corona ở Trung Quốc trong những tuần gần đây.
Tuần trước, tất cả lúa mì trên phiên đấu giá đã bán hết khi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cường mua ngũ cốc để thay thế và dự trữ ngô – đang thiếu nguồn cung – vì các trường hợp Covid-19 mới làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt.
Theo S&P Global Platts, nguồn cung ngô toàn cầu bị thắt chặt – dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất là đến tháng 6 – có nghĩa là lúa mì sẽ vẫn có nhu cầu khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc, đặc biệt là các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, tiếp tục tìm kiếm các loại ngô thay thế.
Vẫn có nguy cơ căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu lúa mì của Úc sang Trung Quốc, nhưng trước đây Trung Quốc không phải là thị trường quan trọng đối với xuất khẩu lúa mì của Úc, ABARES nói thêm.
Hương Lan
Nguồn: nongnghiep.vn
- lúa mì li>
- Xuất khẩu lúa mì li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất