Sau 7 năm gắn bó với mô hình nuôi lợn công nghiệp, năm 2004, anh Đỗ Xuân Trưởng quyết định chuyển hướng nuôi lợn theo phương pháp nuôi hữu cơ. Bởi theo anh, muốn chăn nuôi theo hướng bền vững thì đây mới là hướng đi lâu dài.
Anh Trưởng chia sẻ: So với nuôi công nghiệp, nuôi lợn hữu cơ dễ hơn bởi chuồng trại nuôi không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thông thoáng. Nguồn thức ăn cho lợn có thể tận dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cám, ngô, khoai, đậu tương và các loại rau… Thức ăn sẽ được phối trộn, ủ trực tiếp với chế phẩm sinh học Libeo do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phổ biến nên lợn ít dịch bệnh, chất thải ra môi trường đỡ mùi hôi thối.
Cho biết về quy trình nuôi lợn hữu cơ, anh Trưởng chia sẻ: Quy trình nuôi lợn hữu cơ được chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 từ ăn dặm đến 25kg, lợn được cho ăn từ nguồn thức ăn có độ đạm là 19%, giai đoạn từ 30 – 60kg và từ 60kg đến xuất chuồng lượng đạm cho ăn giảm dần. Nguồn nước sử dụng cho lợn là nước sạch đã qua nhà máy lọc để bảo đảm không có kim loại. Thời gian nuôi lợn hữu cơ dài, lợn nuôi từ 6 tháng trở lên. Do có chế phẩm sinh học được phối trộn vào thức ăn với tỷ lệ nhất định, tạo ra vi khuẩn có lợi cho đường ruột nên lợn nuôi theo phương pháp hữu cơ thường tiêu hóa hết nguồn thức ăn, ít bị bệnh vặt. Trường hợp lợn mắc bệnh chỉ áp dụng các thuốc được chế biến từ tự nhiên như tinh dầu tỏi, tràm, hoa mộc trắng. Cụ thể, dùng tỏi trong trường hợp lợn mắc các bệnh tai xanh, viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, để phòng bệnh cho lợn, trong quá trình nuôi gia đình anh Trưởng thường áp dụng biện pháp phối trộn tỏi với thức ăn.
Hiện nay, trang trại nuôi lợn của anh Trưởng có khoảng 400 con. Anh chia sẻ, thời điểm trước khi xảy ra bão giá, lợn không có đủ để bán. Lợi nhuận từ nuôi lợn hữu cơ cao hơn nuôi công nghiệp bởi giá lợn chênh lệch từ 7.000 – 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, để có kiến thức nuôi lợn hữu cơ thành công như hiện nay, anh Trưởng đã phải trải qua khá nhiều thất bại do thiếu kinh nghiệm, lợn nuôi bị rối loạn tiêu hóa, tích phân, ăn kém. Quyết tâm gắn bó lâu dài với phương pháp nuôi lợn hữu cơ, anh đăng ký tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, dành thời gian tới trang trại để tham quan học hỏi. Do các mô hình nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ trong tỉnh còn ít, các mô hình còn nhỏ lẻ vì thế anh phải tìm đến các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình để tìm hiểu, bổ sung kiến thức nuôi lợn hữu cơ. Dần có kiến thức nuôi lợn hữu cơ, anh quyết định mở rộng quy mô nuôi.
Anh Trưởng cho biết thêm: Nuôi lợn hữu cơ không khó nhưng cái khó nhất hiện nay là tìm thị trường cho sản phẩm. Do giá thành cao hơn nên người tiêu dùng, đặc biệt là người dân nông thôn ít tìm đến sản phẩm này. Việc tiêu thụ lợn của gia đình hiện nay chủ yếu là các cửa hàng bán thực phẩm sạch tại Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… Để có thể tạo dựng thương hiệu cho mình, giữ được chữ tín trong kinh doanh, theo anh Trưởng người chăn nuôi lợn hữu cơ phải tuân thủ ba không, đó là: không kháng sinh, không chất tạo nạc và không kim loại.
Khi vấn đề thực phẩm bẩn, không an toàn đang dấy lên hồi chuông báo động thì việc nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ nhằm cung cấp nguồn thực phẩm bảo đảm an toàn sẽ là hướng đi bền vững đối với người chăn nuôi trong thời gian tới. Dự kiến khi giá lợn bình ổn hơn, anh Trưởng sẽ phát triển quy mô nuôi và mở rộng chuỗi cửa hàng bán thịt lợn sạch tại các khu dân cư trong tỉnh bởi với anh nuôi lợn hữu cơ không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cho người nuôi mà ý nghĩa hơn là bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hoàng Lanh
Nguồn: Báo Thái Bình
“Để xuất chính ngạch, Trung Quốc đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe, thậm chí có hàng rào kỹ thuật, nên chúng ta đừng kỳ vọng, ngày một, ngày hai có thể xuất sang thị trường này. Thậm chí, họ có thể yêu cầu chúng ta phải đánh đổi, việc Việt Nam mở cửa cho họ nông sản khác, đặc biệt chúng tôi quan ngại là thịt gà loại thải của họ”.
TS Nguyễn Thanh Sơn
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi theo chuỗi li>
- liên kết theo chuỗi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất