Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT?

    Bệnh ORT hay còn được gọi với những tên khác là bệnh viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí, bệnh viêm phổi hóa mủ. Đây là bệnh khá phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là ở gà. Hàng năm, căn bệnh này đã gây nhiều thiệt hại cho bà con chăn nuôi gà. Bài viết này sẽ chỉ cho bà con biết những dấu hiệu của bệnh ORT và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT kịp thời, để hạn chế thiệt hại.

     

     

    1. Bệnh ORT là gì?

     

    Bệnh ORT trên gà là một bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi với các biểu hiện điển hình như gà khó thở, khẹc, ngáp, ho, chảy nước mắt mũi, phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống.

     

    Điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường như: Tylosin, Cephacilin, Enrocin…bệnh có giảm nhưng không đáng kể.

     

    Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 – 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 – 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 – 20%.

     

    Vi khuẩn này có thể sống ký sinh trên gà và ngoài môi trường, khả năng lây lan nhanh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn, virus kế phát, các vấn đề về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như việc can thiệp chữa trị, dùng thuốc có đúng, kịp thời hay không.

     

    2. Nhận diện bệnh ORT trên gà

     

    Triệu chứng:

     

    – Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

     

    – Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.

     

    – Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.

     

    – Có thể tiêu chảy, có dịch viêm trên nền chuồng

     

    – Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).

     

    – Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.

     

    – Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.

     

    – Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.

     

    – Thể bệnh cấp tính hơn: gây chết lên tới 30% trở lên.

     

    Bệnh tích:

     

    – Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.

     

    – Túi khí viêm có bọt khí, có thể có mủ màu vàng; Có màng ở túi khí, màng gan, màng tim.

     

    – Phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt.

     

    – Khí quản (cuống họng) gần như không xuất huyết hoặc có xuất huyết ít. Niêm mạc khô, ít nhầy.

     

    3. Phân biệt bệnh ORT trên gà với ILT và IB

     

    Tên bệnh  Phân biệt triệu chứng
    ORT – Triệu chứng: gà bị ngạt thở, khó thở nhưng không biểu hiện thành chu kỳ, không thành từng cơn như ILT mà gà ngáp liên tục và thường xuyên khó thở.
    – Bệnh tích:
    + bã đậu hình ống chứ không vón cục như ILT.
    + vị trí bã đậu: trong phổi, trong 2 ống phế quản chính và trong lòng khí quản (gà ho đẩy bã đậu từ dưới lên ống khí quản).
    + khí quản bình thường hoặc xung huyết nhẹ.
    Điển hình của ORT: bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính.
    ILT
    (Viêm thanh khí quản truyền nhiễm)
    – Triệu chứng: khó thở, ngạt thở theo chu kỳ: nghĩa là khi khó thở, gà tím mào, há mồm, rướn dài cổ và khạc khạc ra đờm, thi thoảng có lẫn máu trong đờm. sau khi khạc đờm thì gà rùng mình, vẩy mỏ và mào tích lẫn lông lá trở lại bình thường (không tím tái).
    – Bệnh tích:
    + Bã đậu vón cục.
    + Vị trí bã đậu: ngã 3 thanh khí quản hoặc có thể bị trôi xuống khí quản.
    Như vậy: nếu thấy bã đậu có trong khí quản, ta nên dựa vào hình dạng của bã đậu (hình ống hay vón cục) để xác định nguyên nhân gây bệnh là ORT hay ILT.
    IB – Gà có khó thở nhưng không rướn cổ ngáp dài như ORT và ILT mà chỉ thở khò khè.
    – Khí quản có dịch nhầy, xuất huyết nặng nhìn rõ (không khô, ít dịch như ORT).

    4. Làm gì khi đàn gà nhà bạn nhiễm ORT?

     

    Thông thường thì bệnh ORT trên gà hay ghép với các bệnh khác. Nó có thể là nguyên nhân chính cũng có thể là bệnh kế phát sau các bệnh khác (mà chủ yếu là kế phát). Bởi vậy, nguyên tắc trong điều trị ORT là ưu tiên bệnh nào chết nhiều thì điều trị trước.

     

    Ví dụ: Nếu đàn gà mắc ILT trước và sau đó kế phát thêm ORT thì ta nên làm lại vacxin ILT (nhỏ thẳng mũi, nếu cho uống thì uống với liều gấp đôi) rồi ngày hôm sau mới điều trị ORT.

     

    Hướng xử lý bệnh ORT trên gà cụ thể như sau:

     

    Bước 1: trước khi điều trị cần giảm sốt cho gà, sau đó nâng cao sức khỏe cho gà rồi mới sử dụng thuốc kháng sinh hay các thuốc để tiêu diệt mầm bệnh → khi phát hiện bệnh, trước tiên chúng ta cần cho gà sử dụng đồng thời các thuốc sau:

     

    – Hạ sốt: có thể dùng paracetamon.

     

    – Long đờm: có thể dùng Bromhexin.

     

    – Giải độc gan thận cùng với bổ gan thận.

     

    – Thuốc trợ sức, trợ lực, vitamin tổng hợp tăng sức đề kháng, .

     

    Bước 2: Tiêu diệt, kìm hãm mầm bệnh bằng các thuốc kháng sinh hay các axit hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn.

     

    – Một số kháng sinh nhạy cảm với bệnh ORT trên gà:

     

    + Ceftiofur (kháng sinh thế hệ mới hoạt phổ rộng): tiêm.

     

    + Linco – Spect: tiêm

     

    + Gentamycin kết hợp với amoxicilin: tiêm.

     

    + Flodoxy (florfenicol và doxycycline): uống và trộn

     

    – Axit hữu cơ: Butaphosphan.

     

    Do bệnh xảy ra chậm nên mỗi liệu trình cần điều trị cần kéo dài trong khoảng thời gian 5-7 ngày nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh.

     

    Ví dụ một liệu trình đã được sử dụng để điều trị bệnh ORT trên gà có hiệu quả khi phát hiện bệnh như sau:

     

    – Đầu tiên: Dọn dẹp vệ sinh lại chuồng trại sau đó phun sát trùng trong và ngoài trang trại.

     

    – Mỗi ngày 2 lần sáng và tối trong 5 ngày điều trị:

     

    Hòa bột Para C (hạ sốt) vào nước cho toàn đàn uống.

     

    Trộn cám thuốc long đờm (trường hợp này bác sỹ điều trị sử dụng thuốc long đờm giành cho người nhưng VietDVM không khuyến cáo bạn sử dụng như vậy, bạn có thể thay thế bằng các loại thuốc long đờm dành cho thú y) cho toàn đàn.

     

    Đồng thời dùng 3 loại: thuốc giải độc + bổ gan thận + vitamin tổng hợp (thành phần trọng yếu là vitamin C) hòa tan vào nước cho toàn đàn uống.

     

    – Chiều ngày thứ nhất và ngày thứ 2: nhanh nhất là 4-6 tiếng sau khi dùng các thuốc trên, tiến hành tiêm thuốc:
    Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.

     

    Thuốc có chứa Butaphosphan và vitamin B12: 0,1-0,15ml/con.

     

    Nên tiêm thuốc vào giữa 2 lần dùng thuốc bổ (thuốc bổ → tiêm kháng sinh  thuốc bổ).

     

    – Ngày thứ 3-5:

     

    Có thể bỏ Para C nếu đàn gà đã hết sốt.

     

    Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.

     

    Flodoxi (florfenicol và doxycycline): hòa vào nước cho toàn đàn uống với liều 100g/8 tạ gà (dùng xen kẽ giữa 2 lần uống thuốc bổ).

     

    Lưu ý: sau khi điều trị tỉ lệ chết ngừng ngay nhưng sau 3 ngày vẫn còn tình trạng vẩy mỏ, khẹc trong vài ngày nữa.

     

    Như vậy, nếu thấy đàn gà có các triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, khẹc, rướn cổ thở; ta mổ khám thấy phổi viêm có mủ, bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính thì có thể gần như chắc chắn đó là bệnh ORT trên gà. Điều trị ORT ngoài việc sử dụng kháng sinh còn cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ trợ sức khỏe cho toàn đàn. Vietdvm.com hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý độc giả trong việc phát hiện, kiểm soát và điều trị ORT hiệu quả.

     

     

    Theo VietDVM

    23 Comments

    1. Nguyễn Dũng

      Các bác cho em hỏi cách điều trị bệnh ORT trên gà.

    2. Trần Đức Tiến

      Tôi có nuôi chào mào và bị ho vảy mỏ có phải đã bị ort ko ạ?

    3. hoàng đình toàn

      gà của em nhao lên đớp không khí, há hốc mồm, khẹc mỏ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.