5 bệnh phổ biến trên heo do dinh dưỡng khoáng không đầy đủ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • 5 bệnh phổ biến trên heo do dinh dưỡng khoáng không đầy đủ

    Khoáng ít được qua tâm hơn các chất bổ sung khác, tuy nhiên khi thiếu khoáng hoặc thành phần các loại khoáng không được cân đối trong thức ăn cũng dẫn tới các loại bệnh khác nhau làm giảm năng suất chăn nuôi.

     

    Thiếu I ốt

     

    Phình đại tuyến giáp (bướu cổ) đôi khi xuất hiện ở heo nái. Bướu cổ thường xảy ra do một trong những nguyên nhân sau: thiếu iot ở heo nái mang thai, khiếm khuyết di truyền ở heo nái trong quá trình sinh tổng hợp hormone tuyến giáp, nuốt phải dị vật chứa chất goitrogenic (trong thực vật, thuốc hoặc hóa chất) hoặc do ăn quá nhiều iot.

     

    Ở heo, bướu cổ thường xuất hiện ở những vùng thiếu iot, những nơi mà iot không tới được. Thiếu iot dẫn tới heo con sinh ra yếu hoặc chết mà phần lớn trên cơ thể không có lông. Nhiều con trong số chúng bị phù nề cơ thể, đặc biệt là phần đầu của heo. Da ở những phần này thường dày và nhão. Lưỡi thường bị phù nề và có thể đưa ra khỏi khoang miệng. Tuyến giáp phình to (bướu cổ) ở heo có thể không được nhìn thấy ở bên ngoài nhưng nó có thể sờ thấy hoặc quan sát được khi mổ khám. Ở heo trưởng thành, thiếu iot thường không phải là một bệnh có quá nhiều ý nghĩa dù thời gian ủ bệnh có thể tới 7 ngày. Thiếu iot có thể dễ dàng phòng tránh được bằng cách sử dụng muối iot trong khẩu phần ăn của heo nái.

     

    Thiếu máu do thiếu sắt

     

    Heo con được sinh ra với lượng sắt dự trữ rất ít. Sữa non và sữa từ heo nái cung cấp tương đối ít sắt, chỉ được từ 15 đến 50% nhu cầu sắt của heo con. Sự phát triển nhanh chóng làm tăng lượng máu của heo con đang bú sẽ gây nên sự thiếu hụt sắt và thiếu máu nếu không có nguồn sắt khác bổ sung. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp những con heo nuôi nhốt mà không có sự tiếp cận với đất hoặc chất thải có chứa sắt. Một lượng nhỏ Đồng là cần thiết khi sử dụng sắt. Thiếu đồng cũng có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu với những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích giống nhau.

     

    Các triệu chứng và bệnh tích do thiếu sắt của heo con khác nhau ở độ tuổi khác nhau. Heo con không được bổ sung sắt tình trạng cơ thể sẽ nhanh chóng giảm sút, lượng sắt dự trữ trong cơ thể sẽ hết chỉ sau khoảng 1 tuần. Khi mổ khám những con heo này sẽ thấy cơ thể gầy gò, xanh xao, thành cơ tim mỏng, phù phổi, phù cơ và mô liên kết. Với heo con không cai sữa được ở 3 đến 4 tuần tuổi do thiếu sắt sẽ dẫn tới hiện tượng thở gấp và có thể bị chết đột ngột. Khi mổ khám sẽ thấy hiện tượng phù tim và lá lách, tràn dịch ngoài màng tim, tích nước, phù ở các mô khác nhau và có sự thay đổi chất béo trong gan. Với heo con từ bốn đến 10 tuần, hiện tượng thiếu sắt sẽ có triệu chứng và bệnh tích tương tự. Chúng dễ bị nhiễm vi khuẩn và khả năng chịu đựng môi trường lạnh thấp.

     

    Chẩn đoán thường được thực hiện trên cơ sở dữ liệu bổ sung sắt; khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện và bệnh tích được phát hiện thì có thể khẳng định bệnh. Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể được sử dụng để xác nhận thiếu máu. Trong số này có xét nghiệm nhuộm máu cho thấy thiếu tế bào máu, giảm sắc tố hồng cầu. Huyết học và huyết thanh học sẽ chỉ ra độ bão hòa sắt và độ bão hòa Transferrin và chỉ số hematocrit thấp.

     

    Có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng sắt bổ sung (100-200mg). Điều này có thể được sử dụng với sắt hòa tan trong nước được cung cấp qua đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch khi sử dụng sắt dextran. Tiêm tĩnh mạch thường được thực hiện nhiều nhất vì có ưu điểm khi định liều chính xác. Nhưng sắt dextran chỉ nên tiêm ở vị trí cơ cổ để ngăn vấn đề nhuộm màu ảnh hưởng tới giá trị thân thịt. Vì lý do tương tự, không nên dùng sắt detran để tiêm heo ngoài 7 ngày tuổi. Với cả hai lý do đó, nếu không sử dụng đúng cách, có thể gây độc và tử vong.

     

    Ngoài ra, khi heo thiếu vitamin E/ Selen sẽ rất dễ bị nhiễm độc sắt. Heo được nuôi ngoài trời được tiếp xúc với đất thường xuyên sẽ không có nhu cầu tuyệt đối về việc bổ sung sắt, nhưng các nhà chăn nuôi vẫn thấy việc bổ sung sắt là một hành động có lợi ngay cả trong những tình huống này.

    Da hóa sừng (Parakeratosis)

     

    Parakeratosis là một bệnh về da khi thiếu kẽm, được quan sát ở heo từ 2 đến 4 tháng tuổi. Heo không được tiếp xúc với đất và không được bổ sung kẽm sẽ có nhiều khả năng bị bệnh Parakeratosis. Bệnh gây ra do sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Sự thiếu hụt kẽm được gây ra bởi khẩu phần ăn của heo không cân bằng khi có một hoặc nhiều điểm sau: quá nhiều canxi, acid phytic quá mức (đôi khi có trong protein đậu nành); hàm lượng acid béo thiết yếu thấp. Những yếu tố này đều ảnh hưởng tới lượng kẽm có sẵn trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, các yếu tố mầm bệnh trong ruột hoặc sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu kẽm. Nguyên nhân xảy ra parakeratosis thường là do cơ thể tiêu thụ quá nhiều canxi.

     

    Heo mắc bệnh cho thấy một số triệu chứng bệnh về sự tổn thương da và tốc độ tăng trưởng. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện các đốm đỏ trên vùng bụng và phần giữa bụng và đùi; những triệu chứng này thường ít được quan sát. Các triệu chứng rõ ràng hơn khi ở vùng chân dưới và trên lưng. Ngoài ra các triệu chứng đôi khi cũng có thể thấy ở các vùng xung quanh mắt, tai, mõm và đuôi, cuối cùng là lan ra toàn bộ cơ thể. Các vùng da bị tổn thương được gọi là hyperkeratotic và xuất hiện những vết nứt của lớp biểu bì đi liền là nhiễm trùng thứ cấp. Một đặc điểm đôi khi có thể quan sát được là chứng tăng sắc tố khu trú hoặc lan tỏa trên lưỡi. Paraketatosis là một đặc điểm của lớp biểu bì bị ảnh hưởng và đã được đặt tên cho bệnh này.

     

    Parakeratosis cần phải được phân biệt với bệnh ghẻ và viêm da tiết dịch. Parakeratosis không gây mẩn ngứa như bệnh ghẻ. Đối với viêm da tiết dịch thì thường xảy ra ở những con heo non hơn, con nhỏ hơn. Heo bị bệnh cần loại bỏ một lượng lớn canxi ra khỏi khẩu phần cho ăn và chỉ bổ sung vừa đủ với lượng kẽm. Hầu hết các khẩu phần ăn trên thị trường đều được bổ sung lượng muối kẽm vừa đủ. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hiện nay parakeratosis lại hiếm khi xảy ra trừ khi có lỗi trong quá trình trộn thức ăn.

     

    Bệnh còi xương và loãng xương

     

    Bệnh còi xương là bệnh liên quan tới sự phát triển xương. Do đó, nó thường được thấy ở heo con, heo cai sữa, heo đang phát triển trong đó sự thiếu hụt, mất cân bằng hoặc không sử dụng canxi, phốt pho hay vitamin D. Bệnh còi xương thường xảy ra do thiếu vitamin D hoặc phốt pho trong khẩu phần ăn. Sự bất thường này là do quá trình canxi hóa xương và sụn không hoàn toàn nên xương phát triển kém, đặc biệt là trong thời gian tăng trưởng. Điều này rõ ràng nhất khi thấy sự dày lên bất thường của các xương dài. Ở động vật bị nhốt, không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bổ sung vitamin D không đầy đủ. Trong chăn nuôi, heo được cho ăn ít hoặc không bổ sung thức ăn hạt, protein, phốt pho đầy đủ trong khẩu phần ăn.

     

    Triệu chứng của bệnh còi xương bao gồm việc chậm tăng trưởng, tầm vóc bé, sự mở rộng các đầu xương dài, sự khập khiễng và biến dạng của xương dài khi chịu trọng lượng của cơ thể. Các triệu chứng bao gồm một số lượng xương lành đột nhiên bị gãy, xương sườn bị uống cong rõ rệt trước khi bị gãy và xương có sự phát triển dày mỏng không đồng đều. Sự tăng trưởng bất thường được nhìn thấy rõ nhất ở xương cẳng chân theo chiều dọc.

     

    Loãng xương là một bệnh tích của xương trưởng thành. Nó là phần còn lại sau khi phần lớn khoáng chất của xương bị mất đi. Nó là kết quả của sự mất cân bằng khi xương hình thành và sự quá trình hủy xương. Trong quá trình có thể xuất hiện hiện tượng mềm xương (nhuyễn xương). Loãng xương xảy ra chủ yếu ở heo nái khi chúng huy động khoáng trong cơ thể để sản xuất lượng sữa cao. Đối với heo nái tơ trong lần cho con bú đầu tiên này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xương chưa hoàn thiện và không có chất dự trữ trước khi mang thai. Loãng xương thường gây ra gãy xương ở giai đoạn sau của thời kỳ cho con bú ngay sau khi cai sữa hoặc trong quá trình giao phối tiếp theo. Thiếu sự hoạt động trong điều kiện nuôi nhốt có thể gây ra loãng xương, nhưng khẩu phần ăn hoặc hỗn hợp khẩu phần không phù hợp là yếu tố quan trọng nhất.

     

    Các triệu chứng của bệnh loãng xương bao gồm con vật đau đớn, nằm nghiêng, gãy xương và liệt. Khi mổ khám, sẽ thấy hiện tượng gãy xương ở phần xương đùi, xương chày hoặc ở phần hông. Có thể thấy sự biến dạng hoặc biến dạng ở khung xương chậu.

     

    Một khẩu phần cân bằng hợp lý là bao gồm đầy đủ canxi, phốt pho (theo tỉ lệ thích hợp) và vitamin D là rất cần thiết để phòng ngừa bệnh còi xương và loãng xương. Việc động vật hoạt động đầy đủ cũng rất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cấu trúc của xương bình thường. Khi động vật trưởng thành có vấn đề về xương thì người chăn nuôi thường không có xu hướng điều trị bệnh.

     

    Thiếu Vitamin E/ Selenium

     

    Việc bổ sung acid béo không bão hòa, đồng, vitamin A hoặc mycotoxin ở hàm lượng cao có thể làm phá hủy hoặc làm giảm sinh khả dụng vitamin E. Các loại ngũ cốc thu hoạch từ trong đất thường thiếu Selen, hoặc trong khẩu phần ăn chứa chất đối kháng selen có thể dẫn đến con vật thiếu selen. Cả vitamin E và selen đều hoạt động như một chất chống oxy hóa.

     

    Có ba triệu chứng sẽ xảy ra cùng một thời điểm, liên quan chặt chẽ tới việc thiếu vitamin E và thiếu hụt Selen. Phổ biến nhất là bệnh mulberry heart (MHD). Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh không thực sự rõ ràng, nhưng thường có thể được phòng bằng việc bổ sung đầy đủ vitamin E. MHD thường xảy khi vật nuôi có hàm lượng vitamin E thấp, nhưng cũng được thấy ở những con vật có hàm lượng vitamin E đủ trong mô và huyết thanh. MHD gây ra hiện tượng suy tim đột quỵ ở heo con có sức khỏe tốt từ vài tuần tuổi tới bốn tháng tuổi. Tên bệnh được đặt theo sự xuất hiện lốm đốm của cơ tim ở heo bị ảnh hưởng. Thông thường, các khu vực hoại tử và xuất huyết xen kẽ ở toàn bộ cơ tim của heo bệnh. Túi màng ngoài tim có tích dịch và có fibrin. Dịch vàng thường xuất hiện trong màng phổi và khi phổi phù. Khi quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy thành động mạch bị thoái hóa ở nhiều vị trí. Bổ sung vitamin E bằng đường tiêm hoặc đường uống sẽ ngăn chặn tử vong do bệnh này.

     

    Bệnh thứ hai Hepatosis dietetica (HD) là bệnh do thiếu vitamin E /selen nhưng lại hiếm gặp trong chăn nuôi công nghiệp vì mức độ bổ sung Selen trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi đã tăng lên 0,3ppm. Trên lâm sàng, HD đặc trưng bởi hiện tượng chết đột ngột khi có một vài hoặc không có triệu chứng báo trước. Hội chứng này được đặt tên dựa trên những tổn thương gan và quan điểm liên quan tới khẩu phần ăn của heo. Có những điểm bất thường ở các khu vực hoại tử gan và xuất huyết, một số đỉnh thùy bị kéo dài và đỏ lên. Túi mật thường bị phù. Hoại tử cơ tim và phù phổi có thể xuất hiện. Bổ sung selen có thể cải thiện được bệnh HD.

     

    Cuối cùng là bệnh cơ trắng (WMD) là biểu hiện thiếu vitamin E hoặc thiếu selen, phổ biến ở cừu, bê và gà hơn là ở heo. Quan sát thấy sự nhợt nhạt của cơ xương hoặc các vệt canxi hóa màu trắng, đặc biệt là ở các cơ dài. Khi quan sát dưới kính hiển vi, các bệnh tích đặc trưng hoặc canxi hóa của các sợi cơ riêng lẻ được quan sát rõ.

     

    Vì nguyên nhân là tương tự nhau nên cũng không ngạc nhiên khi các bệnh tích đôi khi trùng nhau. Chẩn đoán thường có thể được quan sát từ các bệnh tích tổn thương, tổn thương vi thể ở tim, gan hoặc cơ, và phân tích hàm lượng vitamin E/selen trong gan hoặc huyết thanh.

     

    Để phòng tránh hoặc điều trị, heo có thể được tiêm vitamin E hoặc selen và hàm lượng trong mô sẽ được tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, việc phòng bệnh cũng có thể thông qua việc bổ sung trong khẩu phần ăn hoặc nước uống. Heo nái được bổ sung muộn trong thời kỳ mang thai sẽ sinh ra heo con sẽ không đủ hàm lượng của hai hợp chất. Các triệu chứng kể trên không phải lúc nào cũng đáp ứng khi bổ sung vitamin E và selen. MHD đáp ứng nhiều vitamin E, HD đáp ứng nhiều selen hơn.

     

    Heo sống hoang dã ở đồng cỏ thường nhận được đầy đủ vitamin E và selen, trừ khi trong đất thiếu selen. Trong thời điểm hiện tại, hàm lượng, chất lượng khẩu phần ăn cũng như việc bảo quản thức ăn cần được kiểm tra cẩn thận để xác định nguyên nhân. Bảo quản thức ăn không đúng cách, hàm lượng đồng cao, hàm lượng chất béo cao mà thành phần nguyên liệu kém chất lượng có thể dẫn đến dự phá hủy vitamin E trong khẩu phần công thức.

     

    Heo thiếu vitamin E hoặc Selen có thể bị dễ bị nhiễm các bệnh khác. Ngoài ra, heo được còn dễ bị nhiễm độc sắt. Trường hợp đó nếu được điều trị bằng dextran sắt thì tỉ lệ chết sẽ tăng lên. Các tổn thương cơ tim sẽ gần giống bệnh mulberry heart (MHD).

     

    Biên dịch: Ecovet Team

    Nguồn: Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.