Chi phí thức ăn thay đổi tùy theo các thành phần được sử dụng trong khẩu phần, đại diện cho khoảng 70% chi phí sản xuất. Sự biến động liên tục của giá cả trên thị trường, do nhu cầu ngày càng tăng của các loại ngũ cốc và các loại đậu như nguyên liệu cho con người, nhiên liệu sinh học và sản phẩm ngành sinh học, cũng như sự thay đổi khí hậu, đòi hỏi tìm kiếm các nguyên liệu thay thế rẻ hơn để sản xuất thức ăn mà không ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.
Có nhiều loại đậu và cây họ đậu, cũng như các sản phẩm, mà có thể thay thế đậu nành một phần hoặc hoàn toàn. Một trong những hạn chế lớn của việc sử dụng các nguyên liệu này là sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng và các biến thể trong thành phần dinh dưỡng của chúng, trực tiếp ảnh hưởng đến tính khả dụng và khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, tại thời điểm tìm kiếm giải pháp thay thế, nó là cần thiết để xem xét, bao gồm nhưng không giới hạn: nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, tính tiêu hóa và khả dụng của các chất dinh dưỡng, yếu tố kháng dinh dưỡng, mức độ thực tế và giai đoạn sản xuất của thú. Quan trọng hơn, vẫn cần thiết bổ sung axit amin công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thú, và điều này có thể làm tăng giá thức ăn so với việc sử dụng đậu nành.
Đậu xanh
Sự gia tăng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của con người tạo ra một số lượng nhất định sản phẩm phụ do không đáp ứng các chỉ số chất lượng, nhưng vẫn thích hợp để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi heo. Peas có hàm lượng lysine và năng lượng cao, nhưng hàm lượng các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan thấp (Stein et al., 2006) việc sử dụng nó được khuyến cáo chỉ từ hai tuần sau cai sữa, để không ảnh hưởng đến hiệu suất do sự non nớt của đường tiêu hóa lợn con ‘(Stein et al., 2004) có thể thay thế hoàn toàn đậu tương ở lợn choai-vỗ béo mà không ảnh hưởng đến năng suất, thành phần thịt xẻ (Newman et al., 2011) hoặc tính ngon miệng (Stein et al. , 2006.) Kể từ 63 ngày ngày tuổi thú bớt nhạy cảm với chất kháng dưỡng, lượng ăn cao hơn việc thay thế đậu nành có thể làm giảm chi phí sản xuất, như vậy có thể điều chỉnh lượng sử dụng trong giai đoạn này, giai đoạn mà chi phí thức ăn chiếm đến 60-70% tổng chi phí thức ăn cả chu kỳ.
Bánh dầu hạt cải
Các vấn đề chính liên quan đến đưa nó vào trong thức ăn là việc giảm lượng ăn do sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng. Từ quan điểm sản xuất, các yếu tố kháng dinh dưỡng quan trọng nhất là glucosinolate, mà bản thân nó không độc, nhưng hoạt động của các enzyme myrosinase hiện diện trong hạt, hoặc các enzym có trong các vi sinh vật trong đường tiêu hóa, dẫn đến hình thành các sản phẩm thủy phân (isothiocyanates, oxazolidintiona và nitriles), ảnh hưởng đến lượng ăn (Fedna, 2011). Việc chọn giống cây đã làm giảm đáng kể sự hiện diện của glucosinolate; Tuy nhiên, nó được khuyến cáo hạn chế sử dụng ở heo con trong giai đoạn ban đầu do làm giảm năng suất, có lẽ liên quan đến sự hiện diện của chất xơ, tannin, sinapine và có lẽ cả glycosinolates. Ở giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo, các nghiên cứu đã chỉ ra lượng sử dụng lên đến 25% không ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi (Beltranena E, 2014.)
Khô dầu bông
Một trong những yếu tố chính hạn chế việc sử dụng nó trong công thức thức ăn là biến thể của nó trong thành phần hóa học, kết hợp với các phương pháp xử lý hạt khác nhau để khai thác dầu (Paiano et al, 2006)., Và sự hiện diện của gossypol, một sắc tố polyphenolic tự do gây độc hại cho thú dạ dày đơn, bao gồm nhưng không giới hạn: chán ăn, phù phổi, gan to, hoại tử cơ tim, các vấn đề sinh sản và hồng cầu dễ vỡ. Trong quá trình khai thác dầu, gossypol liên kết với lysine và protein, do đó làm giảm tính khả dụng của chúng (Ezekiel, 2002.)
Bảng 1 cho thấy các thành phần hóa học trung bình và hệ số tiêu hóa của các axit amin từ một số nguyên liệu protein mà có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn khô dầu đậu tương, từ các nguồn tài liệu khác nhau.
Bảng 1. Giá trị trung bình của các thành phần hóa học và hệ số tiêu hóa của các axit amin trong hạt cải dầu, bột hạt cải dầu, đậu peas và bánh khô dầu bông cho lợn, dựa trên dữ liệu từ các tác giả khác nhau.
Chỉ Tiêu (%) |
Hạt |
Khô |
Hạt |
Bánh |
||||||||
Vật chất khô |
93.25 |
89.47 |
65.23 |
89.98 |
||||||||
Đạm thô |
21.67 |
34.15 |
20.78 |
39.26 |
||||||||
GE (kcal/kg) |
6333 |
3151 |
3903 |
4310 |
||||||||
AE (kcal/kg) |
5005 |
3063 |
3412 |
2080 |
||||||||
ME (kcal/kg) |
4860 |
2821 |
3257 |
1905 |
||||||||
ADF |
12.86 |
17.34 |
6.56 |
1121 |
||||||||
NDF |
18.69 |
27.19 |
10.69 |
18.56 |
||||||||
Calcium |
0.51 |
0.75 |
0.25 |
27.74 |
||||||||
Total P |
0.64 |
1.12 |
0.48 |
0.23 |
||||||||
Phytic P |
0.56 |
0.77 |
0.17 |
0.79 |
||||||||
P available |
0.19 |
0.30 |
– |
0.35 |
||||||||
Amino acids |
% |
IAD |
SID |
% |
IAD |
SID |
% |
IAD |
SID |
% |
IAD |
SID |
Arginine |
1.20 |
80 |
86 |
2.02 |
82 |
85 |
1.75 |
88 |
91 |
4.03 |
86 |
88 |
Lysine |
1.19 |
71 |
76 |
1.86 |
69 |
71 |
1.49 |
82 |
85 |
1.43 |
57 |
60 |
Methionine |
0.43 |
69 |
71 |
0.68 |
83 |
85 |
0.22 |
71 |
78 |
0.53 |
69 |
70 |
Threonine |
0.87 |
61 |
68 |
1.46 |
66 |
72 |
0.83 |
71 |
77 |
1.17 |
63 |
67 |
Tryptophan |
0.26 |
61 |
66 |
0.42 |
75 |
82 |
0.18 |
64 |
69 |
0.42 |
73 |
80 |
Valine |
1.03 |
67 |
71 |
1.70 |
69 |
73 |
0.94 |
71 |
78 |
1.66 |
69 |
72 |
IAD: Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến
SID: Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn, có được sau khi trừ lượng amino acids nội sinh.
Nguồn số liệu: Rapeseed (INRA, 2002; FEDNA, 2011; NRC, 2012; Gonzales-Veiga and Stein, 2012; Woyengo et al. 2014); Rapeseed meal: (INRA, 2002; FEDNA, 2011; NRC, 2012; Liu et al. 2014); Green peas: (INRA, 2002; Stein et al 2004; NRC, 2012); Cotton cake: (INRA, 2002; FEDNA, 2011; NRC, 2012; Rostagno et al. 2011)
Tóm lại, việc bổ sung các nguyên liệu thay thế vào khẩu phần sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi trong thành phần dinh dưỡng so với đậu nành và giá của nó, điều này sẽ xác định tỷ lệ sử dụng và việc sử dụng thực tế.
Biên dịch: Acare VN Team
Nguồn: Acarevietnam
- thức ăn chăn nuôi li>
- đậu tương li>
- đậu nành li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
Tin mới nhất
T4,15/01/2025
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
đúng thông tin cần tìm ạ