Chỉ với một diện tích nhỏ hẹp hơn 40m2 nhưng ông Võ Ngọc Ân (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã tận dụng rất hiệu quả để nuôi trăn thương phẩm. Suốt gần 10 năm qua, gia đình ông thu nhập đều đặn mỗi năm gần 100 triệu đồng từ con vật này.
Vừa nuôi, vừa đúc rút kinh nghiệm
Ông Ân cho biết, vì nhà ở gần biển nên trước khi bén duyên với con trăn thì ông đã tường nuôi nhiều loại giống hải sản khác nhau như tôm hùm, cá các loại nhưng đa phần đều thất bại. Cho đến khi ông vô tình thấy trên truyền hình phát sóng phóng sự ở miền Nam nổi lên phong trào nuôi trăn phát triển mạnh nên ông quyết định vào một công ty chuyên cung cấp trăn giống để mua về nuôi thử.
Mỗi năm, ông Ân thu được 100 triệu đồng từ bán trăn thương phẩm
“Thời điểm đó là năm 2009, vì đây là con vật chưa có ai ở Khánh Hòa nuôi cả nên tôi cũng sợ khó mà thành công. Do đó, tôi chỉ mua 2 con trăn giống với giá 600.000 đồng về tự thiết kế chuồng trại rồi học các chăm sóc qua các tài liệu, sách báo. Mấy tháng sau, thấy trăn phát triển rất tốt lại không mất quá nhiều thời gian chăm sóc nên mạnh dạn làm thêm chuồng để mua thêm vài chục con về nuôi một lần”, ông Ân kể.
Càng nuôi, ông Ân dần phát hiện ra những điểm hạn chế trong kỹ thuật chăm sóc của mình như: Việc nuôi nhiều con trong cùng một chuồng khiến cho trăn chậm phát triển do tranh giành thức ăn của nhau; Chuồng nuôi nhiều, cho ăn đại trà không kiểm soát được thời gian cung cấp thức ăn cho mỗi con; Nuôi lồng lưới bằng sắt gặp hơi mặn của nước biển nhanh rỉ sét khiến da trăn bị trầy xước ảnh hưởng đến chất lượng khi xuất bán.
“Các vấn đề này dần dần được tôi khắc phục bằng cách phân ra mỗi con một chuồng nuôi khác nhau và ghi chép cụ thể ngày tháng cho ăn của chuồng đó. Chuồng làm bằng lưới sắt sau đó tôi cũng thay thế dần bằng các phuy nhựa hình vòm có khoét lỗ, bên dưới lót ván gỗ vừa có tuổi thọ cao vừa đảm bảo da trăn không bị trầy xước. Đến bây giờ, tôi vẫn đang áp dụng những biện pháp này và rất hiệu quả”, ông Ân cho biết.
Chăm sóc dễ, ít tốn công
Cũng theo ông Ân thì đối tượng trăn rất dễ chăm sóc lại không hề bị bệnh tật gì. Những thức ăn mà ông sử dụng để nuôi trăn gồm các sản phẩm rất dễ kiếm và giá lại rẻ như đầu gà công nghiệp, chuột… Với một con trăn trưởng thành có trọng lượng từ 5 – 10kg thì mỗi lần tiêu thụ khoảng 1kg thức ăn nhưng 15 ngày mới cho ăn một lần.
Trăn là động vật dễ nuôi, lại ít tốn công chăm sóc, giá bán 300.000/kg
“Đầu gà công nghiệp thì dễ kiếm lắm, giá lại rẻ chỉ có 15.000 đồng/kg nhưng phần lớn tôi cho trăn ăn chuột là chủ yếu. Trong quá trình nuôi, tôi cũng tự mày mò thiết kế ra một dụng cụ bẫy chuột rất hiệu quả, mỗi lần có thể bắt được vài chục con. Lúc nào đến thời điểm cho trăn ăn thì tôi lại mang bẫy ra chợ bẫy. Mỗi đêm như thế cũng bắt được gần cả trăm kg chuột, đủ cho cả đàn trăn ăn nên hạn chế được chi phí mua thức ăn rất lớn. Ngoài ra, thỉnh thoảng tôi cũng bổ sung thêm cho trăn một số loại chất bổ để trăn khỏe hơn”, ông Ân nói.
Hiện nay, vì diện tích nhỏ nên mỗi lần ông Ân chỉ nuôi khoảng 100 chuồng trăn theo hình thức cuốn chiếu, bán mỗi năm 2 lứa. Trung bình, trăn từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng khoảng hơn 1 năm, thời điểm này, trăn đạt trọng lượng khoảng 10kg mỗi con.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí mua giống, ông Ân còn nuôi thêm 1 cặp trăn bố mẹ cho sinh sản. Kinh nghiệm của ông Ân cho biết, thường thì trăn sẽ giao phối với nhau trong tháng 10 – 11 âm lịch. Đến hơn 4 tháng sau thì sinh sản từ 70 – 80 trứng và đạt tỷ lệ nở khoảng 60 – 80% phụ thuộc vào thời tiết.
Thời điểm chúng tôi đến, ông Ân vừa xuất bán 1 lứa trăn với tổng trọng lượng hơn 300kg và giá 300.000/kg trăn thương phẩm. Ông chia sẻ: “Hiện trăn của tôi đều có đầu mối thu mua ổn định nên không phải lo lắng về đầu ra. Nhìn chung, trăn dễ nuôi, tôi lại chưa hề thấy bệnh tật gì cả. Mỗi tháng mất công cho ăn 2 lần, thời gian còn lại chỉ lên kiểm tra sức khỏe rồi đổ nước đầy đủ cho nó là được”.
Bẫy chuột ông Ân tự thiết kế cho hiệu quả rất cao, mỗi lần có thể bắt được vài chục con làm thức ăn cho trăn
Lê Khánh
Nguồn: nongnghiep.vn
“Tôi bây giờ đã gần 70 tuổi rồi chứ nếu còn trẻ thì tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi trăn để tăng thu nhập. Mình già rồi mà mỗi năm còn kiếm được trăm triệu thì còn mong muốn gì hơn nữa”, ông Ân cười nói.
- nuôi trăn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Chú cho cháu xin sđt nhé 0913628500