[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Hà Nội họp hội nghị Ban chấp hành, tổng kết nhiệm vụ năm 2017 và đưa ra phương hướng hoạt động cho năm 2018.
Một năm đầy khó khăn của chăn nuôi Hà Nội
Ông Bùi Tuấn Khải, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội cho biết năm 2017, chăn nuôi Hà Nội liên tiếp gặp nhiều khó khăn, giá sữa giảm nhanh từ 14.000 đồng/lít giảm còn 8.000 -10.000 đ/lít, có nơi có lúc còn 6000 đồng/lít, đàn bò sữa giảm trên 15000 con, giá thịt lợn giảm từ 45.000-48.000 đồng/kg xuống còn 18.000-20.000 đồng/kg. Đầu năm, giá gà công nghiệp giảm còn 20.000 đồng/kg, trứng gà còn 1.000 đồng/quả, cuối năm một số vùng lũ cũng gây thiệt hại lớn cho nông dân, nhiều hộ giảm đàn hoặc trống chuồng không chăn nuôi.
Ông Bùi Tuấn Khải, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Trước những khó khăn đó, Hội Chăn nuôi Hà Nội đã tích cực vận động hội viên khắc phục khó khăn để duy trì chăn nuôi, chuẩn bị các điều kiện khôi phục chăn nuôi theo hướng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, an toàn và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nỗ lực không ngừng
Hội đã củng cố và đẩy mạnh tăng cường nội dung hoạt động của Ban chấp hành, chi hội. Trong những năm qua, một số chi hội: Chi hội xã Trầm Lộng, chi hội Phù Lưu, chi hội Tản Lĩnh đã phát triển thêm 200 hội viên. Các chi hội đã cải tiến nội dung sinh hoạt, tìm biện pháp khắc phục khó khăn, coi trọng chăn nuôi năng suất chất lượng cao, loại thải gia súc năng suất thấp, coi trọng chăn nuôi năng suất chất lượng cao, vận động hội viên tham gia chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó, giúp hội viên ổn định sản xuất, giảm thiệt hại trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Toàn cảnh cuộc họp
Ban thường vụ Hội đã duy trì lịch trực 6 ngày trong tuần, thường xuyên hướng dẫn nội dung hoạt động, thông báo tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm và lợi ích của việc tham gia chuỗi liên kết, nắm bắt các khó khăn và đề xuất của các chi hội để phản ánh và kiến nghị giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi tới UBND thành phố và các ban, ngành có liên quan để hỗ trợ nông dân ổn định chăn nuôi.
Về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, Hội đã biên soạn 15 tài liệu kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức 5 lớp tập huấn cho 320 hội viên và nông dân về kỹ thuật nuôi lợn cao sản, gia cầm chất lượng cao, nuôi bò thịt giống mới, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Hội đã thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới như chăn nuôi lợn sinh học, chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn, chế biến rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt, bò sữa… Từ đó, Hội đã giúp hội viên ứng dụng vào sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm giá thành sản xuất để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Hội cũng tham gia tổ chức 3 hội thảo về “bữa ăn an toàn” , giải pháp phát triển chăn nuôi ổn định và bền vững”, “chăn nuôi lợn sinh học” của Bộ NN&PTNT, Liên hiệp các hội KHKT, Sở NN&PTNT, trên cơ sở hội thảo của Hội đã kiến nghị một số giải pháp phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng sinh học, an toàn, đa dạng.
Hội tiếp tục tham gia tư vấn dự án “Phát triển chăn nuôi bò thịt (BBB nhân lai sin) chất lượng cao với công ty cổ phần giống gia súc, kết quả sau 3 năm dự án đã phối giống có chửa cho 72.000 bò cái, sản xuất 50.000 bê lai nuôi thịt, đạt năng suất tăng trọng 25 kg/con/tháng. Tỷ lệ thịt tinh đạt 52%, tăng 15-20% năng suất, 12-15% thịt tinh, tăng thu nhập từ 10-15 triệu đồng/con so với bò địa phương. Dự án được mở rộng ra 18 huyện ngoại thành và 10 tỉnh phía Bắc. Dự án đang được Bộ NN&PTNT xem xét ứng dụng vào chương trình nuôi bò thịt trong cả nước.
Hội chăn nuôi Hà Nội cũng tích cực tham gia tư vấn phản biện đóng góp về Luật Chăn nuôi của Bộ NN&PTNT, chương trình ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông nghiệp của thành phố giai đoạn 2017-2025 của thành phố.
Cùng với đó, một thành tựu quan trọng là Hội đã hàn thành việc xây dựng trụ sở văn phòng làm việc của Hội.
Về tài chính thu-chi, Hội đã thực hiện đúng quy chế chi tiêu tài chính của Hội, chi tiêu có kế hoạch, có giấy tờ chứng từ rõ ràng, hàng tháng cập nhật thu chi, quyết toàn tài chính 6 tháng. Kết quả số dư đầu kỳ là 88.745.200 đồng, tổng thu 693.042.636 đ. Tổng thu là 693.042.636đ. Tổng chi 361.023.573 đồng. Số dư cuối kỳ 2017 là 420.764.263 đồng.
Về hoạt động thi đua, Hội phát động thi đua phát triển chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh hoạt động trong Ban chấp hành, các chi hội và hội viên.
Trong phong trào thi đua năm 2017 có một số chi hội đạt kết quả tốt: Chi hội xã Phù Lưu phát triển thêm hội viên, giúp nhau khắc phục khó khăn sau lũ, úng, học tập ứng dụng chăn nuôi lợn chất lượng cao. Chi hội chăn nuôi xã Trầm Lộng phát triển 30 hội viên, cùng hội nông dân giúp 2 hội viên vay 100 triệu phát triển chăn nuôi. Chi hội xã Tản Lĩnh giúp hội viên chọn lọc bò sữa cao sản, loại thải bò xấu, kiến nghị công ty IDP, công ty Sữa Ba Vì tiêu thụ sữa tươi giúp người chăn nuôi., mở thêm nghề nuôi gia súc, gia cầm, lợn… để tăng thu nhập.
Công ty cổ phần sữa Ba Vì tích cực thu mua sữa tươi cho các hộ chăn nuôi bò sữa, đang xây dựng thêm nhà máy chế biến để có thêm nhà máy chế biến sữa thu mua cho nông dân.
Công ty cổ phần sữa Ba Vì tích cực thu mua sữa tươi cho các hộ nuôi bò sữa, đang xây dựng nhà máy chế biến để có điều kiện mua thêm sữa bò tươi cho nông dân.
Công ty cổ phần giống gia sức Hà Nội tiếp tục thực hiện dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, khánh thành và đưa vào hoạt động trung tâm sản xuất tinh bò cọng rạ chất lượng cao, khảo nghiệm sản xuất tinh bò nhận định giới tính, nhân giống đàn lợn ông bà giống lợn gen + nhập từ Pháp để cung cấp giống lợn chất lượng cao cho nông dân.
Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phát triển 21 chuỗi liên kết chăn nuôi, triển khai ứng dụng công nghệ cao tại các cơ sở sản xuất giống, các mô hình nuôi tại vùng chăn nuôi trọng điểm tại khu dân cư.
2018: Tăng cường hoạt động hơn nữa
Năm 2018, Hội duy trì tập trung đẩy mạnh một số hoạt động chủ yếu. Đó là, duy trì, củng cố, cải tiến nội dung hoạt động của các chi hội theo hướng thiết thực, tăng cường, hiệu quả. Tăng cường định kỳ sinh hoạt các chi hội theo vùng để kết hợp tham quan các mô hình chăn nuôi giỏi, tọa đàm về kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Phấn đấu tổ chức 4 lớp tập huấn, 2 hội thảo chuyên đề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiếp tục tham gia tư vấn dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, dự án chuyển giao công nghệ cao về chăn nuôi vào sản xuất, dự án phát triển các chuỗi liên kết giữa sản xuất, dự án phát triển các chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Tham gia phản biện, giám định xã hội về chăn nuôi theo yêu cầu của thành phố và của ngành nông nghiệp Hà Nội.
Tại cuộc họp, một số định hướng chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ VI (2017-2022) cũng được Ban chấp hành hội đưa ra. Theo đó, nhiệm kỳ V (2012-2017) đã kết thúc, Ban chấp hành Hội khóa V cần tập trung tổng kết hoạt động, đánh giá kết quả và tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng và giải pháp thực hiện các hoạt động trong nhiệm kỳ VI (2017-2022). Để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu nhiệm kỳ tới, đề nghị Ban chấp hành tập trung thảo luận và thống nhất những nội dung sau:
Xem xét bổ sung điều lệ Hội.Thảo luận, đóng góp ý kiến và báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ V, xác định đóng góp ý kiến và giải pháp thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ VI. Thảo luận báo cáo của Ban kiểm tra, đề cử Trưởng ban kiểm tra và 2 ủy viên ủy ban Kiểm tra.
Thảo luận báo cáo của Ban kiểm tra, đề cử trưởng ban kiểm tra và 2 ủy viên Ban kiểm tra.Trên cơ sở những nội dung trên, Ban chấp hành xem xét, giao Ban thường vụ Hội hoàn thiện các thủ tục tổ chức Đại hội để báo cáo Sở Nội vụ, sở NN&PTNT, Liên hiệp KHKT Hà Nội cho ý kiến và quyết định để Hội Chăn nuôi Hà Nội tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Chăn nuôi khóa VI (2017-2022), dự kiến tổ chức vào đầu tháng 1/2018.
Cũng tại đây, các thành viên của Hội đã có nhiều kiến nghị về ngành chăn nuôi thời gian vừa qua. Cụ thể, ông Trần Văn Chiến, Giám đốc HTX Dịch vụ Cổ Đông Sơn Tây chỏ rằng, sau đợt bão giá lợn vừa qua, người chăn nuôi động não và tư duy khác đi. Như với HTX của ông, không chỉ có chăn nuôi mà cần có dịch vụ cho chăn nuôi ví dụ như dịch vụ vận tải chăn nuôi. Ông Chiến chia sẻ, “chúng tôi thường xuyên mua lợn giá 25-26 của bà con rồi lên khu Sơn La bán 35.000-35.000. Sau đó lại mua lợn Mán, lợn Mường về Hà Nội. Chúng tôi thực hiện chiến dịch mua tận gốc, bán tận ngọn. Vì thế, thiệt hại do đợt bão giá lợn vừa qua giảm đi đáng kể”.
Ông Trần Văn Chiến, GĐ HTX Dịch vụ chăn nuôi Cổ Đông, Sơn Tây chia sẻ ý kiến
Chị Cao Thị Xuân, Chi hội trưởng chi hội Chăn nuôi Tản Lĩnh cho rằng, thời gian vừa qua, giá sữa xuống rất thấp, bê cái bán ra chỉ từ 4-5 triệu đồng. Không biết tương lai ngành chăn nuôi bò sữa sẽ đi đâu. Công ty cổ phần sữa Ba Vì hứa thu mua sữa cho nông dân, nhưng lại chưa xây được nhà máy chế biến do vấn đề đất đai. Nếu công ty đưa vào hoạt động thì các hộ trong Yên Bài bớt khó khăn hơn. Bởi, các xã ở bên ngoài, có khu du lịch thì còn có thể mang sữa đi bán rong, bán cho khách du lịch giá sữa cao hơn, còn Yên Bài thì giá sữa công ty IDP thu mua quá thấp, lại không bán ra ngoài được.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện tại đàn trâu của thành phố là 24.000 con, bò sữa 15.600 con (không đến mức độ bi đát như một số ý kiến nêu ra), đàn lợn 1.8 triệu con; đàn gia cầm tăng lên 29,7 triệu con. Chăn nuôi tăng lên về số lượng nhưng giá cả khó khăn và tiêu thụ không ổn định. Hà Nội đã xây dựng được 15 xã chăn nuôi trọng điểm, 29 xã chuyển đổi ra ngoài khu dân cư. Cùng với đó, Hà Nội đã có định hướng rõ ràng cho chăn nuôi. Đó là đã quy hoạch chăn nuôi phát triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tập trung có khả năng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tạo tiền đề xây dựng chuỗi giá trị trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với mục tiêu đến năm 2020 hình thành các khu, trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất và giá trị từ 1,5 – 1,7 lần so với chăn nuôi truyền thống. Xây dựng các chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam
Ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam đề nghị Hội chăn nuôi Hà Nội có góp ý với Dự thảo Luật Chăn nuôi và Chiến lược chăn nuôi 2020-2030. Ở góc độ Hội, Hội nên viết công văn trình lên Chủ tịch thành phố, kiến nghị giúp đỡ người chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì. Cùng với đó, Hội nên bám sát vào các chương trình của ngành chăn nuôi của thành phố, đặc biệt là hoạt động của Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Công ty giống gia súc Hà Nội…
Trần Ngân
- hội chăn nuôi việt nam li>
- hội chăn nuôi hà nội li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất