Với giá bán 1,4 triệu đồng/kg thương phẩm và 10 triệu đồng/cặp giống, trại nuôi chồn hương hơn 100 con của anh Phan Thanh Long (xã Ninh Giang, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho thu lãi đều đặn 300 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, đầu ra thuận lợi của con vật này đang tạo cơ sở để anh Long tiếp tục mở rộng sản xuất, phát triển thêm sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thành công nhờ đam mê và kiên trì
Trước khi quyết định sẽ gắn bó lâu dài với con chồn hương thì anh Long cũng đã thử nuôi nhiều con vật khác nhau như rắn mối, kỳ tôm, dúi… nhưng đều không đưa lại kết quả mong muốn. Đến năm 2012, tham khảo một số thông tin trên mạng về loài chồn hương, anh Long quyết định nhờ một người bạn ở miền Nam mua cho mình 3 cặp về nuôi thử.
Đàn chồn hương của anh Long lên tới hơn 100 con, thu lãi 300 triệu đồng/năm
Thời gian đầu, vì chưa quen với loài vật mới nên anh Long cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc cho sinh sản để nhân đàn. Những lứa con non đầu tiên phần lớn đều chết do lọt sàn nuôi hay bị con mẹ cắn chết. Thấy vậy, anh lại “lang thang” trên mạng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cũng như đúc rút dần kinh nghiệm từ thực tế. Những cố gắng của anh Long cuối cùng cũng được đền đáp khi hiện nay, sau 5 năm anh đã gây đàn chồn hương của mình lên đến hơn 100 con.
Với đàn chồn hương hiện tại, mỗi năm anh Long xuất hàng trăm kg chồn thương phẩm và giống. Giá bán mỗi kg thương phẩm là 1,4 triệu đồng và 10 triệu đồng/cặp giống, sau khi trừ tất cả các chi phí gia đình anh bỏ túi khoảng 300 triệu đồng.
“Đã từng nuôi nhiều con vật khác nhau nhưng tôi nhận thấy con chồn hương này có hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính vì vậy mà tôi đã bỏ nuôi những con vật khác để tập trung phát triển loài này”, anh Long chia sẻ.
Chi phí thấp không ngờ
Là loại có giá bán thương phẩm cao nhưng chi phí nuôi chồn hương lại rất thấp. Hiện đàn chồn hương của anh Long chủ yếu chỉ cho ăn các loại trái cây như chuối, mít, thanh long… và cháo gạo nấu với các loại cá biển rẻ tiền như cá nục, cá thu… Theo tính toán của anh Long, từ một con chồn hương con nuôi đến lúc bán thì số tiền thu được gấp hơn 10 lần chi phí nuôi.
Chồn hương dễ nuôi, giá bán cao nhưng chi phí rất thấp
“Một con chồn hương lúc sinh ra đến lúc bán sẽ mất khoảng 10 tháng. Lúc đó, chồn sẽ đạt trong lượng trung bình khoảng 2,5kg. Với giá bán thương phẩm như hiện nay thì mỗi con như thế sẽ thu được hơn 3 triệu đồng. Trong khi đó, bình quân mỗi ngày chồn hương chỉ ăn hết 1.000 đồng tiền thức ăn. Trong vòng 10 tháng sẽ tốn hết 300.000 đồng tiền thức ăn. Cộng thêm một số chi phí phát sinh hay thuốc men nữa cao lắm cũng khoảng 400.000 đồng”, anh Long nhẩm tính.
Nói về chi phí cho thuốc men, anh Long cho biết, sau nhiều năm nuôi anh nhận thấy đây là loại rất ít khi mắc bệnh nên chi phí không đáng bao nhiêu. Bệnh thường gặp chủ yếu của chồn hương chủ yếu liên quan đến đường ruột. Khi thấy chồn có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy thì phải nhanh chóng mua các loại thuốc thú y về điều trị, nếu nặng hơn một chút thì phải tiêm. Không nên để đến lúc bệnh nặng quá mới điều trị thì sẽ khó chữa khỏi.
Kinh nghiệm đúc rút
Qua kinh nghiệm thu được sau nhiều năm nuôi chồn hương, anh Long cho rằng đây là một loài vật tương đối dễ nuôi. Chỉ cần chú ý một số đặc điểm cơ bản thì dễ đem lại kết quả như ý. Trong đó, quan trọng nhất là cho chồn hương sinh sản để nhân đàn. Theo anh Long, chồn hương được hơn 1 năm tuổi sẽ bắt đầu đến thời kỳ sinh sản. Người nuôi phải theo dõi thường xuyên để biết được khoảng thời gian con cái động dục mà cho con đực vào ghép đôi.
Sau 10 tháng nuôi, chồn hương sẽ đạt trọng lượng trung bình khoảng 2,5kg, giá bán thương phẩm khoảng 1,4 triệu đồng/kg
“Chồn hương phải nuôi mỗi con mỗi chuồng nếu không chúng sẽ cắn nhau. Con cái đến thời kỳ động dục mới thả con đực vào giao phối. Thời kỳ động dục của con cái cũng chỉ kéo dài 2 – 3 ngày nên phải theo dõi nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian để chờ đến lần động dục tiếp theo. Ngoài ra, biết được thời điểm và thả con đực vào cũng phải theo dõi thường xuyên. Khi chúng giao phối xong là bắt con đực ra liền”, anh Long nói.
Thông thường, thời gian mang thai của chồn hương cái thường kéo dài từ 60 – 65 ngày. Chồn con sinh ra được 1,5 tháng sẽ bỏ bú và tách khỏi chuồng mẹ để tránh việc chồn mẹ cắn con. “Nếu chú ý được hết những đặc điểm này thì sẽ phát huy hết được khả năng sinh sản của chồn hương. Làm tốt thì chồn hương sẽ đẻ 3 lứa mỗi năm, mỗi lứa trung bình từ 3 – 4 con. Từ đó, việc nhân đàn cũng rất nhanh”, anh Long cho biết.
Sản phẩm cà phê phân chồn của anh Long tự SX hứa hẹn mang lại hiệu quả cao
Lê Khánh
Nguồn: nongnghiep.vn
“Từ lúc nuôi chồn hương đến giờ tôi chưa hề gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Các thương lái tìm đến nhà mua chứ tôi không phải tìm đầu ra. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của loại vật này nên tôi đang tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng nuôi, phát triển đàn.
Bên cạnh đó, trên cơ sở đàn chồn hương có được tôi đang tính đến việc kinh doanh sản phẩm cà phê phân chồn. Năm ngoài tôi đã thử làm vài kg, đủ để biếu cho người thân chứ chưa bán ra ngoài”, anh Long tâm sự.
- chăn nuôi chồn hương li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cho em xin số điện thoại để em mua giống về nuôi ạ.
A co dau ra chi giup e voi
Anh có dự toán ko cho tôi xin. Tôi cần có dự toán để làm mô hình hỗ trợ từ kinh phí của Nhà nước 0913272363.