Sắt và vitamin là hai loại dinh dưỡng rất cần thiết cho lợn con nhất là lợn sữa. Thiếu sắt và vitamin lợn con còi cọc, chậm lớn, giảm khả năng đề kháng của cơ thể với vi sinh vật gây bệnh, hay bị bệnh tiêu chảy phân trắng…
Do vậy việc bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa rất quan trọng đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của lợn. Để bổ sung sắt và vitamin cho lợn con hiệu quả, an toàn cần chú ý một số kỹ thuật sau. Sắt bổ sung cho lợn con chủ yếu dưới dạng dung dịch tiêm như Fedextran, Fedextrin hoặc Gleptoferon…, liều tiêm trung bình 300mg/con/2 lần.
Ngoài sắt, vitamin cũng có vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình trao đổi chất, giúp bộ máy tiêu hoá của lợn hấp thu tốt chất dinh dưưỡng từ sữa mẹ và thức ăn… Nguồn vitamin cung cấp cho lợn sơ sinh chủ yếu từ sữa mẹ, nhu cầu vitamin tăng nhanh theo ngày tuổi và sữa mẹ thường cung cấp không đủ. Bổ sung vitamin cho lợn con qua đường tiêm trực tiếp hay thức ăn bổ sung là rất cần thiết, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh.
Bạn nên mua dung dịch sắt và vitamin ở các cửa hàng bán thuốc thú y lớn, có uy tín nhiều năm ở địa phương, có tem nhãn rõ ràng, còn thời hạn sử dụng. Tốt nhất chọn dung dịch sắt có phối hợp với các loại vitamin của các hãng thú y lớn có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Có thể nhận biết dung dịch sắt hoặc hỗn hợp sắt vitamin còn sử dụng được hay không bằng cách dùng tay lắc nhẹ sản phẩm, thấy dung dịch tan đồng nhất, không phân tầng, không lắng cặn sau 1- 2 phút là được. Nếu phân tầng, lắng cặn sau 5-10 phút lắc, không được dùng vì khi đó sắt đã kết tủa, tiêm vào thường gây ngộ độc, có thể dẫn đến chết lợn, ngay cả khi còn hạn sử dụng, do quá trình bảo quản của người bán hàng không tốt. Tiêm sắt cho lợn con, chú ý luộc sôi xilanh từ 3- 5 phút để khử trùng, trước khi hút dung dịch sắt vào xilanh phải lắc đều. Sau khi hút dung dịch sắt vào xilanh, hướng xilanh theo phương thẳng đứng, bơm nhẹ cho một vài giọt dung dịch sắt đẩy hết không khí trong xilanh theo kim ra ngoài (nếu còn không khí trong xilanh sau khi tiêm hay bị áp xe nơi tiêm).
Tiêm lợn 3 ngày tuổi, vị trí tiêm vào mông hay đùi sau, liều lượng 1ml dung dịch sắt/lần loại dung dịch sắt có nồng độ 100mg/ml. Tiêm lần 2 khi lợn 10 ngày tuổi, liều lượng 2ml/lần; vị trí tiêm ở gáy sau gốc tai; úp vành tai sát vào thân, tiêm ở vị trí vành tai, tiêm bắp. Trước khi rút mũi tiêm ra cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí tiêm trong 30 giây để dung dịch sắt không thoát ra theo khi rút mũi kim.
- An toàn sinh học: Chú ý lối đi trong trang trại
- Nhu cầu lysine của chim cút đã được xác định
- Một số giống lợn nội của Việt Nam (P2)
- “The Alltech One Ideas Forum” – nơi khám phá những ý tưởng mới trong nông nghiệp
- Ngành chăn nuôi Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh hơn nữa
- Cổ phiếu Vissan “bốc hơi” khiến Anco lỗ nặng
- Nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam: Tập đoàn gà
- Giải pháp thay thế kháng sinh hướng đến mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng
- Bò giống hỗ trợ hộ nghèo không đảm bảo chất lượng
- Giới thiệu một số giống lợn ngoại
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất