Bệnh ghẻ là một bệnh mãn tính thuộc nhóm bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy quanh năm và thường bùng phát mạnh vào mùa Đông xuân khi khí hậu ẩm ướt.
1. Nguyên nhân và đặc điểm của bệnh
Bệnh ghẻ là một bệnh mãn tính thuộc nhóm bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi dê và có ba dạng do các loài ghẻ khác nhau gây nên gồm ghẻ đầu (có thể lan truyền toàn thân) do Sarcoptes rubicaprae gây ra (gọi là ghẻ sarcoptic); ghẻ chân, vú, bìu dái, vùng bẹn và đôi khi ở lưng và cổ do Chorioptes caprae gây ra (gọi là ghẻ chorioptic); ghẻ tai do Psoroptes cuniculi gây ra (gọi là ghẻ psoroptic).
Bệnh xảy quanh năm và thường bùng phát mạnh vào mùa Đông xuân khi khí hậu ẩm ướt, chuồng trại ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh, không thực hiện thu gom chất thải hàng ngày.
Bệnh lây lan trong đàn do tiếp xúc giữa con bị bệnh và con khỏe mạnh, hoặc tiếp xúc với mầm bệnh tại chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi. Bệnh ghẻ thường kết hợp với bệnh nấm da làm cho tình trạng bệnh càng nặng và phải tiến hành điều trị lâu dài.
Bệnh ghẻ không gây chết nhưng làm cho dê sinh trưởng, phát triển kém và dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác. Sau khi điều trị, dê thường phục hồi chậm so với dê không bị ghẻ.
2. Biểu hiện khi dê bị ghẻ
Ban đầu xuất hiện các nốt sần sùi, đặc biệt là ở trên đầu, dê có biểu hiện ngứa và thường cọ sát vào thành chuồng, hàng rào hoặc thân cây.
Dê bị ghẻ vùng đầu, cổ
Một số dê phát triển bệnh nặng hơn ở dạng viêm da quanh mắt và tai, trên cổ và ngực, phía trong bẹn và bầu vú.
Ngoài ra còn có thể thấy các lớp vẩy, loét trên da, thường ở tai, chân sau, bầu vú, bìu dái và khu vực xung quanh. Dê thường cúi liếm các lớp vẩy loét ở chân sau.
3. Cách phòng trị bệnh
Khi mua dê cần chọn ở những đàn dê không bị bệnh, dê khỏe mạnh, da căng, lông bóng mượt.
Chuồng trại nuôi dê phải cao ráo, thông thoáng, sàn chuồng dễ thoát phân và dễ làm vệ sinh. Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất thải để ủ phân sinh học nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong chất thải; định kỳ phun sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng.
Khi dê bị bệnh cần tách riêng để điều trị bằng một trong các phác đồ sau:
Phác đồ 1:
– Hàng ngày bôi cồn I-ốt hoặc xanh metylen lên vùng da bị bệnh để diệt mầm bệnh và tránh nhiễm trùng kế phát.
– Xoa mỡ Ô-xít kẽm và Ketamicin lên những vùng da bị bệnh vừa điều trị ghẻ và nấm da.
– Tiêm Ivermectin dưới da cho dê (Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc), liệu trình tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
– Tiêm thuốc giải độc gan, thận cho dê.
– Cung cấp đầy đủ thức ăn cho dê.
Phác đồ 2:
– Dùng nước xà phòng để rửa bong sạch vẩy trước khi điều trị (ngoài ra có thể dùng nước lá trầu không hoặc lá xoan ta (cây sầu đông) vò nát hòa nước và xoa lên vùng da bị bệnh).
– Sử dụng huyễn dịch bột lưu huỳnh, dầu ăn và Amitraz 0,05%, điều trị 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
– Tiêm Ivermectin dưới da cho dê (Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc), liệu trình tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
– Tiêm thuốc giải độc gan, thận cho dê.
– Cung cấp đầy đủ thức ăn cho dê.
Nguyễn Văn Hưởng
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi dê li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất