Phối hợp cùng 3 công ty quốc tế, dây chuyền khép kín, chăn nuôi không thuốc kháng sinh đã tạo nên thành công cho chuỗi liên kết giá trị.
Tập đoàn Hùng Nhơn là công ty đầu tiên thành công trong việc xuất khẩu gà thịt sang thị trường Nhật Bản, mở ra dấu hiệu tích cực cho nông sản Việt vươn tầm quốc tế. Thành quả đó có được sau quá trình 11 năm tìm tòi ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gà và xây dựng chuỗi liên kết cùng các đối tác nước ngoài.
Để ra đời lô hàng gà thịt xuất sang Nhật, công ty Hùng Nhơn (Bình Phước) chịu trách nhiệm chăn nuôi đàn gà, phối hợp cùng công ty TNHH De Heus (thuộc tập đoàn De Heus – Hà Lan) cung cấp thức ăn, giống nhập từ công ty Cổ phần Bel Gà (Bỉ) và công ty TNHH Koyu & Unitek (Nhật Bản) nhận trách nhiệm thu mua, giết mổ, xuất khẩu. Mọi thành viên tham gia chuỗi liên kết phải tuân thủ tất cả các quy định khắt khe từ phía Nhật Bản đưa ra.
Trang trại gà áp dụng tự động hóa cùng các phần mềm quản lý thức ăn, nước uống, sức khỏe của từng con.
Ông Vũ Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group cho biết: “Hướng đến việc xuất khẩu nên tiêu chí lựa chọn đối tác của chúng tôi là những tập đoàn chuyên nghiệp, năng động, đạt các tiêu chuẩn quốc tế”. Bản thân công ty để được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản cũng đạt chuẩn Global Gap với 258 tiêu chí.
Chuỗi liên kết này tạo nên một dây chuyền khép kín, sản xuất sản phẩm thịt gà sạch đạt chất lượng cao, đặc biệt là không sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi. Nếu phát hiện dương tính với chất kháng sinh, toàn bộ lô hàng sẽ bị trả lại.
Công ty cũng phải đáp ứng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt khác như không được phép bắt gia cầm tại các vị trí đầu, cổ, cánh và đuôi, tạo áp lực lên con vật hay sử dụng thuốc phòng ngừa cúm, khu vực nuôi phải được nhà nước công bố an toàn dịch…. Mỗi tháng công ty xuất khẩu 100-200 tấn gà thịt và đặt mục tiêu tăng dần về số lượng, nâng cao chất lượng.
Đảm nhận trách nhiệm nuôi gà trong chuỗi liên kết, từ lúc con giống nhỏ xíu, đến khi trở thành gà thịt xuất chuồng, nặng trên 2kg mỗi con phải trải qua trung bình 45 ngày, công ty nuôi giữ gà trong tình trạng khoẻ mạnh và sạch, theo đúng quy chuẩn quốc tế từ thức ăn đến môi trường nuôi thông thoáng.
Để làm được điều đó, không chỉ con giống và thức ăn đạt chuẩn mà công ty cũng xây dựng hệ thống quản lý khoa học, kiểm soát liều lượng thức ăn, ánh sáng, kiểm tra sức khỏe thú y định kỳ. Những công đoạn này đều được tự động hóa bằng dây chuyền máy móc và các phần mềm quản lý. Công ty cho biết đã triển khai phần mềm Quản lý trang trại và truy xuất nguồn gốc, giúp số hoá toàn bộ hoạt động chăn nuôi, theo dõi được nhiệt độ, độ ẩm, nguồn nước uống, thức ăn mỗi ngày trên từng con đúng theo tiêu chuẩn Global Gap, đồng thời giúp tiết kiệm nhân công.
Gà lấy trứng áp dụng mô hình chăn nuôi chuồng lạnh, khép kín và tự động hóa.
Theo ông Vũ Mạnh Hùng, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và xây dựng chuỗi liên kết đã được công ty thực hiện từ 12 năm trước, trong một chuyến ông qua Đức học hỏi và đưa công nghệ nuôi gà về Việt Nam. “Để nuôi 5 triệu con gà thịt, chúng tôi đã đầu tư số vốn hơn 100 tỷ đồng cho máy móc, dây chuyền hiện đại”, ông Hùng nhấn mạnh.
Năm 2000, ông Hùng đã xây dựng trang trại gà theo mô hình trang trại hở với quy mô 5.000 con và hàng chục công nhân chăm sóc. Nhưng điều này lại khiến gà dễ bị bệnh do tiếp xúc nhiều với người và chất lượng thịt, trứng giảm sút. Chỉ đến khi đầu tư đầu tư trại gà khép kín vào năm 2006, các dãy nhà nuôi đều lắp máy điều hòa nhiệt độ theo mô hình tiên tiến và máy móc thiết bị của của Đức, áp dụng công nghệ chăn nuôi tự động hóa 100% thì công ty mới xây dựng thành công quy trình nuôi gà chuẩn.
Cắt giảm nhân công nhưng bù lại, doanh nghiệp chú trọng công tác đào tạo lực lượng lao động chăn nuôi lành nghề, chuyên môn cao. Nhờ đó, mỗi năm trại gà Hùng Nhơn cung cấp cho thị trường hơn 4.500 tấn thịt gà sạch.
Nếu chỉ có công nghệ thì chưa đủ mà phải có đầu ra ổn định. Vì vậy, song song với đầu tư, ông Hùng đã hợp tác với công ty C.P Thái Lan để bao tiêu gà thành phẩm, đồng thời để đảm bảo kinh doanh bền vững và giảm thiểu rủi ro, ông chọn mô hình liên kết chuỗi gồm De Heus (đơn vị cung cấp thức ăn ), Bel Gà (cung cấp giống) và San Hà (công ty giết mổ). Mở rộng tầm nhìn ra hướng xuất khẩu, công ty liên kết với công ty TNHH Koyu & Unitek để tìm con đường đến với Nhật Bản.
Ông Vũ Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group đã đưa công nghệ chăn nuôi gà từ Đức về áp dụng.
“Sở dĩ chúng tôi hướng đến Nhật bởi sự uy tín, kiểm soát gắt gao về chất lượng của thị trường này. Nếu đã vượt qua những tiêu chí đó thì sẽ dễ dàng mở rộng con đường đến với nhiều nước khác”, vị chủ tịch chia sẻ. Đến tháng 9/2017, chuỗi liên kết mà công ty xây dựng đã giúp xuất khẩu thành công 400 tấn gà thịt đầu tiên của Việt Nam sang Nhật từ cảng quốc tế Long An.
Cũng theo ông Hùng, việc ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi liên kết cần sự đầu tư lớn về tiền vốn và trong thời gian lâu dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt, bởi độ rủi ro trong đầu tư nông nghiệp khá lớn.
“Điều tiên quyết là tầm nhìn của người lãnh đạo khi xây dựng chiến lược và thương hiệu, cùng niềm đam mê làm nông nghiệp. Như công ty đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thì hơn 10 năm mới lấy lại vốn”, ông Hùng khẳng định.
Hùng Nhơn là tập đoàn với nhiều lĩnh vực kinh doanh, có tổng vốn gần một nghìn tỷ đồng. 40 trang trại chăn nuôi tại tỉnh Bình Phước gồm đàn gà đẻ trứng 360.000 con, cung cấp ra thị trường mỗi năm 130 triệu quả trứng, 5 triệu con gà thịt, trại heo 10.000 con nái và nhà máy phân bón 40 ngàn tấn mỗi năm, trồng rừng cao su tại các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú với tổng diện tích trên 800 ha.
Nguyên Thanh
- chuỗi liên kết li>
- liên kết chăn nuôi li>
- xuất gà sang nhật li>
- xuất khẩu gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất