Ảnh minh họa
Có thể chia làm một số loại thức ăn như sau: thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn phụ phẩm và thức ăn bổ sung.
– Thức ăn tinh: Cám gạo có hàm lượng can xi thấp, photpho cao. Sử dụng ≤ 30% cám gạo tốt trong thức ăn tinh. Bột ngô là thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo khoáng, đặc biệt là canxi và photpho. Bột ngô nghiền dùng 20 – 30% trong hỗn hợp tinh.
Bột sắn là thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo khoáng. Bột sắn dùng 15 – 25% trong hỗn hợp tinh.
Các loại khô dầu rất tốt cho bò tuy nhiên những khô dầu ép thủ công còn chứa nhiều dầu nên dễ bị mốc. Khô dầu dùng 10 – 20% trong hỗn hợp tinh.
Bột cá là nguồn đạm quý trong chăn nuôi. Tuy nhiên dùng nhiều bột cá sữa sẽ có mùi tanh. Dùng ≤ 5% trong hỗn hợp thức ăn tinh.
– Thức ăn thô:
+ Thức ăn xanh (cỏ trồng và cỏ tự nhiên). Cỏ trồng năng suất cao, chất lượng ổn định, chủ động khi cung cấp. Cỏ tự nhiên chủ yếu là cỏ hoà thảo, năng suất thấp, chất lượng cỏ phụ thuộc nhiều vào thời vụ. Sử dụng 40 – 50 kg cỏ/bò trưởng thành hoặc 10 – 12% khối lượng cơ thể trong ngày.
+ Thức ăn củ quả: Là thức ăn giàu nước, bột đường, các vitamin A; C và nhóm B. Thức ăn có mùi thơm nhưng nghèo đạm và khó dự trữ. Là thức ăn dễ tiêu hoá, vì vậy cho bò ăn 3 – 5 kg/con/ngày, cho ăn làm nhiều lần. Một số củ quả hay dùng như: củ sắn tươi, củ khoai lang tươi, cà rốt, bí đỏ.
– Thức ăn phụ phẩm:
Bã bia: Giàu nước, nhiều đạm – khoáng và vitamin, thơm và kích thích tính thèm ăn của bò. Cho ăn 10 – 15 kg/con/ngày chia làm nhiều bữa.
Bã đậu: Giàu nước, đạm 4,19%; mỡ 1,86%, tỉ lệ tiêu hoá cao. Cần đun chín trước khi cho ăn. Bã đậu có men phân giải urê cho nên không cho ăn sống với thức ăn có urê. Cho ăn 5 – 10 kg/con/ngày.
Bã sắn: Rất nghèo đạm, nhiều xơ. Bã sắn để lâu cho ăn dễ gây rối loạn tiêu hoá. Cho bã sắn vào bể ủ kín có thể dự trữ được 2 – 3 tháng. Cho ăn 5 – 8 kg/con/ngày.
Gỉ đường là thức ăn giàu năng lượng, ngon miệng. Cho ăn 1 – 2 kg/con/ngày. Có thể tưới gỉ đường vào rơm cỏ khô, bã sắn hoặc ủ cây.
Ngoài ra còn có phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô già, thân lá lạc, ngọn mía, vỏ dứa… Đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và thu hoạch theo thời vụ. Vì vậy cần được chế biến hoặc dự trữ.
Rơm: Tỷ lệ chất xơ rất cao, tỷ lệ tiêu hoá thấp. Dùng lúc thiếu cỏ. Khối lượng 6 – 7 kg.
Để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá cần chế biến rơm. Ủ rơm với urê hoặc ủ với urê và vôi bột. Có thể ủ trong túi nilon hoặc bể.
Phương pháp ủ: Rơm khô + urê 3 – 5% (hoặc urê 2 – 3%, vôi bột 2%) hoà vào nước, tỷ lệ 1 rơm/1 nước. Rơm trải đều, tưới dung dịch nước có urê (hoặc urê và vôi), đưa rơm đã tưới vào túi hoặc bể từng lớp 20 – 30 cm và nén chặt.
Đến khi rơm đầy túi thì buộc chặt (nếu ủ trong bể thì dùng nilon phủ và lấp đất chặt. Sau khi ủ 15 – 20 ngày (thời tiết nóng là 15 ngày, nếu lạnh sau 20 ngày) lấy rơm cho bò ăn.
Sau mỗi lần lấy buộc chặt hoặc lấp kín lại. Bước đầu cho bò tập ăn ít, sau tăng dần đến cho ăn tự do. Có thể tưới thêm gỉ đường, muối (50 – 60 gam/con/ngày) vào rơm khi dùng.
Rơm tươi + urê 1,5% rắc trực tiếp (nếu rơm phơi tái thêm nước tuỳ mức độ khô của rơm).
Thân cây ngô là thức ăn xanh rất tốt cho bò. Có thể dùng làm thức ăn xanh khi cây còn non. Khi cây ngô già giá trị dinh dưỡng thấp, khó tiêu hoá nên cần phải xử lý.
Ủ dự trữ cây ngô: Cây ngô chín sáp (hạt ngậm sữa) được cắt ngắn 2 – 5 cm; gỉ đường hoặc bột ngô (bột sắn; cám hỗn hợp) 1,5 – 2%; muối ăn 0,5 -1%.
Cách làm: Trải 1 lớp cây dày 20 – 30 cm, tưới gỉ đường hoặc rắc bột ngô (bột sắn; cám hỗn hợp) và muối nén chặt trong túi nilon dày hoặc bể. Làm từng lớp tới khi đầy bể hoặc túi.
Nếu ủ bể: Cây đầy trên mặt bể 20 – 30 cm hình mui rùa; phủ một lớp nilon; dùng đất phủ lên trên và nén chặt.
Nếu ủ túi: Dùng máy hút bụi hút hết không khí trong túi và buộc chặt. Sau khi ủ 15 – 20 ngày bắt đầu lấy cho bò ăn. Khối lượng ăn 15 – 20 kg/con/ngày. Đậy kín sau mỗi lần lấy.
Chế biến cây ngô già: Cây ngô già cắt ngắn 2 – 5 cm có thể ủ với gỉ đường hoặc bột ngô (bột sắn; cám hỗn hợp) 1,5 – 2%; muối ăn 0,5 – 1%; urê 0,5% với cách làm trên. Cũng có thể ủ với 3 – 5% urê, phương pháp như ủ rơm.
Thân lá lạc: Là thức ăn giàu đạm, dầu nên khó bảo quản. Có thể dùng tươi. Dự trữ bằng cách sấy khô hoặc ủ lẫn với cây ngô.
– Thức ăn bổ sung:
Urê: Cung cấp đạm cho riêng bò, 1 gram urê tương đương 6,25 gram đạm thô. Có thể trộn urê vào rơm hoặc cỏ khô. Cũng có thể trộn urê với cám hỗn hợp; gỉ đường cho bò ăn. Khối lượng urê dùng 20 – 30 gram/100 kg khối lượng bò, tối đa không quá 150 gram. Dùng urê tỷ lệ 1% trong thức ăn tinh; 0,5% trong ủ cây.
Chú ý khi sử dụng urê: Chỉ sử dụng cho khẩu phần nghèo đạm đủ năng lượng. Không dùng cho bê dưới 6 tháng tuổi. Không hoà urê vào nước cho uống. Bò chưa dùng urê phải tập ăn từ ít đến nhiều. Cho bò ăn thức ăn có urê làm nhiều lần trong ngày. Bò ngộ độc urê có triệu chứng hoảng sợ, run cơ, chảy nước rãi. Cho bò ngộ độc uống nước dưa chua, dấm loãng và nước đường.
Hỗn hợp khoáng – vitamin (premix), có thể dùng bột xương tốt, khoáng (dicanxi photphat; tricanxiphotphat), hỗn hợp vitamin ADEK trộn vào thức ăn theo chỉ dẫn. Có thể dùng khối đá liếm cho bò.
Vân Đình
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi bò li>
- bò thịt bbb li>
- tacn li>
- thức ăn cho bò li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất