Có rất nhiều cách để xây dựng khẩu phần ăn cho heo con và một trong số đó bao gồm cả các phương pháp nhằm ngăn ngừa tiêu chảy do dinh dưỡng và tránh biến chứng của bệnh.
Tiêu chảy là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở heo cai sữa trong thời gian gần đây. Căn nguyên của bệnh tiêu chảy có thể là do mầm bệnh, dinh dưỡng và thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn thông qua các biến chứng thứ phát. Khi tiêu chảy là do mầm bệnh thì cần phải có sự can thiệp của thú y để chữa trị các triệu chứng và loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chảy do dinh dưỡng thường đi kèm theo hoặc tương hỗ với các mầm bệnh, và do đó cần kết hợp can thiệp dinh dưỡng và điều trị thú y. Rõ ràng, khẩu phần dinh dưỡng được tạo ra bởi một chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh tiêu chảy thông thường.
Tiêu chảy do dinh dưỡng xuất phát từ ba lỗi chính trong việc xây dựng khẩu phần ăn:
• Thứ nhất, khẩu phần ăn ban đầu không đáp ứng lượng ăn vào tăng nhanh sau khi cai sữa làm cho heo đói, dẫn đến heo ăn nhiều thức ăn hỗn hợp khô giàu dinh dưỡng. Khi bị đói trong thời gian ngắn cũng có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và hệ miễn dịch của đường tiêu hóa. Do đó, khi heo ăn quá mức sau một thời gian bị đói hoặc suy dinh dưỡng, thức ăn không tiêu hóa hết dẫn đến dư thừa một lượng chất nền (năng lượng và protein) cho sự gia tăng các vi sinh vật gây bệnh cơ hội (ví dụ Escherichia coli hoặc Salmonella).
• Thứ hai, khẩu phần ăn có chất lượng tương đối thấp, thường được sử dụng để giảm chi phí thức ăn, không chỉ cản trở sự gia tăng cảm giác thèm ăn ban đầu của heo con, mà còn gây tiêu hóa kém dẫn đến tồn đọng các thành phần không tiêu hóa được làm nền cho sự phát triển vi khuẩn ở đường tiêu hóa dưới.
• Thứ ba, một số thành phần thức ăn xác định (ví dụ như bột đậu nành) có chứa các tác nhân kháng dưỡng (ví dụ, các protein chứa glycin và beta-conglycin) có thể gây viêm đường tiêu hóa khi lượng ăn vào giảm và làm suy yếu biểu mô tiêu hóa.
Người ta khuyến cáo khẩu phần ăn có hàm lượng cao các loại đường đơn và các chất khoáng có thể gây rối loạn cân bằng thẩm thấu qua biểu mô ruột gây ra sự tiết nước quá mức trong ống lumen và làm phân bị lỏng. Chẳng hạn, bằng cách thay đổi lượng đường (sucrose và mật bắp ngô), độ thẩm thấu do khẩu phần được điều chỉnh vào khoảng 250 đến 700 mOsm / kg. Trong nghiên cứu này, sự hấp thu nước và carbohydrate từ ruột non ở heo con tăng lên, và do đó giảm khả năng bị tiêu chảy bởi vì sự thẩm thấu tăng lên đồng nghĩa các chất điện phân cũng được cân bằng. Tiêu chảy thẩm thấu có thể không có hại đến năng suất và sức khỏe của heo và có thể bù đắp bằng cách uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, đây là một viễn cảnh đáng lo ngại cho người chăn nuôi và bệnh tiêu chảy này cần phải được ngăn ngừa do việc chữa trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn so với các bệnh tiêu chảy khác.
Khảo sát khuẩn Escherichia coli
Tiêu chảy do khuẩn Escherichia coli sau khi cai sữa thường liên quan đến khả năng tiêu hóa kém vì các chất dinh dưỡng chưa tiêu hóa trong ruột tạo thuận lợi cho sự phát triển của các chủng gây bệnh Escherichia coli, chính là loại khuẩn gây ra tiết dịch ruột và chất điện giải quá mức trong lumen của ruột. Điều này thường dẫn đến tiêu chảy, suy dinh dưỡng, tăng trưởng kém và đôi khi gây tử vong. Kết quả từ một cuộc khảo sát toàn diện ở Canada trên 34 trang trại, trong đó 17 báo cáo về vấn đề Escherichia coli, cho thấy phần lớn bệnh tiêu chảy xảy ra trong khoảng từ 3 đến 10 ngày sau khi cai sữa. Tuy nhiên, các ca bệnh sau 23 ngày sau cai sữa không phải là hiếm.
Ở các trang trại có phát hiện tiêu chảy do Escherichia coli phổ biến ở heo con, khẩu phần ăn có lượng protein thực vật cao hơn (+12 phần trăm), cụ thể là bột đậu nành và bột cải dầu. Ngoài ra, heo mắc bệnh tiêu chảy cũng được ăn thức ăn giàu canxi (+25 phần trăm) và magie (+6 phần trăm), cả hai đều tăng tính kiềm trong ruột (Escherichia coli phát triển mạnh trong môi trường kiềm). Hơn nữa, kẽm oxit 21 phần trăm ít được dùng hơn trong khẩu phần của heo đã được ghi nhận mắc bệnh tiêu chảy. Cuối cùng, cân bằng điện giải bị giảm tương đối trong khẩu phần ăn cho heo bị tiêu chảy (-8 phần trăm). Mặc dù nghiên cứu này không thiết lập một mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa thành phần thức ăn và bệnh tiêu chảy do Escherichia coli, nhưng ít nhất nó cũng cảnh báo rằng khẩu phần ăn không đúng có thể dẫn đến tiêu chảy, gia tăng các triệu chứng, hoặc chậm phục hồi.
Các mối liên quan về dinh dưỡng đến bệnh phù nề
Bệnh phù nề, là một rối loạn ruột do Enterotoxemic Escherichia coligây ra, tiếp tục thách thức các bác sĩ thú y và các chuyên gia dinh dưỡng về phòng và điều trị các động vật mắc bệnh. Một nhóm nghiên cứu người Hà Lan đã theo dõi những con heo bị bệnh và heo khỏe mạnh từ cùng một đàn và kết luận rằng mặc dù bệnh phù nề có liên quan chặt chẽ đến sự có mặt của Escherichia coli (là chủng O139K82 trong trường hợp này), các yếu tố dinh dưỡng cũng có thể góp phần gây ra hoặc làm trầm trọng thêm rối loạn đường ruột này. Những con heo bệnh cho thấy máu và môi trường ruột có tính axit cao hơn, đây là triệu chứng chuyển hóa nhiễm axit. Các nhà nghiên cứu cho rằng các độc tố do Escherichia coli sản sinh trong đường tiêu hóa có cơ hội thuận lợi vượt qua rào cản đường ruột ở heo bị chuyển hóa nhiễm axit vì sự gia tăng tính axit ruột dẫn đến tăng cường thẩm thấu. Vì vậy, các phương pháp can thiệp bằng dinh dưỡng sẽ giảm nhiễm axit khi đối mặt với bệnh phù nề có thể hữu ích. Ngoài ra, khẩu phần globulin miễn dịch được xây dựng để chống lại các vi khuẩn gây phù nề có thể là một phương án bổ sung cần được xem xét khi xây dựng khẩu phần ăn chuyên biệt cho những vấn đề như thế này.
Phương pháp can thiệp
Cần lưu ý rằng can thiệp dinh dưỡng sau khi mắc tiêu chảy nên được tiến hành dưới sự tham vấn của bác sĩ thú y và chuyên gia dinh dưỡng. Bởi vì các thí nghiệm khoa học ở heo bị nhiễm bệnh cùng với heo khỏe mạnh trong cùng phạm vi không có giá trị thực tiễn, những kinh nghiệm thực tế khả thi hơn căn cứ khoa học thường là cơ sở cho việc suy ra hầu hết các khuyến nghị. Các trang trại thường xuyên có heo con bị tiêu chảy sau cai sữa thì có thể thực hiện một hoặc vài phương pháp sau đây:
1. Phòng ngừa. Đối với tiêu chảy do vi khuẩn, có thể áp dụng các biện pháp được chỉ định đối với khẩu phần không có kháng sinh. Tuy nhiên, đối với bệnh tiêu chảy do virut thì tiêm phòng là cần thiết, mặc dù có nhiều đề nghị dùng các biện pháp kháng khuẩn để ngăn ngừa các biến chứng của vi khuẩn thứ phát.
2. Hạn chế cho ăn. Điều này đặc biệt phổ biến ở Châu Âu. Heo cai sữa được cho ăn một lượng thức ăn hạn chế trong tuần lễ đầu sau cai sữa, và tăng dần khẩu phần cho đến khi heo đạt được mức ăn tự do trong tuần thứ hai. Quá trình xây dựng khẩu phần mới và tăng tuổi cai sữa, cùng với việc sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi và/hoặc sữa thay thế cho tất cả nhưng hầu như không thực tế. Ngoài ra, có một nghiên cứu từ Đan Mạch mà ở đó việc cho ăn hạn chế đã trở thành tiêu chuẩn, cho thấy rằng việc cho ăn hạn chế có thể không phải lúc nào cũng có hiệu quả với bệnh tiêu chảy.
3. Giảm các yếu tố kháng dinh. Đậu tương và hầu hết các loại đậu khác có chứa các hợp chất ức chế hấp thu dinh dưỡng có khả năng kích ứng hệ thống tiêu hóa còn non yếu của heo con cai sữa, do đó tình trạng viêm và tiêu chảy thường xảy ra sau khi ăn nhiều các chất này. Bằng cách xử lý nhiệt có thể ngăn các thành phần có hại này gây viêm ruột, nhưng ở những con heo đang bị tiêu chảy nặng nên loại bỏ hẳn các chất này. Lựa chọn đúng nguồn protein đậu tương vẫn rất quan trọng trong việc xây dựng khẩu phần ăn mới cho heo con.
4. Gia tăng khẩu phần. Một lượng vừa phải của chất xơ chức năng làm tăng cường sự di chuyển của chất chứa trong ruột (digesta) qua hệ thống tiêu hóa, tăng khả năng giữ nước và tiết dịch. Bổ sung chất xơ trong khẩu phần heo con được cho là làm tăng đào thải các vi sinh vật gây bệnh, ngăn chặn tiếp xúc của vi khuẩn vào biểu mô ruột và tạo ra đường ruột khỏe mạnh. Yến mạch, bột củ cải đường, bột cỏ linh lăng, chất xơ gỗ và cám lúa mì là một trong những nguồn cung cấp chất xơ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
5. Các vấn đề về chất lượng thức ăn. Bảo đảm rằng không cho heo con ăn thức ăn nhiễm mần bệnh, đấy là một cách ngăn chặn các ca bệnh tiêu chảy không đáng có. Để đạt được điều này, việc lựa chọn thành phần thức ăn có tầm quan trọng vô cùng to lớn, giống như là một cách bảo đảm chất lượng bền vững. Thức ăn thành phẩm thường được xử lý bằng nhiệt để giảm lượng vi khuẩn. Ví dụ, tại Đan Mạch, yêu cầu đối với tất cả các thức ăn ép viên cho heo con phải được xử lý nhiệt ít nhất ở 83oC. Các bằng chứng gần đây cho thấy cấu tạo thức ăn thô và bột có khả năng bảo vệ vật chủ chống lại sự gia tăng khuẩn Escherichia coli và Salmonella so với thức ăn nghiền hoặc thức ăn ép viên, mặc dù điều này vẫn còn gây tranh cãi giữa các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ thú y.
Biên dịch: Acare VN Team (WattAgnet)
Nguồn: Acare VN
- bệnh tiêu chảy li>
- chữa bệnh cho heo con li>
- phòng chống tiêu chảy li>
- chăm sóc heo con li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Lợn tôi bị tiêu chảy nhiều nên không ăn
Không biết tại bột hay sao ạ. Lợn tầm 45kg, đang dùng bột 8668