Có một thực tế, giá cả sản phẩm chăn nuôi của Đồng Nai vẫn cao hơn hàng nhập ngoại. Bởi vậy, có thể sẽ gặp không ít khó khăn trước ngưỡng cửa TPP.
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chuẩn bị có hiệu lực giữa Việt Nam và 11 quốc gia còn lại, trong đó có những nền kinh tế lớn như Mỹ, Australia, Canada, Singapore… Ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng, có thể sẽ gặp không ít khó khăn trước ngưỡng cửa TPP.
Đồng Nai với số lượng đàn lợn đến 1,5 triệu con, gần 15 triệu con gà, đàn vịt hàng chục triệu con, được coi là “thủ phủ” của ngành chăn nuôi cả nước. Niềm vui “đón sóng” TPP chưa dứt, nỗi lo đã hiện hữu, bởi chăn nuôi Đồng Nai vẫn còn đó những bất cập.
Có một thực tế, giá cả sản phẩm chăn nuôi của Đồng Nai vẫn cao hơn hàng nhập ngoại, giá thịt lợn Mỹ nhập vào thị trường nội địa thấp hơn 40% so vơi thịt lợn nội, thịt bò nhập khẩu chỉ có giá từ 65 – 70 nghìn đồng/kg, trong khi đó thị bò nội trội hơn 5 – 10 nghìn/kg.
Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là đầu vào cho con giống, thuốc men, chuồng trại ở Đồng Nai bị lệ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Tất cả những chi phí đó “đẩy” giá thành sản phẩm lên cao làm giảm sút đáng kể khả năng cạnh tranh, nguy cơ mất dần thị trường nội đã hiện hữu.
Anh Hoàng Mạnh Hà, người chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom chia sẻ: “3 năm trước, nhà tôi nuôi gà bị dịch bệnh chết hết, mọi người nói do con giống kém chất lượng.
Có người mách mua con giống của một công ty nước ngoài, tôi nghe theo. Rồi họ (công ty nước ngoài) xuống tư vấn để con giống khỏe phải chích thuốc này, dùng thức ăn kia, kỹ thuật nuôi nọ, kêu đâu phải xây dựng trại lạnh cả tỷ đồng để nuôi gà. Tôi đâu có vốn, thế là lần hồi, tôi chuyển qua nuôi gia công cho họ cho khỏe”.
Một khi không kết nối được với chuỗi lợi nhuận trong TPP thì liệu tham gia khối này có còn nhiều ý nghĩa hay là thị trường nội giương “cờ trắng” cho doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh? Bằng chứng, danh sách các nước xuất khẩu sản phẩm chăn nôi vào Việt Nam ngày càng dài ra, trong khi sản phẩm chăn nuôi của Đồng Nai lại “vắng bóng” trên thị trường khu vực và quốc tế.
Hiệp định TPP cũng quy định khắt khe về vệ sinh an toàn dịch tễ, tham gia TPP đa số là các thị trường “khó tính” như Nhật, Australia, hay Hoa Kỳ, họ dựng lên hàng rào kỹ thuật cao ngất ngưởng cho các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Trong khi vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai gây đau đầu các nhà quản lý.
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho hay, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonis) tại 5 địa phương là Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP Biên Hòa thì một số sản phẩm chăn nuôi đã bị người tiêu dùng “tẩy chay”, giờ nói xuất khẩu còn khó hơn lên trời!
Hiện đại hóa chăn nuôi luôn đi đôi với tập trung theo kiểu công nghiệp, một khi chăn nuôi trang trại lớn thậm chí là “siêu trang trại” thì việc áp dụng công nghệ tiên tiến mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trên địa bàn Đồng Nai hiện nay vẫn còn khoảng 40% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có quy trình kỹ thuật về vệ sinh chuồng trại, phác đồ chăm sóc, nên việc tạo ra sản phẩm xuất khẩu là không thể.
Thực tế Đồng Nai đã có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung với 400 trang trại lớn và 3 khu giết mổ quy mô tại các huyện Cẩm Mỹ, Long Thành, Định Quán, TX Long Khánh.… nhưng quy hoạch chỉ dừng lại ở mức khoanh vùng “dự án treo”.
Rõ ràng những khó khăn của ngành chăn nuôi ở Đồng Nai cũng là khó khăn chung của cả nước, cần có cơ chế mới tạo “cú hích” để tháo gỡ. Vậy chăn nuôi Đồng Nai sẽ gỡ rối sao đây?
Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng: “TPP vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Chúng ta có thể tham gia vào các thị trường lớn và nhiều tiềm năng, tạo dựng được thị trường cho riêng mình, qua đó nâng cao mô hình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nếu không tận dụng được, Việt Nam sẽ bị rơi lại đằng sau, trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm cho các nước khác”.
Trương Khắc Trà
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất