[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh. Bệnh do virus herpes gây ra, bệnh xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi . . . chim, ngỗng cũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao. Bệnh không lây sang người, tuy nhiên virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi để lây lan nhanh chóng.
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do Herpes virus gây ra được đặc trưng bởi những tổn thương trên đường hô hấp
- Thời kỳ ủ bệnh: 2-12 ngày
- Bệnh kéo dài : 6 -12 ngày
- Bệnh cấp tính lây lan nhanh, mọi giống gà đều mắc, gà > 14 tuần tuổi mắc nhiễm với tỷ lệ cao hơn so với gà con
- Sức đề kháng của virus
- Đối với nhiệt độ: Có thể sống và hoạt tính mạnh khi đông lạnh, ở 550 C vi rút có thể tồn tại 10-15phút, ở 380C virut có tồn tại 44h, ở 370C vi rút có thể tồn tại 48h và dễ bị diệt bởi ánh sáng mặt trời
- Thuốc sát trùng: Virut rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như VIKON, BENKOSIS, HANIODIN, VINADIN ANTISEP …
2. Nhận biết qua triệu chứng bệnh
Khi gà mắc bệnh thường biểu hiện những triệu chứng sau:
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng, ho và sổ mũi, gà khó thở
- Gà con bị nhiễm bệnh có 2 thể khác nhau: Mắt bị nhiễm có chảy nước mắt và có âm ran khi thở
- Tỷ lệ % chết thấp, và nếu chết là do không thở được
- Có thể tìm thấy màng mầu tía ở gà đã chết. Không có dấu hiệu thần kinh
- Gà đẻ trứng giảm tỷ lệ đẻ từ 10-50% và trở lại bình thường khoảng 3-4 tuần sau
- Bệnh lây lan chậm không như bệnh Newcastle (ND) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
3. Nhận biết qua bệnh tích mổ khám
- Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.
4. Chẩn đoán bệnh
- Trong một đàn gà có biểu hiện suy hô hấp lan rộng, có thể ho ra máu và tử vong là dấu hiệu của bệnh ILT.
- Dịch nhày lẫn máu hoặc bã đậu có thể được tìm thấy trong thanh quản và khí quản.
- ILT ít khi sảy ra với gà nhỏ hơn 18 tuần tuổi, thường xảy ra mạnh ở gà mái đặc biệt gà mái hậu bị .
- Trong phòng thí nghiệm chẩn đoán xác định để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết. Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô, dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…
- Chú ý chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh sau:
5. Biện pháp phòng bệnh
Giai pháp phòng bệnh: Áp dụng biện pháp an toàn sinh học, hòng bệnh bằng thuốc và Vaccine
a. Các biện pháp an toàn sinh học
- Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát và cách ly xa khu dân cư
- Kiểm soát người, phương tiện vận chuyển ra vào khu chăn nuôi
- Trong trang trại chỉ nên nuôi 1 loại vật nuôi
- Vệ sinh sát trùng định kỳ, thực hiện chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out)
- Có bố trí hố sát trùng ở cổng trại và các hố sát trùng tại mỗi dãy chuồng nuôi.
b. Phòng bệnh bằng vacxin
- Sử dụng vacxin phòng bệnh là giải pháp tối ưu nhất.
- Trước và sau khi sử dụng vacxin cần sử dụng các chất bổ trợ, vitamin hoặc điện giải để tăng sức đề kháng và giảm stress cho đàn
c. Điều trị kế phát
- Khi mắc bệnh ILT dễ kế phát các bệnh: hen (CRD) hen ghép (CCRD), Coryza, tụ huyết trùng, iêu chảy phân xanh, phân trắng…
- Sử dụng các kháng sinh phổ rộng để điều trị bội nhiễm: Doxy – Flor hoặc Doxy – Colistin, timilcosin..
- Bổ trợ cho đàn bằng men tiêu hoá sống, vitamin và điện giải để tăng cường sức đề kháng với bệnh. Tăng cường giải độc gan thận
Nguyễn Văn Minh
Trưởng phòng Thú y, Tập đoàn Mavin
- bệnh ilt li>
- viêm khí quản truyền nhiễm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Hay quá, gà mình thường bị bệnh nầy