Trong thực tế, các mầm bệnh cơ hội luôn luôn tồn tại trong môi trường sống của đàn heo. Chúng là những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, chờ đợi cơ hội thuận lợi để xâm nhập vào cơ thể khi hệ thống phòng vệ yếu tấn công lây bệnh. Các loại vi khuẩn, virus khác nhau tồn tại trên da, trong miệng, mũi, và cả trong cơ quan sinh sản, bài tiết.
Khi cơ hội đến, chúng tấn công cơ thể từ chỗ bị tổn thương và phát triển liên tục trừ khi bị hệ thống phòng thủ của cơ thể ngăn chặn lại. Có nhiều yếu tố cơ bản dẫn đến việc heo bị bệnh nhưng chúng ta chỉ xem xét 3 yếu tố chính như sau:
1, Đàn heo có cảm thấy được thoải mái hay không?
Heo cảm thấy được thoải mái trong 1 phạm vi nhiệt độ được gọi là nhiệt độ hiệu quả (ET), hoặc nhiệt độ thích hợp hoặc vùng thoải mái. Nếu nhiệt độ nằm dưới phạm vi đó thì heo cần được sưởi ấm và nếu nhiệt độ trên phạm vi đó thì heo cần được làm mát. Điều này sẽ làm lãng phí và còn dẫn đến nguyên nhân dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho heo. ET được tính bằng nhiệt độ thực của phòng và ảnh hưởng của sàn nhà, độ thông gió, độ cách nhiệt và lót chỗ nằm…
Bảng dưới minh họa khoảng nhiệt độ thoải mái cần thiết trong từng giai đoạn của heo.
Bảng 1: Vùng nhiệt thoải mái đối với từng giai đoạn, lứa tuổi heo
*tài liệu chương trình chăn nuôi heo chuyên nghiệp của Alltech
Heo được sống trong môi trường nhiệt độ thích hợp sẽ luôn khỏe mạnh, phát triển triển tối đa theo tiềm năng di truyền.
2. Vấn đề an toàn sinh học của trang trại có tốt hay không?
An toàn sinh học là tập hợp của các quy tắc, quy định được thực hiện trong trang trại nhằm hạn chế, ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài vào trong và ngược lại. Sau đây là các điểm nguy cơ cần lưu ý khi thiết kế nội quy an toàn sinh học:
• Thủ tục cách ly vật nuôi giống mới nhập và tinh đông lạnh.
• Tiêm chủng trên toàn đàn.
• Những người vào trại – ai được phép đi vào trại?
• Chương trình quản lý 48 tiếng cách ly: Không vào trại khi chưa đủ 48 tiếng
• Tắm rửa sát trùng sạch sẽ trước khi vào trại.
• Tất cả các cơ sở vật chất tiếp xúc trực tiếp với heo đều phải được khử trùng thường xuyên như: sàn nhà, tường, máng ăn, hệ thống chuyển thức ăn đến từng trại, máng uống, giày dép sử dụng trong trang trại… Sát trùng giày ủng và để chúng bên trong trại. Đồng thời bố trí rửa tay, chân, hố dung dịch sát trùng ủng ở tất cả những lối đi vào trại.
• Phương thức vận chuyển heo – yếu tố chính làm lây lan mầm bệnh giữa các trang trại với nhau là việc di chuyển của xe chuyên chở heo hay của người mua từ lò mổ.
Ở những trại thương mại, những vấn đề này cũng là nguyên nhân dẫn đến các mối nguy tiềm tàng thường xuyên như E.Coli, Salmonella hay nghiêm trọng hơn là dịch heo tai xanh hay virus tiêu chảy.
3. Có đủ không gian cho tất cả các con heo trong trang trại?
Có một bất cập là khi giá heo tăng cao, người nuôi gia tăng đàn nái để tăng số lượng heo lên thì đồng nghĩa với nhiều chủ trại phải đối mặt với các thách thức trong việc phát triển lâu dài. Một trang trại chỉ chứa được số lượng heo tối đa nhất định mà vẫn đảm bảo được năng suất tốt. Nếu vượt lên trên số lượng đó chúng ta sẽ có ít thời gian để vệ sinh, khử trùng và để trống chuồng nhằm phá vỡ chu kỳ của bệnh, điều đó làm cho tỷ lệ nhiễm bệnh tăng lên.
Quản lý lưu lượng heo: Rất quan trọng., chủ trại cần biết số lượng nuôi tối đa của trại và không vượt quá số lượng đó. Ví dụ, việc heo thịt xuất chuồng chậm làm chúng ta mất thêm nhiều ngày nuôi. Vì vậy sẽ dẫn đến chậm trễ chuyển heo con cai sữa qua chuồng thịt gây ảnh hưởng trên nhóm heo này vì chuồng cai sữa chỉ phù hợp cho một khoảng trọng lượng. Đến lượt việc này lại gây ảnh hưởng đến chuồng heo con theo mẹ, và từ đó lại ảnh hưởng đến chuồng heo giống (nái bầu).
Bảng 2: Diện tích/số lượng heo lý tưởng cho 1 trang trại 1000 heo nái:
1, Giả định chỉ trong thời gian mang thai = 107 ngày
2, Giả định gồm 7 ngày trước khi sinh + 21 ngày cho con bú + 7 ngày chờ phối lại
3, Giả định 25 heo/ ô x 0,35 m2/con x 63 ngày + 7 ngày thời gian chết
4, Giả định 20 heo/ ô x 1m2/con x 93 ngày + 7 ngày thời gian chết
Cùng vào cùng ra: Nghĩa là phải có thời gian trống chuồng để loai bỏ hết mọi mầm bệnh cũng như phá vỡ chu kỳ bệnh, tạo điều kiện cho nhân viên cùng xuất và cùng nhập đàn. Điều này lại một lần nữa quay trở lại vấn đề quản lý dòng heo ra vào trại.
4. Chế độ dinh dưỡng liên quan đến khả năng miễn dịch như thế nào?
Cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể là đường tiêu hóa. Thức ăn ngày nay không chỉ có vai trò cung cấp dinh dưỡng mà còn có vai trò trong điều chỉnh biểu hiện di truyền. Việc nhắm đến các chất dinh dưỡng nhất định điều chỉnh biểu hiện gen sẽ giúp tăng cường đáp ứng của heo đối với những thách thức bệnh tật.
Biểu đồ 1: Cho thấy tỷ lệ chết có thể bị tác động thông qua dinh dưỡng kích thích và điều tiết hệ miễn dịch một cách đầy đủ và kịp thời. Điều này dẫn đến tỷ lệ sống cao hơn cho toàn đàn. Các giải pháp của Alltech trên trang trại được thiết kế để cải thiện sức khỏe tổng đàn và nâng cao hiệu suất chăn nuôi.
*Dựa trên nghiên cứu thực hiện trên 260 lứa sinh sản đối với sản phẩm Sow Advantage P-4, 9 thử nghiệm (10.000 heo con) cho sản phẩm Weaner Advantage W-35 và 4 nghiên cứu (1.300 heo thịt) cho sản phẩm Finisher Advantage GF-23.
PHƯƠNG THẢO (Biên dịch)
Nguồn: Altech
Kết luận:
Heo sẽ mắc bệnh khi điều kiện sống không được thoải mái, tạo điều kiện cho mầm bệnh cơ hội xâm nhập. Kiểm soát tốt điều kiện môi trường sống, các vấn đề an toàn sinh học, quản lý dòng heo và tăng cường đáp ứng miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng là những điều cần thiết để có đàn heo khỏe mạnh.
- quản lý chăn nuôi li>
- ngăn ngừa bệnh dịch li>
- dinh dưỡng tại trại li>
- thực hành tốt quản lý chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất