Trước xu hướng cấm sử dụng kháng sinh ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia như hiện nay thì việc tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả là điều cấp thiết.
Bên cạnh các giải pháp kiểu như bổ sung probiotics hay emzyme thủy phân, thực khuẩn thể, các yếu tố kích thích miễn dịch…thì thắt chặt an toàn sinh học (ATSH) cũng là một trong những giải pháp rất hiệu quả nếu như làm tốt. Cụ thể, ATSH đạt chuẩn có thể giúp trại giảm đáng kể áp lực mầm bệnh trong môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh thậm chí loại bỏ kháng sinh khỏi chế độ ăn uống của vật nuôi.
An toàn sinh học hiện đại là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của tất cả mọi người
Tuy nhiên, ATSH mà chúng tôi nói ở đây là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của cả cộng đồng chứ không phải là những khái niệm ATSH lạc hậu, cũ kỹ như từ trước tới nay.
Những quan niệm sai lầm về ATSH từ trước tới nay.
Một số người cho rằng ATSH chỉ đơn giản là cần 1 cái vòi xịt nước để làm sạch toàn bộ trang trại mà không có nhận thức về màng sinh học và tác động của màng sinh học trong việc dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.
Một số khác lại cho rằng họ đang làm tất cả những gì tốt nhất có thể để kiểm soát bệnh tật, thậm chí là sử dụng nhiều hơn liều lượng thuốc kháng sinh được khuyến cáo trên bao bì, nhưng rất ít hoặc thậm chí không ai trong số họ có thể kiểm soát bệnh thành công với cách này. Bởi vì họ đã quên mất việc kiểm soát các yếu tố trung gian truyền bệnh không phải là sinh vật sống (ví dụ như các dụng cụ chăn nuôi, xe tải ra vào trại…).
Một phần lớn các trại thì vẫn làm theo hướng dẫn của các bác sỹ thú y hay cố vấn riêng của trang trại nhưng lại không thực sự tin vào giải pháp này nên họ làm 1 cách rất đối phó và thường có xu hướng cắt giảm chi phí không hợp lý dẫn đến những sai lầm không đáng có. Ví dụ như sử dụng các chất khử trùng giá rẻ, kém hiệu quả.
Nhiều trang trại khi có dịch bệnh đe dọa như cúm gia cầm hay lở mồm long móng, tai xanh…thì rất nghiêm túc và tuân thủ quy trình vệ sinh ATSH. Nhưng khi kết thúc đợt dịch thì ngay lập tức không có biện pháp ATSH nào được áp dụng nữa.
12 lời khuyên về ATSH tổng thể giúp bạn chăn nuôi hiệu quả hơn.
1. Hiểu về chính trang trại của mình.
Giống như trong binh pháp tôn tử của Trung Quốc đã từng nói: “Nếu bạn muốn giành chiến thắng, bạn phải biết kẻ thù của bạn là ai nhưng cũng đừng quên nắm rõ về quân đội của bạn”, trong chăn nuôi cũng vậy, muốn thành công bạn phải hiểu rõ trang trại của mình càng chi tiết càng tốt.
Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…
2. Sử dụng chất sát trùng thường xuyên và nhất quán.
Chất sát trùng giúp bạn tiết kiệm chi phí lao động. Hơn nữa, 80% chi phí của một chương trình ATSH không đến từ sản phẩm sát trùng hay thiết bị, mà là công lao động.
Những công nhân làm việc trong trại và những người phụ trách trực tiếp các công việc liên quan đến vệ sinh sát trùng cần phải hiểu 1 cách rõ ràng, đầy đủ về tầm quan trọng của công việc họ đang làm.
Sử dụng chất sát trùng cũng có thể tiết kiệm tới 50% lượng nước sử dụng, và trong một số trường hợp, việc sử dụng hiệu quả chất sát trùng có thể giúp chủ trang trại tiết kiệm được chi phí cho 1 nhân công.
3. Sử dụng sản phẩm được cấp phép.
Không phải bàn cãi gì nữa, đây là cách duy nhất để giúp trang trại đảm bảo các yếu tố an toàn, cẩn thận và hiệu quả.
4. Chú ý đến hệ thống nước uống của bạn.
Hệ thống nước uống sẽ có tầm quan trọng ngày càng tăng trong tương lai, và đừng quên 1 nguyên tắc là: “ý nghĩ muốn đơn giản hóa hệ thống nước uống này là một ý nghĩ ngu xuẩn”. Nguyên tắc ATSH cơ bản là giống nhau. Đầu tiên, bạn làm sạch, và sau đó bạn khử trùng.
5. Vệ sinh sạch luồng không khí ra vào trong chuồng nuôi.
6. Khử trùng là tuyến phòng thủ đầu tiên của trang trại.
Hãy cẩn thận khi xe tải vào trang trại, nhưng cũng khi chúng rời đi để không lây bệnh từ trang trại này sang trang trại khác.
7. Sử dụng các thùng, chậu chứa nước sát trùng.
Các thùng nước sát trùng như thế này nên được đặt xung quanh trại
Các thùng này nên được đặt xung quanh trang trại và nên được thay mới khi bạn thấy nó đã bẩn.
8. Quản lý độc tố nấm mốc.
Bạn sẽ phải chi một lượng lớn tiền cho chế độ ăn uống của vật nuôi nếu bạn không quản lý tốt các vấn đề độc tố nấm mốc.
9. Đừng phạm những sai lầm ngớ ngẩn.
Ví dụ, không di chuyển 1 heo nái bẩn, chưa được tắm rửa sạch sẽ vào một ô chuồng đẻ mà bạn đã bỏ ra hàng giờ để dọn sạch thậm chí phun sát trùng và để trống chuồng trong nửa tháng.
10. Đảm bảo các yếu tố phúc lợi động vật.
Điều này thường chỉ thích hợp với các nước phát triển Mỹ hay các quốc gia châu Âu hơn là Việt Nam hiện tại
11. An toàn sinh học mật độ là quan trọng.
Tránh chăn thả với mật độ cao dẫn đến quá tải và cạnh tranh ở máng ăn hoặc núm uống.
12. Hành vi ATSH cũng rất quan trọng.
Bạn nên rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với heo hoặc gà trong trang trại của mình. Điều này không chỉ để bảo vệ chính bạn mà còn để đảm bảo rằng bạn không truyền tải bất kỳ mầm bệnh nào cho các con vật khác trong trại hay không phát tán mầm bệnh ra môi trường.
Phạm Nga
Nguồn: VietDVM
- chăn nuôi an toàn sinh học li>
- Dịch tả ASF li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất