Heo nái được chăn nuôi vào mùa nóng thường có khả năng sinh sản và năng xuất kém hơn các mùa khác trong năm. Heo nái thường bị stress, thời gian lên giống trở lại lâu hơn, tỷ lệ đậu giảm … trại thường gặp các vấn đề về sinh sản nhiều hơn các mùa khác trong năm. Như vậy chúng ta cần đặt một câu hỏi: Tại sao cùng một cách quản lý nhưng vào thời điểm khác nhau của năm lại dẫn đến kết quả khác nhau?
Sau đây là tình hình thực tế tại một trại chăn nuôi được chúng tôi theo dõi trong 03 năm để đánh giá khả năng sinh sản vào mùa hè của heo nái
Trang trại được chúng tôi theo dõi có quy mô 1200 nái F1 giống Duroc x Landrace, Trại bắt đầu được theo dõi từ tháng 12 năm 2016 ở Catalonia – Tây Ban Nha
Trang trại được chia làm 2 khu: Khu chuồng nái và khu chuồng heo cai sữa (heo con được nuôi tới 20kg). Hai khu chuồng cách nhau 150 mét.
Trại ổn định với PRRS và heo con cai sữa âm tính tính với PRRS. Toàn bộ nái được tiêm vaccine PRRS sống, vaccine đóng dấu và parvovirus tiêm nhắc lại mỗi lứa đẻ. Nái hậu bị có cùng lịch vaccine với nái dạ.
Các chỉ tiêu ở chuồng đẻ khá tốt: 14,5 heo con/lứa, 12,7 heo con cai sữa/lứa và khối lượng cai sữa 7,5 kg/heo.
Chỉ tiêu năng suất ở chuồng bầu: tỷ lệ phối đạt 89,5% và tỷ lệ đẻ 88.4% (FR) nhưng có sự giảm đáng kể tỷ lệ đẻ khi nái phối giống vào các tháng 7,8,9 năm 2016.
Mỗi heo Nái đẻ được nuôi trong một ổ chuồng riêng trong thời gian nuôi con, đến khi phối giống chúng được nuôi tập trung (không nuôi trong khung chuồng bầu như ở Việt Nam).
Thức ăn được cung cấp bởi máy cho ăn điện tử với dãy kín và máng ăn tự động ở chuồng hở. Heo được ăn theo cùng một chương trình dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu tiêu chuẩn của Heo nái
Hình 03: Máng ăn tự động được sử dụng cho heo nái mang thai ở khu vực chuồng hở
Hình 04: Ô chuồng nái đẻ ở trại
Xuất hiện vấn đề trong trại heo nái
Tháng 9/2016: Tỷ lệ phối giống xấu đi sau lô phối từ tuần 26.
Trong chuyến thăm của chúng tôi đến trại, chúng tôi thấy rằng thời gian phối giống trở lại sau cai sữa vẫn duy trì trong những tháng mùa hè và điều này khớp với nhận xét của công nhân ở chuồng đẻ rằng những nái được theo dõi không có vấn đề gì lượng thức ăn trong thời gian nuôi con tốt và động dục trở lại sau cai sữa tốt.
Năng suất sinh sản không thay đổi kể từ ngày 24/9 nhưng có sự tăng tỷ lệ động dục trở lại bất thường vì vậy chúng tôi quyết định siêu âm lần hai ở ngày 33 của thai kỳ ở những con nái được chẩn đoán là có thai ở ngày 24. Kết quả là những heo này không có thai, ngoài ra chúng còn biểu hiện nằm sát gần nhau thành một nhóm trong chuồng.
Người quản lý trong chuồng nái bầu cũng nói rằng nhiều lần anh ta thấy một nhóm heo nái có biểu hiện mất phôi (hình 5)
Hình 05: Minh họa về kết quả chẩn đoán có thai ở ngày 33 của thai kỳ.
Tìm hiểu nguyên nhân động dục trở lại: bệnh lepto?
Vấn đề có vẻ giống với một bệnh truyền nhiễm mặc dù những nái không có thai nhưng không có biểu hiện lâm sàng và không ngừng ăn một ngày nào từ khi chúng được nuôi trong chuồng bầu. Vì vậy rất khó để kết luận hay nghi ngờ tới các bệnh truyền nhiễm.
Chúng tôi lấy mẫu máu từ heo có kết quả đã mang thai ở ngày 33 của thai kỳ (đánh dấu màu xanh, bảng 1), nái không có thai (màu cam, bảng 1) và nái bị mất phôi (màu đỏ, bảng 1). Người ta nghĩ rằng nguyên nhân có thể do bệnh lepto do trước đây trại đã từng gặp vấn đề tương tự ( 4 năm trước cũng có sự giảm tỷ lệ đẻ trong các tháng 7, 8, 9 (hình 6)). Xét nghiệm huyết thanh học MAT được thực hiện nhưng không có kết quả dương tính và không có sự khác biệt giữa các nhóm nái (bảng 1).
Như vậy vấn đề của trại không phải có nguyên nhân từ bệnh truyền nhiễm.
Bảng 01: Kết quả xét nghiệm huyết thanh với 03 nhóm heo
Hình 06: Năng suất heo nái được theo dõi từ năm 2013 – 2016
Vấn đề heo nái phối giống không đậu được kết luận: do vô sinh theo mùa?
Trước khi đưa ra những nghi ngờ về vấn đề của trại, chúng tôi không thay đổi cách quản lý cũng như không sử dụng thuốc, tuy nhiên tỷ lệ sinh sản trong tháng 10 đạt gần 94% tương đương với tháng 11 và 12. Vấn đề này trên nái đã được tự hồi phục mà không có sự can thiệp nào nhưng có vẻ như chúng ta phải giải quyết vấn đề này một lần nữa, vì vậy chúng ta cần phải đưa ra các giả thiết các để chứng minh sự giảm tỷ lệ đẻ trong lịch sử tương ứng với thời gian phối giống ở mùa hè.
Thật lạ khi cho rằng các nguyên nhân truyền nhiễm xuất hiện vào cùng thời điểm ở tuần 28 qua các năm làm tăng tỷ lệ động dục trở lại bất thường, vì vậy chúng tôi đã tìm hiểu về các bài viết về: thay đổi nhịp điệu sinh học, thay đổi nhịp tuần hoàn, melatonin và vô sinh theo mùa.
Có một số vấn đề sinh sản liên quan đến vô sinh theo mùa trên heo như: Tăng thời gian động dục sau cai sữa (WSI), giảm tỷ lệ đẻ, muộn thành thục về tính và giảm số heo con đẻ ra trên lứa. Các yếu tố môi trường và quản lý góp phần làm trầm trọng hơn các triệu chứng này (theo Olli Peltoniemi và Juha Virolainen trong sinh sản của nái hậu bị và nái rạ theo mùa)
Chu kỳ ánh sáng đóng vai trò quan trọng đối với sự vô sinh theo mùa. Vùng dưới đồi của nái nhận thông tin về thời gian chiếu sáng ban ngày thông qua thời gian và nồng độ melatonin trong máu và khi thời gian chiếu sáng giảm sẽ làm giảm dẫn truyền và lượng hoocmon GnRH.
Sau 6 – 8 tuần giảm chu kỳ quang ( vào tháng 7, 8 và 9) lượng hoocmon GnRH bắt đầu giảm và kéo theo lượng hoocmon LH và FSH cũng như progesterone giảm tiết. Lượng progesterone giảm đến mức sảy thai phụ thuộc vào sự tương tác với các yếu tố còn lại. Trong số các yếu tố này, điều khác biệt của trại chúng tôi so với các trại khác có cùng phương pháp quản lý và giống là hệ thống cho ăn và nuôi chung nái trong ô chuồng tập thể sau khi phối. Và đây sẽ là nơi chúng tôi thực hiện sự thay đổi vào mùa hè năm 2017
Những thay đổi được thực hiện ở mùa hè tiếp theo, năm 2017.
Ở tuần thứ 24, nái được nuôi trong chuồng bầu và thức ăn có năng lượng = năng lượng duy trì + 60%, chúng còn được cho củ cải đường từ sau khi phối giống đến ngày 40 của thai kỳ.
Đã có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ đẻ ở những tháng hè so với năm trước cụ thể tăng 15% (hình 7). Các phương pháp thực hiện đã giữ ổn định tỷ lệ động dục trở lại bất thường vào tháng 7 và tháng 9 nhưng tỷ lệ này vẫn cao ở 2 tuần trong tháng 8 khiến cho tỷ lệ sinh sản chỉ ở mức 70%. Chúng tôi hài lòng với kết quả này và mặc dù vẫn còn có thể tăng thêm nữa tỷ lệ sinh sản nhưng chúng tôi vẫn không biết làm cách nào.
Hình 07: Kết quả năng suất heo nái năm 2016-2017
Những thay đổi nhiều hơn nữa vào mùa hè năm 2018.
Năm 2018 trại xuất hiện dịch PRRS đã làm giảm đáng kể tỷ lệ đẻ trong quý I vì vậy để duy trì tỷ lệ đẻ cho cả năm hơn bao giờ hết cần phải đạt tỷ lệ đẻ tốt vào mùa hè. Kể từ tuần 24 chúng tôi đã thực hiện các phương pháp như năm 2017 (khẩu phần ăn có năng lượng = năng lượng duy trì+ 60% và cho ăn tự do củ cải đường). Tháng 7 bắt đầu với kết quả phối giống tốt ở ngày thứ 24 nhưng lại giảm ở ngày 33.
Sau đó, người quản lý trại đã đưa ra quyết định rằng: trong tháng 7 sẽ được nuôi trong chuồng tập thể với 80 con dùng hệ thống máy cho ăn điện tử, vì vậy gộp các lô nái để thành một nhóm. Liệu rằng việc trộn heo lại như vậy và việc heo phải xếp hàng để lấy thức ăn trong máy có gây ra stress làm giảm lượng hoocmon progesteron và tăng tỷ lệ động dục trở lại bất thường?.
Để giải quyết vấn đề này, từ tuần 31 nái được nuôi trong chuồng tập thể với số lượng 20 con sử dụng máng ăn tự động riêng lẻ. Điều này đảm bảo tất cả heo được ăn ở cùng một thời gian. Ngoài ra kể từ tuần 35 chúng tôi đã sử dụng heo đực thắt ống dẫn tinh nuôi cùng với nhóm heo nái để giảm tính hung hăng và có thể làm tăng lượng progesterone. Kết quả của cả hai sự thay đổi trong khâu quản lý đã rất ấn tượng (hình 9) trong tháng 8,9,10 kết quả đều tốt hơn năm 2018. Chúng tôi đang mong chờ kết quả vào mùa hè năm nay.
Hình 08: Năng suất của heo nái trong năm 2018
Kết luận
Với cùng một cách quản lý trong năm nhưng có thể dẫn đến kết quả khác nhau do heo là động vật sinh sản theo mùa vì vậy chúng ta cần thay đổi cách quản lý phù hợp với điều kiện môi trường để duy trì năng suất trong cả năm.
VietDVM team (theo Pig 333)
Nguồn: VietDVM
- khả năng sinh sản li>
- mùa hè li>
- chăm sóc heo nái li>
- heo nái sinh sản li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất