[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Con dê sữa được loài người mệnh danh là “con bò sữa của người nghèo” vì tầm vóc nhỏ và dễ nuôi nên người nghèo cũng nuôi được mà thực tế chúng cung cấp một lượng sữa khá lớn và chất lượng sữa tốt hơn nhiều so với sữa bò, gần như tương đương với sữa người.
Sữa dê tốt hơn sữa bò
Nếu phân tích về chất lượng sữa dê thì càng thấy rõ sữa dê tốt hơn sữa bò. Mọi người đều cho rằng sữa dê tốt hơn sữa bò vì làm tăng sức khỏe cho con người ở mọi lứa tuổi. Sữa dê được đánh giá là một thực phẩm thuần khiết nhất và hoàn hảo nhất trong các loại thực phẩm. Hơn nữa, sữa dê có lợi cho đường tiêu hóa vì sữa dê giàu các khoáng thực phẩm và chất điện giải dễ tiêu nên được cơ thể hấp thụ và sử dụng tốt hơn sữa bò.
Sữa dê vừa mới vắt
Sữa dê chứa khoảng 12,5% vật chất khô, trong đó: 3,5% protein, 4,1% chất béo, 4,1% đường lactose và 0,8% chất khoáng, còn sữa bò chứa khoảng 12,2% vật chất khô (3,2% protein; 3,6% chất béo; 4,7% đường lactose và 0,7% chất khoáng).
Sở dĩ, sữa dê dễ tiêu hóa và hấp thu vì các phân tử protein của sữa dê có kích cỡ giống với sữa người. Casein trong sữa dê hoàn toàn không gây dị ứng như casein sữa bò. Protein sữa dê rất thích hợp cho những người cần tạo dựng cơ bắp hoặc muốn giảm cân. Sữa dê cung cấp nguồn protein chất lượng cao, giá thành hạ. Sữa dê có nhiều acid amin thiết yếu: tryptophan, isoleucin, lysin, cystine, tyrosin, valine.
Chất khoáng trong sữa dê giàu kalium (K), selenium (Se), calcium (Ca), phosphor (P), magnesium (Mg), đồng (Cu), mangan (Mn). Chúng ở dạng lỏng, nhưng có thể tinh chế thành dưỡng chất đặc. Một cốc sữa dê chứa khoảng 32,6% nhu cầu Ca và 2,7% P hàng ngày cho cơ thể (còn sữa bò, tương ứng là 29,7% và 23,2%). Vì vậy, sữa dê chống được các nguy cơ giòn, loãng và gẫy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh đau nửa đầu, điều hòa huyết áp v.v. . . Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn pho mát chế biến từ sữa dê đã tăng tỷ trọng khoáng trong xương cao hơn 3 lần so với người uống thuốc bổ Ca kèm với vitamin D3. Sữa dê giàu K, mà K có tác dụng duy trì huyết áp ở ngưỡng an toàn. Một cốc sữa dê có chứa 480,7 mg K, 121,5 mg Na và được xem là dược phẩm tốt ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Hàm lượng đường trong sữa dê thấp hơn so với sữa bò: 100 g sữa dê có chứa 4,4 g lactose. Với những người không dung nạp được lactose từ sữa bò thì sữa dê là một thực phẩm thay thế có hiệu quả.
Sữa đầu của dê phong phú các globulin miễn dịch, cytokines, lactoferrin và nhiều phân tử miễn dịch chủ yếu. Những thành phần này có nhiều vai trò khác nhau. Ví dụ: cytokine điều hòa được sự thành thục, sự sinh trưởng, nhưng lại không phải là hormone vì nó được sản sinh ra từ nhiều tổ chức khác nhau chứ không phải từ một tuyến biệt hóa nào như hormone thông thường. Những “hormone” này duy trì cho sự thông tin giữa các tế bào miễn dịch hoạt động, nhờ đó, cơ thể con người được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài.
Chất béo của sữa dê có nhiều axit béo chuỗi trung bình hoặc chuỗi ngắn, cần thiết cho phát triển của não, tốt cho sự tỉnh táo tinh thần, có lợi cho sinh lực và chức năng miễn dịch. Sữa dê chứa 35% axit béo. Sữa dê làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể và thân thiện với những ai có vấn đề về đường ruột. Trong sữa dê có nhiều axit béo kháng sinh như caprylic và axit capric. Kem từ sữa dê được ăn cỏ rất phong phú axit linoleic kết hợp là thành phần dùng điều trị ung thư, chứng béo phì, suy mòn, xơ vữa động mạch, cải thiện chức năng của insulin và làm giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh cúm lợn, cải thiện khả năng thể thao.
Trong sữa dê có hormone IGF-1 (Insulin-like growth factor 1) là hormone có cấu trúc phân tử tương tự insulin, có vai trò kích thích sinh trưởng khi con vật còn nhỏ và tiếp tục giữ vai trò đồng hóa khi con vật trưởng thành và estrogen, nhưng nồng độ thấp hơn so với sữa bò. Một trong những điều thuyết phục người tiêu dùng là ngành dê sữa không bao giờ dùng đến các hormone sinh trưởng để tăng năng suất sữa.
So với sữa bò, sữa dê có hàm lượng vitamin A, B2, B3 cao hơn, nhưng vitamin B12, C và D lại thấp hơn. Sữa dê cung cấp riboflavin dưới 2 dạng: flavin adenine dinucleotide và flavin monodinuleotide, cả hai dạng đều liên kết với các enzyme flavoprotein tạo ra phản ứng sản xuất năng lượng gốc oxy, nhất là ở những nơi cần đến nguồn năng lượng này như tim, cơ bắp.
Do giá trị sữa dê tốt hơn sữa bò nên “Sữa dê và pho-mat dê được sản xuất ra tại Trung tâm đều được đặt mua bởi các sứ quán và các tổ chức quốc tế ở Hà Nội, hầu như rất ít khi còn dư để bán ra ngoài” được khẳng định bởi Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Viện Chăn nuôi.
Sản lượng sữa của các giống dê khác nhau
Dê sữa được nuôi tại Trung tâm Dê và Thỏ Sơn Tây (Ba Vì – Hà Nội)
Trong thực tế, khi so sánh sản lượng sữa giữa các giống dê khác nhau, do các giống có độ dài chu kỳ sữa và khối lượng khác nhau nên để có thể so sánh một cách công bằng khả năng sản xuất sữa, người ta tiêu chuẩn hoá lượng sữa sản xuất ra của mỗi con giống theo khối lượng và thời gian, thường là sản lượng sữa/khối lượng cơ thể/năm.
Đến nay, Việt Nam đã nhập một số giống dê thịt, sữa cao sản từ Ấn Độ, Mỹ, Úc, Pháp với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trên thế giới có nhiều giống dê chuyên sữa, thịt hoặc kiêm dụng vừa cho thịt, vừa cho sữa. Nổi tiếng nhất về những giống dê sữa là giống dê Saanen, Alpine, Toggenburg.
Giống dê Saanen: Giống dê Saanencó tầm vóc lớn, cân đối, thành thục sớm và cho sản lượng sữa cao. Dê đực khi 2 tuổi nặng tới 60 kg, 3-5 tuổi nặng 70 kg, có con còn nặng tới 100 kg. Dê cái thì nhỏ hơn, chỉ khoảng 50-60 kg. Chu kỳ tiết sữa của dê Saanen kéo dài khoảng 8 – 10 tháng và sản lượng sữa chu kỳ trung bình 800-1.000 lít/năm.
Giống dê sữa Alpine: Giống dê Alpinee có lông đen nhưng điểm các khoang trắng dọc thái dương xuống má, ở mông và ở cả chân. Giống dê này cũng có tầm vóc to, cao và sản lượng sữa cũng đạt khoảng 800-900 kg/năm. Giống dê này dễ nuôi và hiệu quả cao.
Giống dê Toggenburg: Giống dê Toggenburg cũng là một giống dê chuyên sữa cũng không thua kém giống dê Saanen nổi tiếng. Mỗi ngày, một con dê Toggenburg có thể cho khoảng 2,4-5,2 lít sữa. Như vậy, nếu nuôi một con dê Toggenburg có thể đủ lượng sữa cho cả một gia đình khoảng 5-7 người sử dụng thoải mái.
PGS TS Nguyễn Văn Đức
Hội Chăn nuôi Việt Nam
- nuôi dê sữa li>
- Sữa dê li>
- dinh dưỡng li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất