[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Derzsy’s là bệnh do Parvovirus gây ngắn mỏ, rụng lông, còi cọc ở Vịt – Ngan.
1. Đặc điểm và nguyên nhân
a. Lịch sử bệnh
- Phát hiện lần đầu ở ngỗng con Trung Quốc năm 1956, sau đó được Fang (1981), Zhang (1982) nghiên cứu mô tả.
- Derszy (1960 – 1970) đã phân lập virus và nghiên cứu đầy đủ về bệnh nên gọi là “Bệnh Derszy”.
- Bệnh được phát hiện ở ngỗng và ngan: Ba Lan, Pháp, Tiệp khắc, CHLB Đức, Hungary, Bulgary, Hà Lan, Liên Xô Cũ (R.E. Gough, 2003)
- Ngày nay, bệnh cũng thấy ở các nước châu Á, châu Phi nhập ngan và ngỗng từ các nước có lưu hành bệnh.
- Ở Việt Nam: Bệnh phát hiện lần đầu gọi là “Bệnh dịch tả ngỗng” ở đàn ngỗng huyện Gia Lâm (Nguyễn Văn Hanh, 1966-1967). Theo Tô Long Thành (2005) Bệnh xuất hiện ở ngan Pháp nhập nội, làm ngan chết 90% – 100% ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai… từ 1998 – 2001.
- Hiện nay, bệnh này đang xuất hiện trên diện rộng ở cả ba miền của nước ta, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi vịt thịt.
b. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do do Parvovirus, họ Parvoviridae. Virus này không có quan hệ kháng nguyên với các Parvovirus gây bệnh ở các loài thú và người. Virus có kích thước nhỏ: 20-24nm, đề kháng Cloroform, ở 4º C tồn tại nhiều năm; sống được 2 – 3 tuần ở phân, rác chuồng trại; bị diệt ở 56º C.
- Bệnh xuất hiện phổ biến ở ngan, ngỗng, vịt lai ngan, các giống vịt siêu thịt và lây lan nhanh chóng qua các đàn vịt Grimaud cùng nuôi trong trại hay nuôi ngay lứa sau đó mà không thực hiện tốt các khâu vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi…
- Bệnh có tác động mạnh tới đàn vịt dưới 5 tuần tuổi và có tỷ lệ chết cao trong khoảng từ 8 đến 15 ngày tuổi. Ở ngan, ngỗng 1- 3 tuần tuổi bị bệnh viêm đường hô hấp, viêm ruột, viêm cơ tim, viêm gan…Ngan, ngỗng 2 – 3 tháng tuổi bị bệnh thể thần kinh.
- Bệnh truyền dọc: do vịt ngan, ngỗng bị bệnh truyền virus qua trứng. Ngan ngỗng cái mang virus sau 3 năm.Bệnh cũng lây truyền qua đường tiêu hoá do thuỷ cầm ăn uống phải virus
2. Triệu trứng của bệnh Derszy’s
- Thời gian ủ bệnh: 3 – 5 ngày. Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh biểu hiện qua 3 thể khác nhau: Quá cấp tính, cấp tính, á cấp tính và mạn tính.
a. Thể quá cấp tính:
- Thường xảy ra ở ngan, ngỗng non 1 – 3 tuần tuổi chết đột ngột, không rõ triệu chứng.
b. Thể cấp tính:
- Con vật bỏ ăn sốt cao (Tăng nhiệt (45 – 46ºC), chảy dịch mũi, nước mắt liên tục; thở khó, khẹc mũi.
- Ỉa chảy, phân trắng xanh, có mùi tanh, dính bết hậu môn, nằm bệt và chết 100% sau 2 – 5 ngày.
- Tỷ lệ chết ở vịt, ngan, ngỗng 2 – 3 tuần tuần tuổi có thể dưới 10%, mặc dù mức độ nhiễm bệnh có thể cao
- Tỷ lệ chết còn phụ thuộc vào việc kiẻm soát các bệnh nhiễm trùng kế phát do vi khuẩn, nấm hoặc virus.
c. Thể á cấp tính:
Thể bệnh này thường gặp ở những vịt ngan già hoặc trưởng thành, xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng kéo dài hơn:
- Ban đầu con vật biểu hiện chán ăn, chảy nước và yếu cơ di chuyển miễn cưỡng.
- Có dịch ở mắt và mũi. Mí mắt sưng và có màu đỏ.
- Tiêu chảy phân trắng có thể thấy rõ ở nhiều loài thuỷ cầm
- Lưỡi và xoang miệng phủ màng giả firbin
- Con vật sống sót qua giai đoạn cấp tính có thể song sót, nhưng bệnh kéo dài hơn.
- Xương giòn, dễ gãy và bại liệt
d. Thể mạn tính:
- Trong đàn, có nhiều con còi cọc, mỏ ngắn, thè lưỡi, chân đứng không vững do bị dị dạng.
- Mất lông (lông) quanh lưng và cổ, và đỏ da rõ rệt.
- Chất lỏng ascitic có thể được tích tụ trong bụng, khiến cho những con vật đứng trong tư thế giống chim cánh cụt
- Vịt phân đàn mạnh, độ đồng đều rất thấp.
3. Bệnh tích mổ khám
Mổ khám bệnh tích nhận thấy:
- Cơ tim, gan, thận viêm sưng và nhạt mầu.
- Xoang bụng chứa nhiều tương dịch, có khi đặc như gelatin.
- Thoái hoá xương, hoại tử đầu khớp à đứng đi lại khó khan
- Viêm, xuất huyết niêm mạc ruột, có fibrin, tích nước trong xoang ngực.
4. Chẩn đoán bệnh
- Chẩn đoán lâm sàng: Ngỗng ngan non (1-3 tuần tuổi) với hội chứng viêm đường hô hấp và tiêu hoá cấp, chết 100%.
- Chẩn đoán virus: phân lập virus trên phôi trứng 10 – 15 ngày hoặc trên các môi trường tế bào.
- Chẩn đoán miễn dịch : dùng các phương pháp trung hoà virus (VNT), phương pháp ELISA, phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT) và PCR để chẩn đoán bệnh
5. Biện pháp phòng và can thiệp
a. Biện pháp phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng Vacxin nhược độc tiêm vào xoang bụng cho vịt, ngan, ngỗng con một ngày tuổi, sau 21 ngày tiêm nhắc lại lần 2.
- Đối với ngan, ngỗng sinh sản cần tiêm vacxin vô hoạt vào bắt đầu mùa đẻ trứng và giữa kỳ đẻ trứng. Miễn dịch kéo dài từ 6 – 8 tháng.
- Phát hiện sớm ngan, ngỗng bệnh để loại khỏi đàn
- Vệ sinh phòng bệnh: giữ sạch nguồn nước, thức ăn và đảm bảo chuồng trại, nơi chăn thả không bị ô nhiễm.
- Giảm các yếu tố Stress với ngan, ngỗng con (điều kiện thời tiết, dinh dưỡng và thức ăn, điều kiện chăn thả…)
- Không nhập ngan, ngỗng từ các khu vực có bệnh lưu hành.
b. Biện pháp can thiệp
Đây là bệnh không có hoá dược điều trị bệnh. Có thể điều trị bằng kháng huyết thanh sớm cho vịt, ngan, ngỗng bị bệnh.
Tiến hành tách lọc vịt có biểu hiện lâm sàng, chăm sóc
Sử dụng kháng thể của Sinder
Đây là sản phẩm của hãng vaccine Sinder của Trung Quốc. Cách sử dụng như sau:
- Để phòng ngừa khẩn cấp:
– Vịt, ngan, ngỗng 1 ngày tuổi: tiêm 1 liều duy nhất: 0,5 ml/con;
– Vịt ngan, ngỗng từ 2-5 ngày tuổi, tiêm liều duy nhất: 0,5-0,8ml/con.
- Đối với điều trị: Vịt, ngan, ngỗng bị nhiễm bệnh, liều tiêm: Vịt con: 1,0; vịt lớn: 1,5ml/con, liệu trình 1 mũi tiêm có tác dụng kéo dài 7 – 10 ngày.
- Lưu ý có thể pha chung với Ceftiofur hoặc Cefotaxime để phòng bội nhiễm các bệnh bội nhiễm.
Điều trị triệu chứng
- Hạ sốt: Sử dụng paracetamol hạ sốt cho toàn đàn
- Xương giòn, dễ gẫy, bại chân: Lưu ý bổ sung khoáng chất, đặc biệt là Ca, P… trong quá trình can thiệp.
- Trợ sức, trợ lực: Bổ sung các vitamin tổng hợp, khoáng chất, men tiêu hoá (kích thích mọc lông, sinh trưởng…)
Nguyễn Văn Minh, Thạch Văn Mạnh, Hà Văn Linh
– Animal Health, Mavin Group
Hoàng Minh Sơn, Đinh Phương Nam
– Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Liên hệ tư vấn: 0975.515.383
- chăn nuôi ngan li>
- bệnh Derzsy’s li>
- chăn nuôi vịt li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cho mình hỏi hiện tại đã có vx rụt mỏ chưa ạ?
pha chung vời kháng sinh ceptifua bột hay nước vậy ak. ma pha chung với cua công ty nao z ak
Mua vacxin sinder chuẩn ở đâu vậy? Cảm ơn!
Cho hỏi ngan 3 tháng tuổi ăn uống bình thường,tự nhiên bại liệt 2 chân.có con bị bại 1 chân đi khập khiễng .cho hỏi là bị bệnh gì và điều trị như thế nào.