Đó là chia sẻ của bà Rungphech Chitanuwat (Ảnh), Giám đốc Kinh doanh Công ty UBM Asia (Tập đoàn UBM) với phóng viên Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam về Triển lãm Vietstock 2016 sắp diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 19-21/10/2016.
Bà có thể giới thiệu đôi nét về Công ty UBM Asia?
Công ty UBM Asia (Thuộc sở hữu của Tập đoàn UBM, được niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn) là đơn vị triển lãm hàng đầu ở khu vực châu Á và đơn vị tổ chức hoạt động thương mại lớn nhất tại Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Được thành lập với trụ sở chính tại Hong Kong và các công ty con trên khắp châu Á và Mỹ. Công ty UBM Asia có một mạng lưới toàn cầu rộng lớn tại hơn 25 thành phố chính với 30 văn phòng và hơn 1.400 nhân viên.
Là đơn vị triển lãm đã gắn bó lâu năm với ngành chăn nuôi Việt Nam. Bà đánh giá thế nào về ngành chăn nuôi Việt Nam hiện tại và trong tương lai?
Tôi nghĩ Việt Nam đang có một nền chăn nuôi đầy tiềm năng. Bằng chứng là trong những năm vừa qua, ngành này đã gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. Tính riêng trong năm 2015, Việt Nam đã sản xuất 4.8 triệu tấn thịt, 8.87 tỉ quả trứng và 723.153 tấn sữa. Đặc biệt, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người của Việt Nam đã chạm mốc 7.8 kg/người/năm. Đây cũng chính là kết quả của việc dân số và thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh.
Ngoài ra, tôi nhận thấy ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tập đoàn lớn trong khu vực. Cụ thể là trong những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp có mức đầu tư lớn vào ngành như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn TH, Tập đoàn Dabaco,…
Với những kết quả đó, tôi cảm thấy vô cùng lạc quan với sự phát triển của ngành chăn nuôi trong tương lai. Với đà tiếp tục tăng trưởng của nền kinh tế hiện tại và sự gia tăng nhu cầu trong việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng, ngành chăn nuôi Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một ngành quan trọng và hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Nội dung chính và điểm mới của Vietstock 2016 là gì thưa bà?
Năm nay, Triển lãm chăn nuôi VIETSTOCK 2016 sẽ được tổ chức dưới chủ đề “Nâng cao an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Nguyên nhân là do sự vận động phát triển liên tục của các sản phẩm trong ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt đã giúp chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng và tính thực tiễn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam nâng cao chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm để có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cho ra mắt Hội thảo Quốc tế Chuyên ngành Chăn nuôi Thủy sản Việt Nam 2016, được tổ chức kết hợp cùng Triển lãm chăn nuôi VIETSTOCK 2016. Việc kết hợp này nhằm mục đích tạo nên một sự kiện có thể hỗ trợ toàn diện cho các thành viên trong ngành chăn nuôi. Do hiện tại, rất nhiều các đơn vị trưng bày cũng như khách tham dự tại VIETSTOCK 2016, đang hoạt động cùng lúc trong nhiều lĩnh vực từ chăn nuôi gia súc gia cầm cho đến thủy sản.
Đặc biệt, tại sự kiện lần này, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu đến khách tham dự chương trình “Kết Nối Doanh Nghiệp”. Đây là một hệ thống trực tuyến hỗ trợ khách trưng bày và khách tham quan có thể dễ dàng tìm kiếm và lập kế hoạch lên lịch hẹn trực tiếp nhau trước khi triển lãm diễn ra. Giờ đây, việc gặp gỡ các đơn vị tham dự có thể tìm kiếm và gặp gỡ chính xác các đối tác phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Những lợi ích lớn từ Vietstock đối với ngành chăn nuôi, doanh nghiệp và người chăn nuôi như thế nào, thưa bà?
Trong ba ngày diễn ra triển lãm (từ 19-21/10/2016), sẽ có hơn 300 đơn vị trưng bày trong nước và quốc tế sẽ tập trung tại VIETSTOCK 2016 để giới thiệu những sản phẩm, kỹ thuật tân tiến nhất của mình cũng như tìm kiếm các nhà phân phối và đối tác tại Việt Nam. Vì vậy, đây sẽ là dịp để cho các đơn vị doanh nghiệp chăn nuôi tại Việt Nam có thể tiếp cận các sản phẩm kỹ thuật mới cũng như tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh mới cho mình.
Còn đối với người chăn nuôi, chúng tôi sẽ mang đến các chương trình hội thảo chăn nuôi toàn diện do các chuyên gia hàng đầu trong ngành trình bày. Qua đó, bà con có thể tham khảo những phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi mới để có thể áp dụng trong việc gia tăng năng suất cho trang trại của mình.
Với việc mang đến những thiết bị và kiến thức hữu ích và thiết lập cầu nối cho các đơn vị chăn nuôi trong nước và quốc tế có thể dễ dàng gặp gỡ và hợp tác với nhau. Chúng tôi hy vọng, có thể góp một phần công sức để nâng tầm các sản phẩm và thương hiệu hiệu chăn nuôi Việt Nam trên trường quốc tế.
Bà có chia sẻ gì với doanh nghiệp, người chăn nuôi Việt Nam hiện nay?
Cập nhật kiến thức và kỹ thuật là điều vô cùng quan trọng để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng và năng suất cao, tạo điều kiện có thể mang những sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Triển lãm chăn nuôi VIETSTOCK 2016 là một trong những sự kiện đặc biệt có thể mang đến cho tất cả những yếu tố đó cho các thành viên chăn nuôi. Vì vậy, tôi hy vọng trong ba ngày triển lãm sắp tới, tất cả quý vị hãy tận dụng tốt cơ hội này, để có thể mang những kiến thức và công nghệ mới về áp dụng để tăng năng suất và chất lượng cho các sản phẩm chăn nuôi của mình.
Trân trọng cảm ơn bà!
Gia Hưng (thực hiện)
Thông tin về Triển lãm VIETSTOCK 2016.
Do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) chủ trì kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 2004. VIETSTOCK 2016, là một sự kiện quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt hàng đầu Việt Nam. Sự kiện năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 19 – 21/10/2016 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Thông tin chi tiết tại: www.vietstock.org
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất