Đối xử nhân đạo với vật nuôi sẽ giúp cho chất lượng thịt vật nuôi được đảm bảo, đồng thời là một bước tiến mới trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Từ ngày 1-1-2020, Luật Chăn nuôi 2018 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới liên quan đến vấn đề đối xử nhân đạo với vật nuôi. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân phải có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; hạn chế làm chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi.
Tạo ra được những con giống tốt, khỏe.
Anh Nguyễn Danh Quang, một huấn luyện viên chó thuộc Trung tuân Huấn luyện chó nghiệp vụ Tokio (quận Gò Vấp, TP.HCM), cho biết quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi không còn là vấn đề mới. Quy định này đã có ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Việc bổ sung những quy định mới này sẽ giúp người dân nâng cao ý thức trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc những con vật mà mình đang sở hữu, kinh doanh. Mục đích của các quy định này nhằm xóa bỏ những hành động thô bạo, đối xử thiếu nhân đạo với động vật.
Đối xử nhân đạo đối với vật nuôi trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ là đưa người chăn nuôi tiến đến quy trình chuyên nghiệp, nhân văn.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu làm được điều này sẽ cho ra đời những con giống khỏe, tốt.
“Bản thân là huấn luyện viên chó, tiếp xúc và làm việc với loài động vật này nhiều năm nên tôi hiểu được loài chó nói riêng và vật nuôi nói chung cần được đối xử tử tế, ít nhất là không bị ngược đãi. Do vậy, khi thấy chó hay vật nuôi nào gần gũi với con người bị hành hạ là cảm thấy rất khó chịu và tức giận. Không hiểu tại sao họ lại có thể xuống tay tàn nhẫn với vật nuôi để làm thú vui. Cần nghiêm trị những trường hợp này thật mạnh tay để thấy rằng động vật cũng có bản năng và trí tuệ của nó” – anh Quang nói.
Giới trẻ ngày càng có xu hướng nuôi những con vật như chó, mèo và đối xử với chúng như những người bạn. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Không để con vật nhìn thấy đồng loại bị giết
Một quy định đáng chú ý trong luật này quy định trong quá trình giết mổ vật nuôi phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ, không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Ông Lê Việt Bảo, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, cho biết về nguyên tắc thì trước khi giết mổ động vật chăn nuôi phải gây ngất.
Cách giết mổ khi gia súc, vật nuôi còn sống sẽ gây đau đớn, dẫn đến thịt bị dai, có nhiều trường hợp máu còn tụ lại thì chất lượng thịt chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Lý do là cách giết này ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của gia súc, vật nuôi.
Ngoài ra, nếu trong quá trình giết mổ nếu để vật nuôi nhìn thấy những con vật khác bị giết thì chúng sẽ bị căng thẳng, ức chế (stress). Với những con vật bị stress thì chất lượng thịt cũng bị ảnh hưởng xấu.
Theo nhận định của ông Lê Việt Bảo, hiện tại với những nơi giết mổ công nghiệp thì có thể thực hiện được điều này, bởi mỗi một công đoạn giết mổ sẽ có khu vực riêng.
Còn với các lò giết mổ thủ công thì khoảng cách từ chuồng đến chỗ gây ngất khá gần nhau, vật nuôi chắc chắn sẽ chứng kiến cảnh đồng loại bị giết và bị ảnh hưởng về tâm lý.
“Trong Luật Thú y cũng đã quy định về quy trình giết mổ vật nuôi, tuy nhiên những quy định về tính nhân đạo lại không được quy định chi tiết như Luật Chăn nuôi này. Luật Chăn nuôi được xem là quy định xuyên suốt và phù hợp với những quy định trước đây” – vị chi cục trưởng nói.
Những quy định trên thoạt nghe tưởng như xa xỉ nhưng lại rất cần thiết cho đời sống chúng ta. Được biết dự thảo nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chăn nuôi đang được Bộ NN&PTNT trình Chính phủ xem xét để thông qua.
Vật nuôi khiếp sợ khi nhìn thấy đồng loại bị giết
Trước đây để làm một con bò thì tôi không dùng điện để chích mà thời điểm đó lò của tôi dùng búa tạ để đập vào đầu con bò cho tới lúc nó ngất đi. Còn heo thì đem ra chỗ giết mổ cách chuồng trại nhốt những con heo còn lại chỉ vài mét.
Có hôm khi nhìn thấy đồng loại của mình bị chọc tiết, những con heo còn lại trong chuồng sợ hãi, co cụm vào một góc tường, bỏ ăn. Chó thì cũng tương tự vậy, chỉ nằm một chỗ và bỏ ăn sau khi thấy đồng loại bị giết.
Tôi không còn làm nghề này nữa phần là vì sau nhiều năm cầm dao giết mổ tinh thần bị ảnh hưởng khi thấy những con vật nuôi đau đớn trước khi chết, rồi cảnh máu me. Tay tôi giờ cầm dao cũng nhát, không dám giết mổ nhiều vì sợ.
Mục đích của con người khi nuôi các loài động vật hầu hết để thịt ăn duy trì sự sống, chứ có phải ai cũng nuôi để làm cảnh đâu mà phải lo nghĩ nhiều đến việc chúng buồn hay đau đớn khi bị giết mổ.
Tuy nhiên, việc mang con vật ra để đánh đập, tra tấn, hành hạ, gây đau đớn trước khi giết chúng là điều hoàn toàn không nên. Cần chọn phương pháp giết mổ nào để cho vật nuôi bớt đau đớn nhất.
Tôi hoàn toàn nhất trí với những quy định mới về đối xử nhân đạo với vật nuôi vì nó rất nhân văn.
Anh ĐẶNG VĂN CHƯƠNG,
từng là chủ một lò giết mổ,
nay đã nghỉ công việc này
- phúc lợi động vật li>
- nhân đạo với vật nuôi li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất