Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã cho biết như trên khi thông tin về công tác thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2019.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại một doanh nghiệp trong nước. Ảnh minh hoạ.
Trong năm 2019, Cục Chăn nuôi đã tổ chức 3 đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đồng thời ban hành 42 kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định về hoạt động kiểm nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; quản lý giống vật nuôi và môi trường chăn nuôi.
Cùng với đó là việc chấp hành các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận hợp quy, đánh giá giám sát; nhãn mác hàng hóa; công bố và sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Kết quả thanh tra cho thấy, nhiều đơn vị thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với trang trại sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi không đầy đủ các nội dung theo quy định; lưu giữ hồ sơ theo dõi giống, hồ sơ đánh giá chứng nhận tại trang trại được chứng nhận VietGAP không đầy đủ, hoặc không lưu. Nhiều trang trại không thực hiện đánh giá giám sát chứng nhận VietGAP do trang trại không còn chăn nuôi hoặc không có kinh phí.
Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, đáng lo ngại là trong năm 2019, vẫn còn tình trạng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trái phép. Trong năm qua, Cục đã phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 lô hàng, với hành vi vi phạm hành chính chủ yếu là nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không phù hợp với chất lượng đã công bố.
Cơ quan chức năng đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 815 triệu đồng. Đồng thời, buộc tiêu hủy 2 lô hàng, buộc chuyển đổi mục đích sử dụng 1 lô hàng, buộc tái xuất 5 lô hàng, buộc tái chế 2 lô hàng, buộc công bố lại 10 lô hàng và phạt cảnh cáo 10 đơn vị.
Dù vẫn còn tình trạng nhập khẩu trái phép, tuy nhiên, có một điểm sáng trong năm 2019 là Cục Chăn nuôi không phát hiện đơn vị nào sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Lâm Nguyễn
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất