Michel Mahé ở tỉnh Seine-et-Marne, Pháp. Ông vừa chăn nuôi bò sữa, vừa cung cấp khí sinh học (biogas).
Những người chăn nuôi như Michel Mahé cho biết mùi hôi của phân động vật là mối bận tâm hàng đầu của họ nên ý tưởng loại bỏ mùi hôi này luôn thôi thúc họ. Giải pháp là sản xuất biogas: nước thải gia súc được dẫn vào bể lên men bằng đường ống ngầm, tại đây sẽ xảy ra quá trình kỵ khí và sản sinh khí sinh học. Sau đó khí này được công ty GRDF (một công ty con của tập đoàn điện lực EDF) phân phối. Bên cạnh đó, các chất thải nông nghiệp được xử lý thành phân hữu cơ không mùi.
Mỗi năm, quá trình này sử dụng 10000 tấn nguyên liệu đầu vào: trong đó 1/3 phân chuồng, 1/3 sản phẩm trồng trọt, 1/3 thực phẩm nông nghiệp dư thừa… Hỗn hợp được nghiền trong máy trộn trước khi cho vào bể chứa 3.600 m3. Trong bể bê tông, hỗn hợp nghiền được xử lý ở nhiệt độ 40°C không có oxy, được đậy bằng một chiếc nắp cong chuyên dụng. Khí metan được tinh chế thành nhiều chất khác và được công ty GRDF kiếm tra chất lượng. Sau khi được tinh chế, khí sinh học trên được đưa vào mạng lưới khí quốc gia cách đó 7km. Mạng lưới này cung cấp đủ cho 1.500 hộ gia đình.
Một cơ sở sản xuất biogas ở Pháp
Ngành sản xuất biogas đang bùng nổ ở Pháp. Giống như khí tự nhiên (có nguồn gốc từ hoá thạch), khí sinh học có thể được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn và làm nhiên liệu cho động cơ (bioGNV), hơn nữa đây còn là loại khí có thể tái tạo.
Ở Pháp, khí sinh học được những người nông dân sản xuất là chủ yếu, việc này giúp họ tăng thu nhập, tạo việc làm và sản xuất phân bón…
Hiện nay, Pháp có 133 điểm kết nối khí sinh học vào mạng lưới khí chung, trong đó 32 địa điểm được xây dựng vào năm 2019. Năm ngoái, sản lượng khí sinh học tăng gấp đôi, từ 1 đến 2 TWh, nhưng vẫn chiếm phần rất nhỏ trong mức tiêu thụ khí đốt 450 TWh của Pháp. Chính phủ Pháp muốn lượng khí tái tạo đạt 10% tổng lượng khí tiêu thụ vào năm 2030. Nhưng với GRDF, có thể đạt tới 30% vì chất thải nông nghiệp có tiềm năng tạo ra đến 150 TWh.
Tổng giám đốc GRDF Edouard Sauvage cho biết: “Đây là một cuộc cách mạng đang diễn ra. Chúng tôi tin rằng đến năm 2050, khí tự nhiên sẽ được thay bằng khí tái tạo, thông qua các cách khác nhau như sản xuất khí sinh học, hoặc các kỹ thuật như xử lý hỗn hợp sinh khối hoặc sản xuất hydro”.
Các ngân hàng cũng đang hỗ trợ cho giải pháp này. Ông Mahé, người đã đầu tư 6 triệu euro (18% được viện trợ từ ngân hàng khu vực) vào dự án biogas, dự báo sẽ thu lợi nhuận trong 10 năm tới.
Ở Pháp có 1000 dự án biogas đang được nghiên cứu, nhưng các nhà sản xuất khí sinh học muốn có sự hỗ trợ từ chính phủ: theo Kế hoạch năng lượng đa phương của Pháp (PPE), dự kiến sẽ có 6 TWh được kết nối với mạng lưới khí chung vào năm 2023.
Ông Mahé tự hào về dự án của mình. Bước tiếp theo, ông dự định sẽ trang bị cho trại chăn nuôi mình những tấm pin năng lượng mặt trời.
Biên dịch: Nh. Thạch (theo AFTP)
Nguồn tin: PetroTimes
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất