Nisin (C143H230N42O37S7) là một bacterioxin, cấu tạo gồm 34 axit amin, có khối lượng phân tử 3.5 kDa, được tổng hợp bởi một số chủng thuộc loài Lactococcus lactis. Phạm vi ứng dụng trong bảo quản thực phẩm của nisin khá rộng, từ các sản phẩm tươi sống đến các loại thực phẩm lên men, đóng hộp, dạng rắn cũng như dạng nước. Sử dụng nisin thường không làm thay đổi cảm quan, không làm biến đổi chất lượng, không để lại dư lượng trong thực phẩm. Ngoài ra, dùng nisin để bảo quản thực phẩm đóng hộp sẽ làm giảm nhiệt độ và thời gian thanh trùng. Vì vậy, nisin đã trở thành chất chuyên biệt nguồn gốc sinh học có giá trị để bảo quản thực phẩm, khắc phục được nhược điểm của các phương pháp sử dụng hóa chất, chất kháng sinh, chiếu xạ. Hiện nay, nisin nằm trong danh mục các chất phụ gia có ký hiệu quốc tế E234, đã và đang được dùng để bảo quản thực phẩm ở hơn 50 quốc gia.
Tại Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan đầu tiên khởi xướng những nghiên cứu về nisin. Trong khuôn khổ đề tài cấp Viện KHCNVN, các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học đã tiến hành nghiên cứu công nghệ lên men và thu hồi nisin từ vi khuẩn Lactococcus lactis. Nội dung nghiên cứu bao gồm: lựa chọn môi trường, thành phần môi trường, tác động của pH đối với sinh trưởng và tổng hợp nisin của chủng Lactococcus lactis 145, nghiên cứu thiết lập mô hình lên men và công nghệ thu hồi nisin. Kết quả đã thiết lập được quy trình lên men điều khiển và quy trình thu hồi bằng hấp phụ tế bào, nhờ đó năng suất tổng hợp nisin của chủng tăng lên gần hai lần và sản phẩm nisin thu được có độ tinh sạch rất cao.
Nghiên cứu lựa chọn môi trường, thành phần môi trường, tác động của pH đối với sinh trưởng và tổng hợp nisin của chủng Lactococcus lactis 145
Để thiết lập quy trình lên men, các nhà khoa học đã tiến hành chọn lọc chủng có hoạt tính tổng hợp nisin cao, lựa chọn môi trường, thành phần môi trường cũng như các nguyên liệu thay thế thích hợp để sử dụng cho lên men thể tích lớn. Kết quả đã chọn được chủng Lactococcus lactis 145 có hoạt tính tổng hợp nisin tốt nhất và ổn định. Môi trường CM có nguồn cacbon là sacaroza cho năng suất sinh tổng hợp nisin của chủng tốt hơn so với các môi trường MRS và M17. Trong công thức môi trường CM, hàm lượng sacaroza 40g/l, K2HPO4 10g/l đựơc xác định là có ảnh hưởng rất mạnh, trong khi nguồn thay thế cho pepton và cao malt là sữa đậu nành 20% cũng rất thích hợp để lựa chọn cho lên men ở thể tích lớn.
Động thái sinh trưởng và sinh tổng hợp nisin của chủng Lactococcus lactis 145
Bên cạnh đó, pH là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đặc biệt đối với lên men vi khuẩn lactic nói chung và tổng hợp nisin nói riêng. Việc giảm pH trong các quá trình lên men lactic là một quy luật và có tác động đặc biệt đến sinh tổng hợp nisin của chủng L.lactis 145. Động thái sinh trưởng và sinh tổng hợp của chủng 145 phản ánh những biến diễn cũng như tác động của việc giảm pH đối với quá trình sử dụng cơ chất sacaroza, sinh trưởng và tổng hợp nisin.
Nghiên cứu thiết lập mô hình lên men
- Mô hình lên men không điều chỉnh
Ở mô hình lên men thông thường, hoạt tính sinh tổng hợp nisin tăng nhanh, gần như song hành với quá trình sinh trưởng, đạt cực đại 1960 IU/ml tại thời điểm sau 12h nuôi cấy. Đây cũng chính là thời điểm mà sự sinh trưởng đạt tối đa.
- Mô hình lên men điều chỉnh pH
Mối liên hệ giữa hai quá trình sinh axit lactic và tổng hợp nisin diễn ra ở L.lactis 145 được chủ động điều khiển trong suốt quá trình lên men. Việc cố định được pH đã tạo điều kiện cho chủng 145 có quá trình trao đổi chất tốt hơn, sử dụng năng lượng, nguồn cacbon mạnh mẽ hơn, sinh trưởng tốt hơn và tổng hợp nisin mạnh hơn. Hoạt tính tổng hợp nisin đạt cực đại sớm hơn so với kiểu lên men thông thường, tại 10h đạt 2750 IU/ml so với 1960 IU/ml sau 12h của trường hợp lên men thông thường. Tuy nhiên, trong mô hình này, quá trình tổng hợp nisin diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn, đặc biệt thời gian mà hoạt tính tổng hợp nisin đạt cực đại rất ngắn.
Động thái sinh trưởng và sinh tổng hợp nisin của chủng L.lactis 145 trong lên men cố định pH=6.5
Mô hình lên men cố định pH và bổ sung nguồn các bon
Trong mô hình lên men cố định pH và bổ sung nguồn cacbon, quá trình sinh tổng hợp nisin đạt cực đại ở mức cao hơn rất nhiều so với hai mô hình trước. Hoạt tính tổng hợp nisin đạt cực đại là 3450 IU/ml ở giờ thứ 10 so với 1960 IU/ml ở lên men thông thường và 2750 IU/ml ở lên men cố định pH. Thời gian tổng hợp nisin ở mức cao, từ 3100 đến 3500- 3450 -3200 IU/ml diễn ra từ giờ thứ 8 đến giờ thứ 18 của quá trình lên men. Bằng việc bổ sung thành phần dinh dưỡng liên tục kết hợp điều khiển cố định pH = 6.5 không chỉ nâng cao năng suất sinh tổng hợp nisin lên 179% mà còn kéo dài thời gian đạt năng suất cực đại so với lên men thông thường.
Động thái sinh trưởng và sinh tổng hợp nisin của L.lactis 145 trong mô hình lên men cố định pH và bổ sung nguồn
Động thái sinh tổng hợp nisin của L.lactis 145 trong 3 mô hình lên men: 1) không điều chỉnh; 2) cố định pH; 3) cố định pH và bổ sung nguồn sacaroza
Nghiên cứu công nghệ thu hồi nisin
Hiện nay có một số phương pháp thu hồi nisin đang được sử dụng, trong đó kết tủa bằng sunphat amon là phổ biến. Bên cạnh đó phương pháp hấp phụ-phản hấp bằng sinh khối L.lactis là một phát hiện mới trong thời gian gần đây.
Phương pháp kết tủa bằng sunphat amon là một phương pháp thông thường sử dụng để thu hồi các sản phẩm protein. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ sunphat amon 45%, pH=4.5, nhiệt độ sấy 600C là các giá trị có ảnh hưởng tốt nhất tới hiệu suất thu hồi nisin. Tuy nhiên, với phương pháp này, do kết tủa không có tính chọn lọc cao, nên sản phẩm thường không sạch.
Thu hồi nisin theo phương pháp hấp phụ-phản hấp bằng sinh khối L.lactis là quá trình phụ thuộc hàng loạt các yếu tố như pH, trạng thái tế bào, nhiệt độ, thời gian và sự tiếp xúc, trong đó pH là yếu tố có ảnh hưởng mạnh. Tại pH=6.0, quá trình hấp phụ nisin của sinh khối tế bào L.lactis đạt cao nhất là 92.1%, cao hơn tất cả các phương án thí nghiệm khác. Tế bào L.lactis ở giai đoạn sinh trưởng mạnh có khả năng hấp phụ nisin tốt hơn, nhưng khi bị xử lý nhiệt lại giảm. Nhiệt độ từ 4-300C và thời gian từ 1-5h không có sự khác biệt đáng kể giữa các phương án thí nghiệm, trong khi sự khuấy, trộn làm gia tăng sự hấp phụ nisin. Sản phẩm nisin thu được từ quy trình hấp phụ-phản hấp phụ sử dụng sinh khối tế bào có độ sạch gấp gần 20 lần so với phương pháp kết tủa sunphat amon.
Phổ điện di các dạng sản phẩm nisin, 1: nisin chuẩn (Sigma), 2: nisin thu được từ quy trình hấp phụ-phản hấp phụ, 3: nisin sản phẩm từ quy trình kết tủa sunphat amon
PGS.TS. Lê Thanh Bình
Nguồn tin: Viện Công nghệ sinh học
– Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Lactococcus lactis li>
- vi khuẩn Lactococcus li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất