[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gần một thế kỷ qua, con người đã phát minh và đưa vào sử dụng hàng trăm loại kháng sinh và thuốc kháng khuẩn khác nhau, giúp chữa trị được rất nhiều bệnh nguy hiểm.
Liệu chúng ta có đang tiêu thụ thực phẩm đồng thời với kháng sinh?
Kháng sinh được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng.
Kháng sinh không chỉ dùng để điều trị bệnh cho người mà còn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp với mục đích phòng, trị bệnh cho vật nuôi và thủy sản, thậm chí còn được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng.
Việc sử dụng kháng sinh đã mang lại hiệu quả to lớn trong điều trị các bệnh nhiễm trùng trên người và vật nuôi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh cũng dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe con người về lâu dài.
Thực trạng, nhiều trường hợp bán thuốc kháng sinh không theo đơn hay trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không được giám sát về chuyên môn cho thấy thuốc kháng sinh đang được sử dụng một cách thiếu trách nhiệm, nguy cơ gây ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
Trước tình hình đó, các Chính phủ và nhiều tổ chức phi chính phủ đang nổ lực tìm kiếm biện pháp kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh và các nhà khoa học đã liên tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho người và vật nuôi.
Hướng xã hội
Những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều qui định giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cũng như kiểm soát tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Mặt khác thông qua truyền thông giáo dục tiêu dùng, nhận thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, họ tìm mua thực phẩm có thương hiệu uy tín và có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Theo xu hướng đó, có rất nhiều trang trại đã quan tâm tìm kiếm giải pháp phù hợp để quản lý và chăm sóc sức khỏe vật nuôi nhằm thay thế cho việc lạm dụng kháng sinh để phòng và chữa bệnh cho thú nuôi.
Chế phẩm sinh học Immuno One S của Mebipha
Nắm bắt xu hướng thị trường, từ năm 2013, Công ty TNHH sản xuất – thương mại Mebipha đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học Immuno One S, chuyên dùng cho gia cầm. Ngay từ lúc mới được đưa ra thị trường, chế phẩm Immuno One S đã được đông đảo nhà chăn nuôi ủng hộ và tin dùng vì hiệu quả tuyệt vời do chế phẩm này mang lại.
Chế phẩm sinh học này có thể giúp vậtnuôi, đặc biệt là gia cầm non, gia tăng sức đề kháng với mầm bệnh, gia tăng sức khỏe đường ruột, đồng thời cải thiện hiệu quả trao đổi chất. Nhờ đó gia cầm khỏe mạnh và phát triển tốt, đạt năng suất tối ưu.
Thành phần chính của IMMUNO ONE S
Trong chế phẩm Immuno One S có chứa chất chính Fructose Oligosaccharide (FOS) và Betaine, được bào chế trong dung môi đặc biệt. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy Fructose Oligosaccharide (FOS) giúp cải thiện rõ rệt mức độ sinh trưởng, gia tăng cả miễn dịch thụ động và miễn dịch đáp ứng, cải thiện cấu trúc niêm mạc ruột non, thay đổi tích cực hệ lợi khuẩn đường ruột. FOS có thể kích thích gia tăng các nhóm lợi khuẩn ruột như bifidobacterial và lactobacilli, đồng thời ức chế các nhóm vi khuẩn gây hại như Salmonella spp. và E. Coli.
Trong khi đó, Betaine (BET) hay tri-methylglycine có các chức năng chính đã được biết đến rộng rãi, là: 1) như một chất cho gốc methyl, chuyển homocysteine thành methionine và 2) nhờ khả năng giữ nước cao mà Betaine giữ vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu tế bào, phục hồi và duy trì tính toàn vẹn và chức năng của tế bào, chống lại sự mất nước.
Quá trình BET tặng đi một nhóm methyl cho homocysteine để tạo thành Methionine, hai nhóm methyl còn lại sẽ tạo thành chất trung gian là di-methyl-glycine, đây là tiền chất sẽ được chuyển đổi thành glycine, một loại acid amin. Điều đó có nghĩa là BET cũng cung cấp gián tiếp một phân tử glycine cho cơ thể động vật.
Với khả năng giữ nước tuyệt vời, Betaine hoạt động như một chất điều hoà áp suất thẩm thấu tế bào cực kỳ hiệu quả: giữ nước lại trong mô và thành ruột, giám tiếp làm giảm nhiệt độ, đồng thời giúp quá trình bơm ion của tế bào diễn ra thuận lợi hơn, trực tiếp kéo thấp năng lượng bị tiêu hao. Kết quả mang lại là không những giảm được tác động tiêu cực của stress vì nhiệt, mà Betaine còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của vật nuôi.
Các kết quả nghiên cứu đã xác định Betaine hay trimethylglycine (TMG) là một hợp chất hữu cơ có chức năng giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sinh lực và rất nhiều chức năng khác, trong đó đặc biệt giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hoá lẫn sức khỏe đường ruột và tăng cường chức năng gan.
Ứng dụng Immuno One S trong chăn nuôi gia cầm
Với lợi ích tuyệt vời như trên, Immuno One S được khuyến cáo dùng thay thế kháng sinh hoàn toàn trong giai đoạn úm gia cầm non (gà con, vịt con và chim cút con). Việc dùng Immuno One S đem lại nhiều lợi ích to lớn, như: 1) giúp gia cầm non tăng cường khả năng miễn dịch, chống chọi tốt với mầm bệnh từ môi trường; 2) giúp phát triển hệ lợi khuẩn và ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột của gia cầm non; 3) cải thiện sức khỏe đường ruột và chức năng gan là tiền đề cho qua trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng tối ưu; 4) giúp thú nuôi giảm thiểu tác động tiêu cực từ tác nhân gây stress, đặc biệt là stress nhiệt; 5) từ đó, giúp thú nuôi phát triển và sinh trưởng tối ưu mang lại kết quả chăn nuôi tốt nhất cho chủ trang trại.
Trên gia cầm trưởng thành, Immuno One S, được khuyến cáo dùng phối hợp với kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng, sẽ hỗ trợ vật nuôi tăng khả năng chống chọi mầm bệnh, nhanh hồi phục. Nhờ rút ngắn thời gian điều trị, mà chủ trang trại không cần phải sử dụng kháng sinh dài ngày trong quá trình điều trị.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển
Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Mebipha
Liên hệ: Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Mebipha
Địa chỉ: 18/8A Đường 143 Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại: (028) 5427 3127 – 5427 3128
Đường dây nóng: 0948 81 08 08
- kháng sinh li>
- mebipha li>
- immuno li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG ĐỒNG TÂM có cung cấp nguồn tinh dầu, thảo dược từ Châu Âu, giúp giảm chi phí đầu tư chăn nuôi. Rất mong được phục vụ nhà chăn nuôi !
liên hệ : Lê Đức Tuấn 0941441988 hoặc 0947570768