Quy trình thăm và kiểm tra chuồng cai sữa - chuồng nuôi thịt và vỗ béo (dành cho Giám sát trại, Kỹ sư và Bác sĩ Thú y) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Quy trình thăm và kiểm tra chuồng cai sữa – chuồng nuôi thịt và vỗ béo (dành cho Giám sát trại, Kỹ sư và Bác sĩ Thú y)

    TỔNG QUÁT

     

    Bất kể người chăm sóc (Giám sát trại, Kỹ Sư và Bác sĩ thú y) đi thăm chuồng hậu bị, mang thai hoặc đẻ đều phải quan sát và đánh giá ở cấp độ trại, chuồng nuôi hoặc ô chuồng và cấp độ cá thể lợn. Lý do chính để đi kiểm tra chuồng là để xác định các vấn đề, xác định lý do tại sao có các vấn đề đang xảy ra và hành động để giải quyết vấn đề.

     

    Việc đi thăm và kiểm tra yêu cầu người chăm sóc quan sát, lắng nghe âm thanh, ngửi mùi, cảm nhận/đo nhiệt độ phòng, đo độ ẩm tương đối và kiểm tra các đối tượng liên quan.

     

    Việc đi vào thăm buổi sáng thường kỹ lưỡng hơn vì quan sát chi tiết từng con vật, hệ thống cho ăn, hệ thống nước uống và môi trường. Việc đi thăm buổi chiều ít quan trọng hơn và chủ yếu liên quan đến việc đánh giá mức độ thoải mái của vật nuôi, nước và thức ăn và hệ thống thông gió hoạt động phù hợp hay không. Người chăm sóc cần áp dụng kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề.

     

    MỤC TIÊU

     

    Cung cấp cho người chăm sóc thông tin về cách tìm kiếm các yếu tố có thể là vấn đề ở cấp độ cá thể heo, cấp độ chuồng và cấp độ chuồng trong khi đi thăm và kiểm tra.

     

    KIỂM TRA CẤP ĐỘ CÁ THỂ HEO

     

    Bất kể tổng số heo được nuôi trong chuồng là bao nhiêu, bạn hãy nhanh chóng đánh giá từng cá thể thay vì một nhóm. Hầu hết những người chăm sóc có thể đi kiểm tra chuồng nuôi 1.000 con (trong điều kiện dịch bệnh bình thường) và kiểm tra trực quan từng cá thể heo trong khoảng một giờ.

     

    Đi vào chuồng thật chậm để không làm phiền heo con và đánh giá xem heo nằm của lợn thoải mái hay căng thẳng. Heo sống quẩn thể và thường nằm chạm vào nhau,nhưng khi “chất đống” cho thấy sự căng thẳng. Ngoài ra, cần đánh giá chất lượng không khí bằng cách đánh giá cảm quan mức độ ẩm, mùi như amoniac và tốc độ gió.

     

    Vào chuồng và nhanh chóng kiểm tra từng con heo từ mũi đến đuôi xem:

     

    (a) Tình trạng cơ thể (béo, gầy…)
    (b) Các tổn thuơng trên cơ thể,
    (c) Mắt mở sáng, có ghèn, nhử hay không.
    (d) Tai không bị thương hoặc ký sinh
    trùng.
    (e) Da và lông phải mượt, sạch, phẳng và
    đều hay có biến đổi bất thường: Xuất huyết,
    ghẻ…
    (f ) Đuôi không bị thương.
    (g) Các khớp chân: bình thường hay sưng khớp
    h) Khả năng đi lại bình thường,
    (i) Có dấu hiệu tiêu chảy
    (j) Mức độ tò mò trong khi người chăm
    sóc đi trong ô chuồng

     

    Xác định và chuyển lợn bị ốm/tổn thương/bệnh đến ô bệnh viện/chuồng chăm sóc chuyên biệt để được điều trị và chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt sau khi xác định.

     

    Đảm bảo lợn bị bệnh/ốm được điều trị kịp thời theo phác đồ chỉ định. Xác định những con lợn không có khả năng hồi phục/tụt lại phía sau (Hình 1) và chuyển chúng đến chuồng loại thải.

    Hình 1: Heo còi, yếu không có khả năng hồi phục

     

    Kiểm tra cấp độ ô chuồng

     

    Cấp độ ô chuồng cần kiểm tra các vật dụng, thiết bị bên trong ô chuồng có thể ảnh hưởng bất lợi đến khả năng ăn uống, sự tăng trưởng, sức khỏe và sự thoải mái của heo.

     

    Xem xét từng máng ăn để đảm bảo máng ăn có lượng thức ăn thích hợp và thức ăn sạch, tươi mới… Nhìn vào từng máng ăn để đảm bảo máng ăn được điều chỉnh chính xác (Hình 2).

    Hình 2: Máng ăn sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn bột được điều chỉnh phù hợp.

     

    – Đánh giá xem chiều cao (Bảng 1) và tốc độ dòng nước (Bảng 2) của núm uống có phù hợp với độ tuổi và trọng lượng của heo hay không? có thể dễ dàng đo tốc độ dòng nước (Hình 3). Và đặt chiều cao núm uống phải nằm ngang vai lợn.

    Hình 3: Kiểm tra tốc độ dòng chảy của núm uống


    Hình 3: Kiểm tra sàn chuồng xem có bị ẩm ướt quá mức, phân tích tụ và các dấu hiệu tiêu chảy hay không.

     

    Quan sát vách ngăn chuồng xem có bị hư hỏng gì không, dẫn đến các lỗ thủng trên vách ngăn hoặc que sắt uốn cong có thể làm lợn bị thương. Đánh giá xem mỗi heo trong chuồng có đủ diện tích sàn hay không. Nhiệt độ chuồng nuôi có thể ảnh hưởng đến yêu cầu diện tích sàn cho mỗi heo (Bảng 3).

    Bảng 3: Mật độ nuôi nhốt theo từng giai đoạn sinh trưởng

     

    Đánh giá nhóm heo trong mỗi chuồng bệnh viện để xác định xem chuồng có cung cấp môi trường ấm, khô, không có gió lùa cho nhóm heo bệnh hay không?

     

    Trong những tháng mùa hè, hãy kiểm tra và điều chỉnh hệ thống làm mát (Quạt, giàn mát) cho phù hợp với điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của vật nuôi.

     

    3. CẤP ĐỘ CHUỒNG NUÔI

     

    Các vấn đề xảy ra đã xác định có thể được khắc phục vào thời điểm thực hiện hoặc muộn hơn trong ngày.

     

    – Ghi lại nhiệt độ không khí trong chuồngm khi treo nhiệt kế ở các vị trí khác nhau trong chuồng.

     

    – Xác định xem nhiệt độ chuồng có tạo sự thoải mái cho số lượng heo trong chuồng, độ tuổi và mùa bằng cách quan sát hoạt động thở và nằm của chúng. (Hình 4 và 5).


    Hình 4: Heo nằm thoải mái

    Hình 5: Heo lạnh, chuồng ẩm ướt

     

    – Xác định “điểm nóng” trong chuồng bằng cách nhận biết liên tục về sự thay đổi nhiệt độ.

     

    – Tìm dấu hiệu của độ ẩm cao (ẩm ướt trên nền, trần, tường hoặc thiết bị).

     

    – Đánh giá xem chuồng có mùi/mùi hôi bất thường (amoniac cao) và mức độ bụi hay không.

     

    – Trong chuồng thông gió tự nhiên, hãy quan sát tất cả các cửa hút gió, cửa thoát khí, rèm cửa và cửa hông để xác định xem chúng có được đặt ở vị trí chính xác để không khí lưu thông thích hợp hay không.

     

    – Xem xét tất cả các quạt hút để đảm bảo chúng hoạt động tốt và đảm bảo tất cả các quạt thông gió được chỉ định hoạt động để đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với từng lứa tuổi heo (kết hợp với giàn mát).

     

    – Nhìn vào cửa chớp của quạt không chạy để đảm bảo chúng đã được đóng hoàn toàn.

     

    – Xem xét tất cả các cửa hút gió để đảm bảo chúng đang hoạt động phù hợp với nhiệt độ chuồng nuôi.

     

    – Nếu chuồng có rèm che hai bên, hãy quan sát xem rèm có ở đúng vị trí cần che chắn ánh nắng hay không?

     

    – Tìm kiếm những tấm rèm bị xệ và lỗ thủng trên những tấm rèm đã đóng kín.

     

    – Tìm các vết nứt trên tường, trần bên trong (mùa đông) để không khí lạnh không lọt vào.

     

    – Kiểm tra độ sạch ở cả hai mặt của cánh quạt và cửa chớp. Đảm bảo cửa chớp hoạt động tốt.

     

    – Nhìn vào toàn bộ hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi để đảm bảo nó hoạt động tốt.

     

    – Nghe và phát bất kỳ âm thanh kỳ lạ nào từ quạt, máy bơm và các thiết bị trong chuồng nuôi đang vận hành…

     

    – Đối với thời gian trong ngày vào mùa hè cần kiểm tra dàn mát: nước có phân bố đều hay không? Có bị thủng hay không? Có bị nghẹt do rêu, cặn hay không để sửa chữa, vệ sinh đảm bảo dàn mát hoạt động tốt.

     

    – Đảm bảo chạy dàn mát khi nhiệt độ chuồng nuôi >25˚C.

     

    – Cần đo tốc độ không khí đi qua giàn mát bằng máy đo lưu lượng khí. Nếu hoạt động bình thường, tốc độ tối đa phải là 400 feet / phút.

     

    – Nếu sử dụng làm mát bằng phun sương, hãy kiểm tra hệ thống để xác định xem nó có hoạt động bình thường hay không.

     

    – Đối với chuồng hầm

     

    • Nhìn xuống hầm phân để xác định xem hầm có quá đầy hay không? Lưu thông không khí thế nào và đảm bảo các quạt hầm đang chạy.

    • Nhìn vào hố phân có nút kéo để xác định xem hố có cần được làm trống hay không.


    • Nếu chuồng có máy cào phân dưới sàn, hãy kiểm tra để đảm bảo cào phân hoạt động tốt.

     

    Nguyễn Văn Minh

    Trung tâm Vet24h

    1 Comment

    1. Võ Quốc Vương

      Hay

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.