Những năm gần đây, nhiều thí nghiệm được thực hiện để làm rõ vai trò của hàm lượng đường huyết thấp tác động như thế nào đến tỉ lệ chết giai đoạn sớm được ghi nhận ở gà con.
Một bài báo của Tiến sĩ W. E. Donaldson đề cập đến thông tin rất thú vị về tầm quan trọng của việc duy trì hàm lượng đường glucose trong máu như một tác nhân bảo vệ chống lại sự căng thẳng (stress) của cơ thể.
Gà con nở sớm hay nở từ các trứng có kích thước nhỏ có thể có hàm lượng đường huyết thấp khi được đưa ra khỏi máy ấp. Sau đó, các gà con phải trải qua nhiều quy trình khác nhau trong trại ấp (như chọn lọc, tiêm phòng, để vào thùng chuẩn bị vận chuyển,…); mỗi quy trình này sẽ cộng thêm stress cho chúng. Khi stress ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng đường trong máu cũng tăng theo, và kết quả là adrenalin được tiết ra và glycogen dự trữ trong cơ thể được huy động sử dụng. Vì thế, nếu gà con không được cho ăn ở giai đoạn 24 đến 48 giờ sau khi nở thì lượng đường huyết thấp là điều không thể tránh khỏi.
Chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng để duy trì lượng đường huyết thông qua việc hấp thu carbohydrate trong thức ăn và chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng là glucose trong hệ thống tiêu hóa, sau đó glucose sẽ được vận chuyển dễ dàng qua thành ruột vào máu.
Trong trứng ban đầu chứa rất ít carbohydrate và các chất ở dạng glycogen – một polymer của đường glucose. Tuy nhiên, mô thần kinh cần được cung cấp đường thường xuyên để hoạt động bình thường. Do đó, phôi thai trong quá trình ấp thường tự tổng hợp một số lượng đáng kể carbohydrate, chủ yếu là từ axit amin, để chuyển hóa thành đường. Quá trình này được gọi là tân sinh glucose (gluconeogenesis) và carbohydrate được dự trữ ở dạng glycogen – được gọi là “tinh bột” của động vật. Gà con, lúc mới nở, nhờ nguồn cung cấp đường có sẵn này sẽ giúp chúng vượt qua được giai đoạn stress khi nở.
Glycogen phân giải liên tục để cung cấp đường cho cơ thể và cũng được tổng hợp lại liên tục. Tuy nhiên, khi gà con có kích thước to hơn bình thường hay được nở ra từ trứng có kích thước nhỏ, lượng glucose dự trữ trong cơ thể có thể nhanh chóng cạn kiệt; đặc biệt đối với gà trống vì chúng có tỉ lệ trao đổi chất cao hơn so với gà mái. Gà con nở sớm sẽ sử dụng ngay lượng glucose dự trữ khi ở trong máy ấp. Khi nguồn glucose này bị cạn kiệt, chúng sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với stress.
Sự thông thoáng cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa carbohydrate. Như vậy, khi thiếu oxy (nồng độ O2 thấp trong mô cơ) có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự sản xuất glucose.
Ở một mức độ nhất định, thành phần dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Đối với gà tây con, với chế độ ăn có hàm lượng proteine cao, nên giảm tỉ lệ hạt ngũ cốc và carbohydrate xuống. Nhờ thế, số lượng glucose tiềm năng sẵn có trong thức ăn được sử dụng khả quan hơn trong những lần ăn đầu tiên.
Nồng độ glycogen trong gan gà con thường bị giảm gần một nửa trong suốt quá trình ấp trứng. Sự sụt giảm và khôi phục glycogen đến gần mức bình thường trong cơ thể chúng có thể cho thấy hàm lượng đường huyết ở mức bình thường và do đó chúng sẽ sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều gà con thực hiện sự khôi phục này rất nhanh để dự trữ glycogen trong cơ thể thông qua các nguồn không phải là carbohydrate (chủ yếu là từ axít amine). Bình thường, quá trình “tân sinh glucose” này quan trọng vì nó sẽ cung cấp nguồn glucose liên tục cho não – rất cần thiết cho động vật để duy trì chức năng bình thường cho cơ thể. Thế nhưng, nếu thời gian xảy ra sự tổng hợp này kéo dài thì tỷ lệ mô cơ vân đáng kể sẽ bị mất, do chúng cố gắng duy trì lượng glucose dự trữ và duy trì vừa đủ lượng đường trong máu. Vì thế, hàm lượng glucose huyết bình thường được duy trì bằng cách tiêu tốn mô cơ sẽ làm giảm sức đề kháng của gia cầm trước áp lực của môi trường.
Để chứng minh tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong việc giảm tỉ lệ chết ở giai đoạn sớm của gà con, các nhà nghiên cứu miền Bắc Carolina so sánh chế độ ăn chứa 28% protein có ngô và đậu nành với chế độ ăn chứa 18.7% protein với thành phần tương tự. Hai chế độ này áp dụng cho hai lô gà con trong hai ngày đầu tiên, sau đó tất cả gà con được ăn theo chế độ chứa 28% protein.
Trọng lượng cơ thể vào ngày thứ bảy là như nhau nhưng tỉ lệ tử vong lại thấp hơn ở chế độ được cho ăn hàm lượng protein thấp ở hai ngày đầu. Mặc dù khác biệt trong tỉ lệ chết khá nhỏ, nhưng đây lại là kết quả của nhiều thí nghiệm lặp lại ở nhiều nơi khác nhau.
Các nhân viên ở miền Bắc Carolina cũng nghiên cứu mức độ CO2 và O2 trong phòng trữ ở trại ấp. Hàm lượng khí carbonic cao khoảng 0.4% (hàm lượng thông thường là 0.033%) trong khi hàm lượng O2 thấp, chỉ đạt 18% (thông thường phải đạt 21%). Các thí nghiệm được tiến hành theo nhiều phương pháp để tìm cách tăng gấp đôi mức O2 ở trên và giảm lượng CO2. Kết quả cho thấy để có mức CO2 và O2 như yêu cầu thì việc dự trữ glycogen trong gà con nên được điều chỉnh giảm. Họ cũng chứng minh rằng protein cơ thể được phân hủy để tạo glucose trong điều kiện thiếu O2.
Bản báo cáo của Kotula và Wang (1994) đề cập đến mối quan hệ của việc giảm bớt thức ăn cho gà thịt để điều tra sự ảnh hưởng trên các thông số sinh hóa và chất lượng cảm quan của thịt. Kết quả cho thấy lượng glycogen trong gan, trên cơ sở trọng lượng ướt (wet weight basis: những thành phần không béo trong sữa khô), giảm từ 5.09 xuống 4.35 mg/g sau 3 giờ giảm ăn và chỉ còn 3.15 mg/g sau 24 giờ giảm ăn. Hiện tượng giảm tương tự cũng được quan sát thấy ở mô ngực và đùi. Bản báo cáo này cũng cho thấy sự giảm đáng kể độ pH ở ngực, đùi và gan sau 24 giờ giảm ăn.
Bài báo trên củng cố thêm bằng chứng về những thay đổi sinh hóa xảy ra ở cơ thể của gà con trong suốt giai đoạn giảm ăn. Nên nhớ rằng ở những gà con mới nở trong giai đoạn đầu cần giảm ăn thì không được cho ăn khẩu phần bình thường và giai đoạn này không được nhầm lẫn với giai đoạn phát triển quan trọng của gà – cần khẩu phần vừa đủ cho sự tăng trưởng của cơ thể nhưng cũng vừa đủ cho sự dự trữ cho cơ thể.
Glucose huyết thấp thường dẫn đến một số nguy cơ về tỉ lệ chết không triệu chứng cụ thể ở gà con. Khi pH giảm sẽ làm thay đổi sự cân bằng axít và bazơ, và đây chính là điều kiện ban đầu dẫn đến SDS (Sudden Death Syndrome: Hội chứng Chết Bất đắc kì tử) và bụng trướng huyết tương.
Một số gà con trong tình trạng rất suy kiệt khi chuyển đến giai đoạn tăng trưởng nhanh mà không rõ nguyên nhân. Có lẽ đây là lúc mà nền công nghiệp chăn nuôi nên suy nghĩ về một vài chương trình hành động sớm, cho ăn giai đoạn đầu như thế nào và chương trình quản lý gà con ra sao.
Nguồn tin: CEVA. VN
- chăn nuôi gà li>
- gà con li>
- tỷ lệ chết li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất