Bệnh Viêm da nổi cục: Nhận biết, biện pháp phòng và can thiệp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh Viêm da nổi cục: Nhận biết, biện pháp phòng và can thiệp

    1. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

     

    a. Nguyên nhân gây bệnh

     

    • Vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) thuộc giống Capripoxvirus-genus, họ Poxviridae-family.
    • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, nổi các nốt sần trên da, bệnh có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, đặc biệt là khi bệnh xâm nhập vào khu vực chưa có bệnh.
    • Năng suất sữa giảm mạnh và gây viêm vú thứ phát, gây vô sinh, sảy thai, bất dục ở bò đực giống, giảm tăng trọng và da bị tổn thương vĩnh viễn.
    • Thời gian phục hồi kéo dài và gia súc bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể không lấy lại được sức sản xuất như trước khi bị nhiễm bệnh.

     

    b. Đường lây truyền

     

    • Côn trùng hút máu, chẳng hạn như một số loài ruồi và muỗi, hoặc bọ ve.
    • Tiếp xúc trực tiếp.
    • Thức ăn, nước uống, dụng cụ mang mầm bệnh.
    • Lây truyền qua nhau thai cũng đã được báo cáo, bê con sinh ra bị tổn thương trên da.
    • Bê con đang theo mẹ có thể bị nhiễm bệnh qua sữa, hoặc do tổn thương da ở núm vú (hiếm gặp do kháng thể mẹ truyền sang).
    • Lây truyền qua kim tiêm bị ô nhiễm trong quá trình điều trị hoặc trong quá trình tiêm phòng.
    • Lây truyền qua đường giao phối tự nhiên hoặc qua thu tinh nhân tạo.
    • Xử lý nhiệt các sản phẩm sữa và sản phẩm động vật trong 2 giờ ở 56˚C hoặc 30 phút ở 64˚C có thể vô hoạt được vi rút.
    • Bê – sữa non/sữa từ bò bị nhiễm bệnh là một nguy cơ.

     

     

    Hình 1: Đường lây truyền bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

     

    2. NHỮNG TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI

     

    Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp, nhưng bệnh Viêm da nổi cục có tác động quan trọng về kinh tế vì:

    • Tác động suy nhược kéo dài ở động vật mắc bệnh nặng.
    • Giảm tăng trọng, ngừng sản xuất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn, viêm vú, vô sinh ở bò đực, sảy thai.
    • Hạn chế về thị trường do cấm vận chuyển, cấm buôn bán gia súc và hàng hóa.
    • Hạn chế về thương mại.
    • Chi phí tiêm chủng hàng loại, chi phí cho các biện pháp kiểm soát bệnh
    • Năm 2016, các hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng được quan sát tại Balkan do thu nhập của người chăn nuôi quy mô nhỏ phụ thuộc nhiều vào số ít bò sữa này.
    • Ở các nước Châu Phi và Châu Á, trâu/bò thường được sử dụng để làm sức kéo, vận chuyển, các nghi lễ xã hội và tôn giáo; những hạn chế như vậy dẫn đến giãn đoạn kinh tế và xã hội.
    • Bệnh viêm da nổi cục không phải là bệnh truyền lây từ động vật sang người.
    • Không có báo cáo về việc lây truyền vi rút Viêm da nổi cục qua các sản phẩm động vật, không có mối liên hệ giữa sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh và động vật nhạy cảm (khác với vi rút dịch tả lợn châu Phi)
    • Việc tiêu thụ sản phẩm động vật không phải là vấn đề – Sữa từ động vật mắc bệnh không bị dừng tiêu thụ và sữa được tiệt trùng

     

    3. NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

     

    a. Những triệu chứng lâm sàng

     

    • Tỷ lệ mắc bệnh rộng từ 3 – 80%, tỷ lệ chết thường thấp 1- 3%, nếu thành dịch thì tỷ lệ chết có thể >20%.
    • Tất cả các độ tuổi bò đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da nổi cục (LSD).
    • Bò sữa, bò đang tiết sữa và bò non, bê con có biến chứng nặng hơn bò thịt trưởng thành.
    • Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 tuần.
    • Sốt do nhiễm trùng nhưng không biểu hiện rõ.
    • Gia súc non là đối tượng dễ mắc nhất.
    • Các cục phát triển nhanh trên toàn thân.
    • Các nốt nổi lên, hình tròn, rắn chắc thường thấy ở đầu, cổ, bầu vú, mông.
    • Giảm sản lượng sữa, ăn kém, hạn chế nhai lại.

     

    Hình 2: Trên da bò xuất hiển các nốt sần, nổi cục

     

    Hình 3a: Các nốt nổi lên ở đầu, cổ, miệng mắt, bầu vú và mông

     

    Hình 3b: Các nốt nổi lên ở đầu, cổ, miệng mắt, bầu vú và mông

     

    b. Bệnh tích lâm sàng

     

    • Bệnh tích đặc trưng là nổi cục và vùng nổi cục.
    • Dưới da viêm nổi cục, xơ hoá.
    • Xuất hiện ở khắp màng nhầy đường tiêu hóa (dạ cỏ, ruột),
    • Viêm xuất huyết ở màng phổi và nốt trong phổi;
    • Xuất huyết ở lá lách, gan, thận, tim.
    • Xuất huyết não, màng não.

    Hình 4: Xuất huyết ở tim

     

    Hình 5: Xuất huyết ở dạ dày – ruột

     

    Hình 6: Phổi xuất huyết, nổi nốt trong phổi

     

    4. CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC – VDNC (LSD)

     

    • Phát hiện cơ bản: Một số phương pháp PCR/ real-time PCR được sử dụng trong chẩn đoán phát hiện vi rút nhóm.
    • Nếu các dấu hiệu lâm sàng được phát hiện trên gia súc đã được tiêm phòng vắc xin VDNC đồng chủng:
    • Các xét nghiệm phân tử được sử dụng để phân biệt giữa nhiễm vi rút thực địa hoặc do chủng vi rút vắc xin.
    • Giải trình tự các gene GPCR và RPO30-genes.
    • Nếu các dấu hiệu lâm sàng được phát hiện trên gia súc đã được tiêm phòng vắc xin nhược độc SPP or GTP or trên động vật nhai lại hoang dã trong các khu vực có bệnh VDNC SPP và GTP: Các xét nghiệm phân tử đặc trưng có thể phân biệt giữa LSD, SPP và GTP vi rút.

     

    CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

     

    • Bệnh giả sần.
    • Viêm loét vú bò.
    • Bệnh khô da.
    • Nấm ngoài da.
    • Côn trùng hoặc ve bọ cắn.
    • Bệnh viêm chân móng ở trâu bò.
    • Hội chứng thiếu mange.
    • Viêm da di ứng.

     

    5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC – VDNC (LSD)

     

    Để phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục hiệu quả, cần căn cứ vào 5 điểm mấu chốt sau đây:

    • Nhận thức cao và phát hiện bệnh sớm.
    • Hạn chế hoặc cấm hoàn toàn việc vận chuyển gia súc giữa các vùng.
    • Tiêu huỷ gia súc bệnh.
    • Tiêm phòng toàn đàn.
    • Kiểm soát các vector truyền bệnh.

     

    a, Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục (VDNC)

     

    Chương trình tiêm phòng khả thi khác nhau tùy theo các vùng địa lý và phương thức chăn nuôi. Trong thực địa, những trường hợp mắc bệnh VDNC đầu tiên không được phát hiện đủ sớm để có chính sách dập dịch có hiệu quả, đây là một biện soát kiểm soát lây lan duy nhất.

     

    Các tổn thương da chứa một lượng vi rút cao đến mức các vật trung gian truyền bệnh nhanh chóng bị ô nhiễm và bắt đầu truyền bệnh. Trong khoảng thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi bị nhiễm vi rút huyết (1-5 ngày) không có cách nào để phát hiện động vật bị nhiễm bệnh. Giai đoạn đầu và các trường hợp nhẹ khó nhận biết ngay cả đối với các bác sỹ thú y giàu kinh nghiệm nhất. Do đó, cần có biện pháp tiêm phòng để tạo miễn dịch toàn đàn.

     

    VẮC XIN ĐỒNG CHỦNG PHÒNG BỆNH Viêm da nổi cục

     

    • Intervet/MSD Lumpyvax, vắc xin OBP LSD và C. I. Santé Animale  Bovivax đã được sử dụng ở Đông Nam Âu từ năm 2016 cho đến nay.
    • Với tỷ lệ tiêm phòng cao, các ổ dịch đã được kiểm soát trong vòng từ 1 đến 3 tháng
    • Thời gian để loại trừ bệnh phụ thuộc vào tốc độ hoàn thành chiến lược tiêm phòng
    • Greece và Bulgaria (tuân theo các quy định của EU) đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ, các quốc gia khác chỉ tiêu hủy gia súc có dấu hiệu lâm sàng, ngoại trừ Albania không thực hiện chính sách tiêu hủy.
    • Không có báo cáo về độc lực của vi rút mặc dù gần 2,5 triệu con bò đã được tiêm phòng hằng năm.
    • Tác dụng phụ ở một số gia súc: phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm, một số trường hợp có tổn thương da toàn thân (còn gọi là bệnh Neethling) hoặc giảm sản lượng sữa trong thời gian ngắn.
    • Tác dụng phụ chỉ ghi nhận khi gia súc tiêm phòng lần đầu tiên. Khi phục hồi, gia súc không có phản ứng bất thường khác (Tuppurainen et al 2018). Ngoài ra, vắc xin VDNC không gây tác dụng phụ nếu gia súc đã được tiêm phòng vắc xin Đậu cừu trước đó. Ví dụ trong một nghiên cứu của Isael, 0,4% bò được tiêm phòng có phản ứng phụ sau khi tiêm (Ben-Gera et al. 2015).

     

    Hình 7: Vaccine Lumpyvac phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò

     

    VẮC XIN DI CHỦNG PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

     

    • Các vắc xin có chứa chủng vi rút nhược độc Đậu cừu (SPPV) hoặc Đậu dê (GTPV).
    • Vắc xin SPPV và GTPV rẻ hơn vắc xin VDNC. Đối với một số quốc gia có nguồn lực hạn chế và có số lượng lớn gia súc, vắc xin Đậu cừu SPP hoặc Đâu dê GTP có thể là lựa chọn ưu tiên.
    • Nếu lựa chọn vắc xin dị chủng để phòng bệnh VDNC trên trâu, bò, thì sản phẩm vắc xin này phải được đánh giá có các đặc tính phù hợp và phải được đánh giá khả năng bảo hộ thông qua thử nghiệm đánh giá hiệu lực vắc xin.

     

    MỘT SỐ VẮC XIN ĐANG LƯU HÀNH TRÊN THẾ GIỚI

     

    • Vắc xin sống đồng chủng (chứa vi rút VDNC nhược độc) có khả năng bảo hộ tốt cho trâu, bò
    • Khả năng bảo hộ của các vắc xin không đồng chủng (chủng vi rút SPPV chống lại LSDV) cần được đánh giá.
    • Vắc xin SPPV/GTPV có thể được sử dụng để phòng bệnh VDNC cho trâu, bò nếu kết hợp với tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học khác
    • Quan trọng là nên sử dụng loại vắc xin có hiệu quả đã được đánh giá thông qua thí nghiệm đánh giá hiệu lực vắc xin đã được thực hiện tại CODA CERVA, bao gồm tất cả các loại vắc xin đang lưu hành trên thị trường dùng để phòng bệnh VDNC
    • Sử dụng vắc xin SPPV/GTPV ở các khu vực có SPP và GTP lưu hành.

     

    Hình 8: Quy trình tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục

     

    • Đối với những cá thể sống sau khi mắc bệnh thì khả năng miễn dịch gần như là suốt đời.
    • Những bê sinh ra từ bò mẹ đã khỏi bệnh hoặc sử dụng vắc xin thì được miễn dịch với bệnh trong thời gian 6 tháng.

     

    b. Kiểm soát và loại trừ mầm bệnh

     

           Để kiểm soát và loại trừ mầm bệnh cần tiến hành tổng thể các biện pháp như sau:

    • Khoanh vùng dịch.
    • Tiêm phòng vaccine cho gia súc.
    • Kiểm soát côn trùng: Phát quang bụi sậm, phun đuổi côn trùng…
    • Kiểm soát vận chuyển và di chuyển gia súc.
    • Cách ly gia súc bệnh và can thiệp điều trị.
    • Khử trùng, tiêu hủy và xử lý sản phẩm có liên quan, chất thải chăn nuôi…
    • Khử trùng và tiêu độc chuồng nuôi, khu vực xung quanh khu chăn nuôi.

     

    c. Định kỳ phun khử trùng chuồng trại

     

    • Phun khử trùng, sát trùng thường xuyên (1 – 2 lần/tuần) bằng: Hóa chất sử dụng để diệt vi rút VDNC bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 – 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.
    • Phát quang bụi rậm, diệt côn trùng, diệt ruồi, muỗi..
    • Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 650C trong 30 phút, 550C trong 2 giờ, nhạy cảm với môi trường a xít; tồn tại ở pH 6,6 – 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 370C.

     

    d. Can thiệp điều trị triệu chứng, ngăn ngừa kế phát

     

    NGUYÊN TẮC CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ

     

    • Gia súc phục hồi tốt nếu được chăm sóc và hộ lý tốt.
    • Sử dụng thuốc kháng viêm, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
    • Sử dụng kháng sinh điều trị ngăn ngừa nhiềm trùng kế phát.
    • Xử lý vết loét bằng một số loại thuốc có khả năng hút nước và lưu lại lâu (Rivanol, oxytetracyclin, intra repiderma …), chống ruồi, nhặng…
    • Thời gian tối đa đến 6 tháng để phục hoàn toàn ở những con vật bị bệnh nặng.

     

    ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TÍCH CỰC 

     

    • Sử dụng kháng sinh kéo dài (các dòng Amox LA, PenStrep LA, Ceftiofur…) để phòng bội nhiễm, liệu trình từ 3 – 5 ngày hoặc 2 – 3 mũi.
    • Hạ nhiệt: Paracetamol, Anagin C.
    • Tiêu viêm: Dexamethazone (gia súc không mang thai), Ketophen, Diclophenax, Flunixine …
    • Truyền dich hỗ trợ: Lactac ringer, đường ưu trương 10%, nước muối sinh lý 0,9%. Bổ sung Catosal, Biotosal, VTM nhóm ADE, B12 vào dịch truyền.
    • Hàng ngày sử dụng: Iodin 3-5% phun khử trùng toàn thân gia súc: ngày 01- 02 lần, sử dụng Intra Repidema để xịt các vết thương hở.

     

    Nguyễn Văn Minh

    Animal Health Consultant (Vet24h)

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Văn bản hướng dẫn của Cục Thú y – Bộ NN&PTNT.
    2. Các tài liệu Viêm da nổi cục (LSD) của OIE và FAO.
    3. Các tài liệu từ internet và chia sẻ từ các đồng nghiệp.

    3 Comments

    1. Nguyễn Ngọc Sơn

      Bài viết quá hay, đặc biệt về cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng bệnh.
      Nhờ Ban biên tập gửi bài vào email giúp.
      Trân trọng

    2. moong văn xiêng

      Các biện pháp phòng bệnh

    3. Lâm

      Bài viết hay quá thầy giáo ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.