GIỚI THIỆU
Trong chăn nuôi heo nái sinh sản, hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua chi phí sản xuất mỗi kg heo con cai sữa. Chi phí này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tăng trọng của heo con trong giai đoạn theo mẹ. Các bệnh thường gặp trên heo con giai đoạn này chủ yếu là tiêu chảy, hô hấp và viêm khớp. Các bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng của heo con giai đoạn theo mẹ. Vì thế, để giúp heo con theo mẹ tăng trưởng tốt nhất cần phải có giải pháp phòng trị bệnh hiệu quả cho heo con theo mẹ.
Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ chủ yếu do vi khuẩn E. coli, Salmonella hoặc do virus tiêu chảy cấp (PED – Porcine Epidemic Diarrhea), viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE – Transmissible Gastro-Enteritis). Trong đó, tiêu chảy do E. coli và Salmonella rất thường xảy ra, nhất là trong tuần đầu sau khi sinh. Nguồn lây nhiễm chủ yếu qua bầu vú heo mẹ bị nhiễm bẩn. Heo tiêu chảy phân rất lỏng, nhiều nước nên heo con mất nước trầm trọng, suy kiệt nhanh và dễ chết.
Bệnh viêm phổi cũng thường gặp trên heo con theo mẹ, chủ yếu do Mycoplasma hyopneumoniae. Bệnh lây chủ yếu từ heo mẹ mang mầm bệnh sang heo con qua đường hô hấp. Tỷ lệ bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Heo bị bệnh có triệu chứng ho khan, mãn tính kéo dài; nếu phụ nhiễm thì có thể sốt và khó thở.
Streptococcus suis thường được xem là nguyên nhân chủ yếu gây viêm khớp trên heo con theo mẹ, nhất là giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi. Heo con bị nhiễm khuẩn chủ yếu qua các vết thương ngoài da. Heo có thể bị viêm một hoặc nhiều khớp, thường ở khớp vai, cùi trỏ, gối và nhượng. Khớp thường viêm nặng, sưng, nóng và diễn ra nhanh (dưới 24h).
Hình 1: Heo con bị viêm khớp nhượng hai chân sau
Hình 2: Heo con tiêu chảy
ĐIỀU TRỊ
Bio-Enrofloxacin 0,5% là sản phẩm dung dịch uống chứa kháng sinh enrofloxacin (hàm lượng 5 mg/ml). Đây là một kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng (bao gồm vi khuẩn Gram ân và Gram dương), nhất là đối với vi khuẩn Gram âm hiếu khí (E. coli, Salmonella …), Mycoplasma và Rickettsia. Mặt khác, trên heo kháng sinh này được hấp thu rất tốt (80 – 100%) khi cấp qua đường uống và đạt nồng độ trong huyết thanh cao nhất khoảng 1 giờ sau khi uống. Vì thế, ngoài tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, sản phẩm này còn tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh ở các cơ quan khác (hô hấp, khớp, tiết niệu …).
Heo con bị bệnh cho uống Bio-Enrofloxacin 0,5% với liều 1 ml/2 kg thể trọng, cho uống trong 3 ngày. Tiêm thêm thuốc kháng viêm Bio-Dexazine với liều 1 ml/7 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 2 lần trong 3 ngày. Trường hợp heo tiêu chảy cần tiêm thêm Bio-Lactated Ringer’s với liều 20 ml/con/lần, 2 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc phúc mạc.
Hình 3: Sản phẩm Bio-Enrofloxacin 0,5%
Hình 4: Heo con bú mẹ
PHÒNG BỆNH CHO HEO CON
Tắm nái sạch sẽ 2 ngày trước khi đẻ; rửa và vệ sinh sát trùng khu vực âm môn của nái với dung dịch Biodine (pha loãng 1 ml thuốc với 20 ml nước).
Rửa sạch và sát trùng kỹ chuồng nái đẻ và chuồng úm heo con với dung dịch sát trùng Biodine (pha 10 ml thuốc với 1 lít nước), phun xịt ướt bề mặt chuồng nái đẻ và chuồng úm heo con (trước khi cho heo con vào).
Dùng vải mềm, sạch lau khô dịch nhầy cho heo con ngay sau khi sinh, xách hai chân sau dốc ngược đầu xuống cho dịch nhầy trong mũi, miệng chảy ra. Cột rốn cách thành bụng 2,5 – 3 cm và cắt rốn cách mối cột khoảng 1 cm. Sau khi cắt sát trùng rốn bằng dung dịch Biodine (không cần pha). Sau đó, cho heo con bú mẹ càng sớm càng tốt.
Sưởi ấm cho heo con bằng đèn úm. Nhiệt độ ngày đầu sau khi sinh nên duy trì khoảng 35o C, các ngày sau đó giảm dần, đến khoảng 1 tuần tuổi nhiệt độ chuồng úm khoảng 25 – 27o C.
Tiêm sắt cho heo con lúc 3 ngày tuổi : dùng Bio-Fer+B12 20% với liều 1ml/con, tiêm bắp một lần duy nhất. Phòng bệnh cầu trùng cho heo con lúc 3 – 5 ngày tuổi với thuốc Bio-Coc, liều 1 ml/con.
Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn Kỹ thuật Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie
- BIO-ENROFLOXACIN li>
- heo con theo mẹ li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất