Nutifood vừa hoàn thành hồ sơ đăng kí bằng sáng chế công thức thức ăn chăn nuôi bò sữa bổ sung thảo mộc và phương pháp chế biến với Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bò sữa tại Trang trại Bò sữa NutiMilk được bổ sung thảo mộc vào các bữa ăn hàng ngày.
Nutifood vừa hoàn thành hồ sơ đăng kí bằng sáng chế công thức thức ăn chăn nuôi bò sữa bổ sung thảo mộc và phương pháp chế biến với Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, sau nhiều tháng áp dụng thảo mộc vào khẩu phần cho bò sữa, sức khỏe của đàn bò tại Trang trại NutiMilk luôn đạt kết quả tốt.
Theo hồ sơ đăng ký, 7 loại thảo mộc được bổ sung vào khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò tại Trang trại Bò sữa NutiMilk, gồm: đẳng sâm, hoàng kỳ, cam thảo, xạ can, tỏi, gừng, nghệ.
Tại Trang trại Bò sữa NutiMilk, tất cả bò đều được bổ sung thảo mộc, từ bê con mới đẻ cho đến bò tơ, bò đang cho sữa, tùy theo độ tuổi để có chế độ ăn phù hợp.
Đặc biệt, 3.300 con bò sữa thuần chủng từ Mỹ vừa nhập về Việt Nam vào tháng 11/2021, với chế độ chăm sóc bổ sung thảo mộc đã khỏe mạnh thích nghi tốt.
Việc ứng dụng thảo mộc vào thức ăn dành cho bò sữa là một trong những đột phá tiếp theo của Nutifood cũng như Trang trại Bò sữa NutiMilk để có được nguồn sữa chất chuẩn cao.
Trước đó 1 năm, Trang trại Bò sữa NutiMilk đã công bố thành quả ấn tượng, tiên phong cho ra đời nguồn sữa tươi chất lượng vượt trội 3.5g Đạm – 4.0g Béo trong 100ml, tương đương chất lượng sữa tươi ngoại nhập.
“Bò cũng như người, cơ thể bên trong có khỏe mạnh thì mới cho ra dòng sữa thơm ngon và chất lượng. Việc áp dụng thảo mộc tự nhiên sẽ giúp cho những cô bò tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, hạn chế việc bị bệnh và phải dùng đến thuốc.
Chúng tôi tự tin mở ra xu hướng chăm sóc gia súc mới xanh, sạch, an toàn, tự nhiên”, ông Đoàn Trung Kiên, Phó giám đốc Trang trại Bò sữa NutiMilk cho biết.
Hiện Trang trại Bò sữa NutiMilk cũng đạt chứng chỉ Global G.A.P về việc kiểm soát và tuân thủ tốt các quy chuẩn về chất lượng trong chăn nuôi gia súc do Bureau Veritas (Pháp) xác nhận./.
Trần Phương/TTXVN
- Nutifood li>
- thức ăn chăn nuôi bò sữa li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất