Lượng ăn vào: Một sự tương tác phức tạp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Lượng ăn vào: Một sự tương tác phức tạp

    Động vật non nhận được lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho chúng đạt năng suất tốt hơn trong các giai đoạn sau. Lượng thức ăn ăn vào là một yếu tố quan trọng trong việc này. Động vật cũng thích một khẩu phần ăn ngon miệng.

    Cho dù đó là trẻ em hay con heo non, chúng ta đều cảm thấy thoải mái khi thấy chúng ăn tốt và đáp ứng tốt với những loại thức ăn khác nhau. Hương vị đóng một vai trò quan trọng để động vật non thực sự tiêu thụ số lượng thức ăn mong muốn. Nó không chỉ là vấn đề “con vật đói, vì vậy nó sẽ ăn bất cứ thứ gì”. Thật thú vị, lợn có lưỡi tương đối lớn và có số lượng đơn vị cảm nhận vị giác (taste buds) cao nhất (19,904). Con người có từ 8.000 đến 10.000 đơn vị cảm nhận vị giác trên lưỡi. Chim có ít đơn vị cảm nhận vị giác hơn động vật có vú, gà chỉ có khoảng 30 đơn vị cảm nhận. Hầu hết động vật (và con người) không thích vị đắng. Điều này là bởi vì nó liên quan đến các hợp chất độc hại hoặc các hợp chất kháng dưỡng. Về bản chất, hạt hoa quả và hạt (thường là một phần của hệ thống sinh sản của thực vật) thường đắng do cơ chế bảo vệ của thực vật.

     

    Tương tác phức tạp

     

    Trong một bài đánh giá gần đây của Eugeni Roura từ Đại học Queensland ở Úc, về các nghiên cứu trong lĩnh lực này trong một khoảng thời gian. Hầu hết các nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực hương vị và lượng thức ăn ăn vào của lợn con tập trung vào sucrose và / hoặc chất làm ngọt có cường độ cao của con người, đặc biệt là saccharin. Ưu tiên của lợn đối với chất làm ngọt đã trở thành một nghiên cứu phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng ngày nay chúng ta đã có nhiều kỹ thuật phòng thí nghiệm, công cụ và kiến thức về hệ thống ruột và sự biến đổi gen của lợn. Những hiểu biết sâu sắc này dẫn đến nhiều nghiên cứu hơn về sự tương tác phức tạp của vị, hương và lượng thức ăn ăn được ở lợn. Điều này vượt ngoài việc thêm chất làm ngọt cho thức ăn heo con. Ngoài ra, các tế bào thụ cảm vị giác dường như có mặt ở các vùng khác nhau của cơ thể. Trong miệng, mà còn trong cả dạ dày và ruột. Các peptide ruột đóng vai trò quan trọng.

     

    Từ bài đánh giá của Roura, cũng có thể giải thích tác dụng của một số thành phần nhất định (như axit amin và tinh bột). Các thành phần khác nhau có thể kích hoạt các tế bào thụ thể nhất định ở động vật, do đó có ảnh hưởng đến hoocmon hoặc việc phóng thích glucose chẳng hạn. Điều này dẫn đến tăng hoặc giảm lượng thức ăn ăn vào.

     

    Vị Umami

     

    Vị ngon của thức ăn (unami) là một thứ mà heo con thích. Tôi tự hỏi liệu điều này cũng đúng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người ta thường nói rằng tất cả các thanh thiếu niên nên làm quen với tất cả các vị khác nhau (ngọt, chua, mặn, cay đắng hoặc umami) càng sớm càng tốt, và rằng phải có khoảng ít nhất 8 lần trải nghiệm một vị trước khi trẻ quen với nó. Tôi chắc chắn tin rằng điều này sẽ có lợi cho sức khoẻ và lượng ăn sau này trong cuộc đời (cả lợn con và con người). Một chế độ ăn uống lành mạnh, với đa dạng hương và vị là cái mà chúng ta thích, phải vậy không? Và với sự tiến triển của các kỹ thuật để nghiên cứu kỹ hơn về chất dinh dưỡng và mối quan hệ của nó với lượng ăn vào (như thần kinh học), khoa học có thể được ứng dụng vào thực tiễn. Ví dụ, người nông dân có thể lựa chọn để tăng lượng thức ăn ăn vào trong các giai đoạn quan trọng (như lợn sau cai sữa, giai đoạn mới tiết sữa ở lợn nái) hoặc sự thèm ăn có thể giảm ở lợn vỗ béo (do đó làm giảm tích lũy mỡ). Nhưng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu để mở ra tiềm năng đầy đủ của khoa học về sự hiểu biết các chất dinh dưỡng.

     

    Biên dịch: Ecovet Team (theo AllAboutFeed)

    Nguồn: Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.