[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thiến heo là cách giảm việc tạo androstenone từ tinh hoàn heo đực nguyên ở độ tuổi mong muốn hoặc khi heo cái nuôi thịt đến tuổi thành thục sinh dục nhưng chưa đạt tuổi giết thịt. Tuy nhiên, thiến ở độ tuổi nào và bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề cần lưu ý khi thiến heo.
Khuynh hướng lâu đời trong nuôi heo thịt ở nước ta là thiến heo đực ở tuổi sơ sinh và không thiến heo cái. Thiến heo đực để giảm tính hung hăng, thịt heo không có mùi hoi (mùi nọc, mùi không mong muốn), và heo thịt không bị lợi dụng làm đực giống trước khi bán nuôi thịt. Tuy nhiên, thiến heo đực theo cách truyền thống (mổ cắt bỏ tinh hoàn không gây tê) lúc sơ sinh lại làm giảm khả năng sinh trưởng vì gây stress cho heo, có thể tạo herni bìu (ruột kẹt vào da bìu tinh hoàn), có thể nhiễm trùng vết thiến nếu không chăm sóc kỹ, và quan trọng là không khai thác được tác động tốt của hócmon sinh dục đực (testosterone) lên tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ thịt nạc. Heo cái nuôi thịt không được thiến vì tận dụng hócmon sinh dục estrogen cho tăng trưởng và không có nhược điểm như con đực. Tuy nhiên, heo cái không thiến có thể động dục trong giai đoạn nuôi trước giết thịt, nhất là khi nuôi đến 120-130 kg. Heo giết mổ ở trọng lượng lớn có thể tăng tỷ lệ thịt và giảm chi phí vận chuyển lẫn chi phí giết mổ cho một đơn vị heo.
Mùi nọc của thịt heo đực nguyên (heo đực không thiến) là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều. Mùi này cơ bản do androstenone và skatole. Androstenone là chất hấp dẫn sinh dục, được tạo từ tinh hoàn, tích tụ trong nước bọt và mỡ; hàm lượng tăng lúc heo thành thục sinh dục và bán rã sau 7 ngày ở heo 90-97 kg. Thân thịt được phân loại là có mùi nọc khi androstenone khoảng 0,5 – 1 µg/g mỡ (Andresen, 2006); tuy nhiên, trên thương trường người ta xếp loại thịt có mùi nọc chủ yếu dựa vào cảm quan nên lượng androstenone khá biến động.
Skatole được hình thành bởi hệ vi sinh đường ruột lên men tryptophan trong thức ăn và từ tế bào chết. Chất này thải qua phân không đáng kể, phần còn lại theo máu tĩnh mạch đến gan và bị chuyển hóa nhanh sau vài giờ. Nếu chất này hình thành liên tục trong thời gian dài thì tích lũy ở mô mỡ của cả heo đực lẫn heo cái. Hàm lượng skatole khoảng 0,2 µg/g mỡ làm cho thịt nhiễm mùi này. Thịt có mùi skatole (tương tự mùi phân) rõ hơn trong mùa hè hoặc khi heo thường nằm trên phân và chuồng thiếu thoáng khí (Lundström & Zamaratskaia, Pig Progress, 2021). Do đó, mùi thịt không mong muốn vẫn phải được giải quyết ở cả heo đực nguyên và heo cái.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng mùi thịt do 2 chất này; bao gồm giống heo, tình trạng phân tiết hócmon, dinh dưỡng, môi trường (sạch/dơ, quang kỳ), khả năng tạo và biến dưỡng ở mô. Heo thuôc giống Duroc nặng mùi hơn heo Pietrain. Thực liệu chứa nhiều chất xơ, khẩu phần cân bằng tryptophan và một số thực vật (hương thảo, diếp xoăn, ạc-ti-sô) có thể giúp giảm tạo skatole ở ruột già. Một số nghiên cứu cho thấy androstenone và estradiol ức chế hoạt động enzyme cytochrome P450 ở gan nên thịt heo không thiến nặng mùi skatole hơn mặc dù cơ chế chưa được chứng minh, nhất là khi xử lý nhiệt (Lundström & Zamaratskaia, 2006).
Một số quốc gia, nhất là các nước châu Âu và châu Úc, thường nuôi heo đực nguyên để đạt yêu cầu về phúc lợi động vật, năng suất cao và chi phí thấp. Theo Pig Progress (11/2021), số lượng heo đực nguyên giết thịt mỗi năm (và tỷ lệ trại nuôi heo thịt đực nguyên) đạt 22 triệu con (86% trại) ở Tây Ban Nha, hoặc 4,9 triệu con (60% trại) ở Hà Lan. So với heo đực thiến, những heo đực nguyên ở giai đoạn choai đạt tăng trọng thấp hơn (784 so với 834g/ngày) nhưng cao hơn trong giai đoạn cuối (1030 sv 1007g/ngày), ăn ít hơn (2,06 sv 2,36kg/con/ngày), FCR tốt hơn (2,34 sv 2,54), nhiều thịt nạc hơn (57,5% sv 54,5%) và trong lượng vài cơ quan nội tạng nặng hơn (tim: 410 sv 395g, gan: 1536 sv 1595g) (Pauly và ctv, 2009). Nếu không thiến heo đực nguyên trước khi giết thịt, các cách chế biến thịt đã được sử dụng để giảm mùi nọc. Những nước này chấp nhận nuôi heo đực nguyên (đã thiến ở giai đoạn cuối) hoặc không thiến trước khi giết thịt. Việt Nam vẫn chưa nuôi heo thịt từ đực nguyên vì thịt có mùi nọc nên bị thương lái giảm giá mua, mặc dù thịt heo đực nguyên vẫn được chế biến và tiêu thụ trên thị trường. Nếu heo thịt còn nguyên bìu dái mà sau khi giết mổ không có mùi nọc thì không nên liệt kê heo đực nguyên này có mùi nọc. Như vậy để góp phần thúc đẩy phúc lợi động vật, phát huy thành tích trong nuôi dưỡng và sản xuất thịt của đực nguyên, cần có các biện pháp kỹ thuật, chính sách khuyến khích từ nhà nước, và sự tôn trọng các thành tựu khoa học trong việc thỏa mãn nhu cầu chất lượng của người tiêu dùng.
Khi nuôi heo đực nguyên (heo đực không thiến hoặc thiến khi gần giết thịt), cần nuôi riêng heo đực và heo cái. Nhu cầu dinh dưỡng của 2 giới tính khác nhau do tăng trưởng của con đực cao hơn con cái, và heo đực vận động nhiều hơn, hung hăng hơn. Chuồng (và xe vận chuyển heo đến lò mổ) phải sạch và mát.
Thiến heo là cách giảm việc tạo androstenone từ tinh hoàn heo đực nguyên ở độ tuổi mong muốn hoặc khi heo cái nuôi thịt đến tuổi thành thục sinh dục nhưng chưa đạt tuổi giết thịt. Tuy nhiên, thiến ở độ tuổi nào và bằng cách nào?. Thiến bằng cách mổ (gây tê hoặc không) đòi hỏi kỹ thuật và thời gian bắt heo/thiến, heo chậm lành vết thương nếu thiến heo đã lớn. Giết mổ thú trước khi trưởng thành sinh dục có thể làm giảm mùi hoi nhưng lại giảm khối lượng thân thịt. Do đó, sử dụng chế phẩm kích thích cơ thể thú tạo kháng thể chống lại hócmon sinh dục (thiến miễn dịch) là phương cách không xâm lấn và hiệu quả; thí dụ, thành phẩm chứa đoạn péptit ngắn của hócmon GnRH (gắn với protein tải) kích hoạt cơ thể tạo kháng thể chống lại GnRH nên tinh hoàn teo lại, giảm tạo testosterone và androstenone, hoặc buồng trứng giảm tiết estrogen. Hiệu giá kháng thể này giảm đi ½ trong máu vào tuần thứ 4 so với tuần thứ 2 sau tiêm mũi 2 (Dunshea và ctv, 2001).
Trong hai thử nghiệm (TN) tiêm Improvac cho heo đực nguyên nuôi thịt tại TPHCM (chế phẩm đã được Bộ NN và PTNT cấp phép lưu hành), heo đực nguyên được tiêm dưới da 2ml/liều, tiêm 2 lần cách nhau 4 tuần, và liều 2 được tiêm trước khi xuất chuồng 4 tuần (xuất chuồng lúc 24 tuần tuổi trong TN1, và 26 tuần tuổi ở TN2). Heo đối chứng (ĐC) là đực cắt bỏ tinh hoàn lúc sơ sinh. So với đối chứng, tăng trọng hằng ngày của lô thiến bằng chế phẩm cao hơn 4,3 – 5 %, hàm lượng testosterone huyết thanh giảm sau tiêm mũi 2 (35,8 ng/dL ở lô tiêm so với 25,1 ng/dL ở lô ĐC trong TN1, và 11,3 ng/dL ở heo tiêm sv 17,1 ng/dL ở heo ĐC trong TN2), tỷ lệ nạc của thân thịt cao hơn (57,4 – 57.6% so với 54,4 – 55,5%) và tỷ lệ lipit trong thịt thăn thấp hơn (7,5 – 11,3% so với 12,1 – 16,6%), mùi vị của mẫu thịt đực nguyên tiêm vắc xin và heo ĐC không khác biệt (Trần Thị Dân và ctv, 2007). Nhìn chung, năng suất nuôi thịt đã được cải thiện rõ khi sử dụng chế phẩm vào giai đoạn sau của quá trình nuôi.
Đối với heo cái nuôi thịt, nhóm giống ngoại có thể động dục lúc 5-6 tháng khi chưa đạt trọng lượng giết mổ. Ở giai đoạn này khó thiến mổ nên có thể dễ dàng thiến kiểu miễn dịch. Thời điểm tiêm chế phẩm kích thích tạo kháng thể ức chế tiết hócmon sinh dục và hoạt động buồng trứng cũng tùy thuộc ngày tuổi giết thịt. Vấn đề là heo cái thiến giai đoạn sau có thể tăng tỷ lệ mỡ (tăng 2%) mặc dù trọng lượng thân thịt cao hơn (Van den Broeke và ctv, 2016). Cần xác định thêm yêu cầu dinh dưỡng của heo cái lẫn heo đực thiến trong giai đoạn nuôi thịt cuối cùng để đạt năng suất thịt tối ưu.
Tóm lại, thiến miễn dịch là một trong các giải pháp tốt để phát huy thành tích trong nuôi dưỡng và sản xuất thịt của đực nguyên lẫn heo cái nuôi thịt. Tại Việt Nam, trong chuỗi sản xuất và mua bán heo giết thịt chúng ta không nên có thiên kiến cho rằng heo đực nguyên đã thiến miễn dịch (được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận) là heo thịt có mùi nọc.
PGS. TS. Trần Thị Dân và PGS. TS. Nguyễn Ngọc Tuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Andresen O., 2006. Boar taint related compounds: Androstenone/skatole/other substances. Acta Vet. Scan, 48(Suppl I): 55-58.
Dunshea R.F. và ctv, 2001. Vaccination of boars with a GnRH vaccine (GnRH) eliminates boar taint and increases growth performance. J. Anim. Sci. 79: 2524-2535.
Lundström K. & Zamaratskaia G., 2006. Moving towards taint-free pork – alternatives to surgical castration. Acta Vet. Scan, 48, Article number S1.
Pauly C. và ctv, 2009. Growth performance. Carcass characteristics and meat quality of group-penned surgically castrated, immunocastrated (Imrpovac) and entire male pigs and individually penned entire male pigs. Animal, 3(7):1057-1066.
Pig Progress, Nov 24, 2021. Pork from entires, without the taint.
Trần Thị Dân và ctv, 2007. Thí nghiệm sử dụng vắcxin Improvac khử mùi nọc (mùi hoi) và cải thiện tăng trưởng heo thịt tại TPHCM. Đại học Nông Lâm, TPHCM.
Van den Broeke A. và ctv, 2016. The effect of GnRH vaccination on performance, carcass. And meat quality and hrmonal regulation in boars, barrows, and gilts. J. Anim. Sci., 94: 2811-2820.
- thiến heo li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Mua thuốc Improvac ở đâu?