[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chuyển đổi số lĩnh vực chăn nuôi sẽ góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi một cách toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường. Đồng thời, giúp các trang trại, hộ chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp; các sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Chuyển đổi số ngành TACN: Kỳ vọng mang lại bước đột phá mới
- Chuyển đổi số trong Nông nghiệp, nông thôn: Đừng bỏ lỡ “chuyến tàu”…
- Doanh nghiệp chăn nuôi: “Tăng tốc” chuyển đổi số
Chính thức kích hoạt hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành Chăn nuôi
Vừa qua, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi đã chính thức được kích hoạt để triển khai với định hướng vận hành, kết nối đến tất cả các địa phương trên cả nước; trở thành cầu nối tin cậy, thiết thực và hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với người chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, là bước đi quan trọng đóng góp vào quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp.
Chia sẻ tại lễ kích hoạt Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi, anh Lê Quang Huy, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Vinafeed Đồng Nai cho biết: “Tôi thấy giao diện đăng ký đơn giản, đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp theo thông tư 21 ban hành của Cục Chăn nuôi, phân loại luôn sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ rất tiện cho việc kê khai sản lượng đặc thù của từng doanh nghiệp. Bởi vì trước đây, bên công ty phải gửi sản lượng thông qua giấy tờ hàng thàng, sau đó cuối quý lại tổng hợp và gửi lại, khá mất thời gian. Hệ thống cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi với nhiều tính năng quan trọng như quản lý đầy đủ thông tin của doang nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, kê khai sản lượng thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung, thức ăn truyền thống và kê khai giá thức ăn chăn nuôi. Doanh nghiệp biết được sản lượng đã sản xuất các tháng trước đó, biết được tăng giảm như thế nào…
Còn anh Nguyễn Quang Đạt, chủ trang trại chăn nuôi tại thôn Đoàn Kết, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:” Hàng tháng tôi sẽ báo cáo thông tin số lượng, sản lượng cho cán bộ xã, sau đó cán bộ xã tổng hợp và chuyển dần theo cấp hành chính lên Cục Chăn nuôi. Tôi thấy giao diện, dễ hiểu, dễ sử dụng. Tôi ít khi dùng máy tính nhưng vẫn cũng có thể thao tác dễ dàng. Việc khai báo nhanh chóng chỉ mất vài phút tiết kiệm thời gian cho tôi”.
Theo đó, kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) năm 2022 đã lựa chọn một số lĩnh vực để ưu tiên thực hiện, trong đó 2 lĩnh vực (chăn nuôi và trồng trọt) được coi là lĩnh vực tiên phong về chuyển đổi số, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) chăn nuôi là bước đi đầu tiên và là yêu cầu cấp thiết để phục vụ công tác quản lý chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi.
Để triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu, thời gian qua, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng, triển khai thí điểm phần mềm làm công cụ thu thập, cập nhật, khai báo, hình thành nên cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi.
Đến nay, phần mềm đã được triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, thành và 269 nhà máy thức ăn chăn nuôi trên cả nước; đã cấp 600 tài khoản để cập nhật cơ sở dữ liệu đến các nhà máy, cán bộ chăn nuôi thú y cấp xã và các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lớn…
Hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm
Phát biểu tại “Lễ triển khai hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là chuyển đổi cách nghĩ, cách làm từ các phương thức truyền thống sang sử dụng công nghệ số và dữ liệu số. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp có tính chất quyết định đến sự thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp để hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm”.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh trạnh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Đồng thời, là nền tảng giúp kết nối, chia sẻ thông tin chủ động hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người chăn nuôi. Hệ thống sẽ giúp cập nhật chính xác, kịp thời thông tin về cơ sở chăn nuôi, tổng đàn, sản lượng, sản phẩm, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thứ trưởng Tiến đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tích cực hơn nữa để triển khai thành công cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi nói riêng và các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng Chính phủ số ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế số nông nghiệp và xây dựng nông thôn số, nông dân số.
Quyết tâm giải quyết sự mù mờ về thông tin
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, cách đây 1 năm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT đã chủ trì hội nghị chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Trong đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu vấn đề cần giải quyết của ngành nông nghiệp là sự mù mờ về thông tin dẫn đến tình trạng ngắt quãng cung cầu, người sản xuất mù mờ về thị trường, trong khi thị trường mù mờ về năng lực sản xuất, cơ quan quản lý cũng mù mờ về những câu chuyện này.
“Một nền nông nghiệp như vậy đặt ra vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết. Vì vậy hôm nay chúng tôi rất vui mừng được dự lễ khai trương hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi. Đây là kết quả cụ thể, ban đầu thể hiện quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Bộ NN&PTNT và VNPT trong một năm qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của 2 vị bộ trưởng đặt ra”, Thứ trưởng Dũng chia sẻ.
Ông cho rằng, sự ra đời của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi chính là những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng Dũng, nếu phải lựa chọn 1 từ khóa quan trọng nhất để mô tả về chuyển đổi số thì đó là “dữ liệu”. Bởi có dữ liệu cơ quan quản lý mới nhìn thấy được các đối tượng quản lý, mô hình tổ chức, tối ưu hóa vận hành, từng bước thông minh hóa trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, dữ liệu được xác định là quan trọng nhất trong chuyển đổi số. Hạ tầng dữ liệu phải đi nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy.
Chuyển đổi số: Không phải là chiếc “đũa thần
Theo một số chuyên gia, chuyển đổi số không thể giải quyết mọi vấn đề nhưng sẽ đem lại cơ hội tiếp cận những thông tin vô cùng giá trị cho người dân, doanh nghiệp.
Theo nhận định của ông Nguyễn Vũ Ninh, Thường trực Tổ Chuyển đổi số Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chuyển đổi số không phải là chiếc “đũa thần” đề giải quyết mọi vấn đề. Tuy nhiên, chuyển đổi số sẽ đem lại cơ hội tiếp cận nhiều thông tin về khoa học, giá cả vật tư nông nghiệp, giá sản phẩm, thị trường đầu ra… nhanh, chính xác đến người sản xuất nông nghiệp, giúp người sản xuất nông nghiệp “thông minh hơn”.
Ông Ninh cho biết thêm, chuyển đổi số là một quá trình với khối lượng công việc rất lớn và cần sự tham gia đồng bộ của nhiều chủ thể và yếu tố. Trong thời gian vừa qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo Cục Chăn nuôi, một số cơ chế chính sách đã được tháo gỡ kịp thời để đẩy nhanh quá trình phát triển cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số.
“Dù vậy, quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn bởi người sản xuất nông nghiệp trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế. Chuyển đổi số là vấn đề mới, các chủ thể từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trang trại, nông hộ chăn nuôi mới bước đầu tiếp cận và hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của chuyển số trong ngành. Điều quan trọng nữa là thiếu động lực để người dân, doanh nghiệp tham gia vào hệ thống”, ông Ninh chia sẻ.
Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ khẳng định “Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” là động lực quan trọng, mở ra cơ hội đổi mới mô hình tăng tăng trưởng trong nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa Chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “Minh bạch — Trách nhiệm — Bền vững”. |
HÀ NGÂN
ÔNG NGUYỄN HUY DŨNG, THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT: Cơ sở dữ liệu phải theo nguyên tắc “đúng – đủ – sạch – sống
Dù là cơ sở dữ liệu quốc gia hay cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cũng phải làm theo nguyên tắc “đúng – đủ – sạch – sống”. Trong đó, đúng là thông tin chính xác; đủ là đầy đủ thông tin mà chúng ta cần; sạch là không chứa thông tin rác; sống là luôn luôn cập nhật. Bốn nguyên tắc này, sống là quan trọng nhất. Bởi nếu không sống thì 3 nguyên tắc còn lại chắc chắn sẽ không làm được. Thời gian tới từng bước làm dữ liệu mở, mở dữ liệu. Từ dữ liệu mở của cơ quan nhà nước tạo cơ sở cho cộng đồng sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế số, dữ liệu số.
ÔNG TÔ XUÂN THÁI, CHỦ TỊCH HĐTV TẬP ĐOÀN VNPT: Ngành chăn nuôi sẽ có cơ sở dữ liệu tốt để “cất cánh”
VNPT tự hào đồng hành cùng với Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi để hôm nay có cơ sở và hệ thống dữ liệu ngành chăn nuôi chỉ sau 6 tháng. Việt Nam có đến 60-70% người dân làm nông nghiệp, cơ sở dữ liệu này sẽ giúp sức rất nhiều cho bà con nông dân, cơ quan quản lý, doanh nghiệp liên quan. Đó là niềm tự hào của VNPT. Hi vọng thời gian tới, với sự phối hợp nhịp nhàng Bộ NN&PTNT và VNPT, ngành chăn nuôi sẽ có cơ sở dữ liệu tốt để “cất cánh”. Ông Thái cũng trích dẫn lãnh đạo của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông: “Chuyển đổi số là quá trình, bắt đầu từ đột phá của công nghệ số nhưng không chỉ là công nghệ số, mà quan trọng là chấp nhận cái mới cuộc. Đây là cuộc cách mạng tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách, qui trình nhiều hơn là cách mạng của công nghệ.
- chuyển đổi sổ li>
- Chuyển đổi số trong chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất