Quản lý chăn nuôi heo nái: 7 xu hướng đáng chú ý - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Quản lý chăn nuôi heo nái: 7 xu hướng đáng chú ý

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – John Deen, một Bác sĩ thú y đồng thời là nhà dịch tễ học chuyên về heo của Đại học Minnesota, chia sẻ khi ông vẫn còn nhỏ, người chăn nuôi chưa quan tâm nhiều đến tỷ lệ chết của heo nái trong đàn. “Khi bố mẹ tôi mang một con heo nái chết ra khỏi chuồng, tôi hiếm khi  thấy họ để tâm chuyện này.” “Theo thời gian, chúng tôi cũng dần nhận ra tầm quan trọng của vấn đề và phần nào nhờ sáng kiến trong sản xuất ”. Deen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt thời điểm xảy ra các sự cố, đặc biệt là các ngày cuối tuần.

    “Chuyện gì xảy ra với những con nái khi công nhân tắt đèn và rời khỏi chuồng nuôi.  Khâu chăm sóc heo nái còn chưa được ưu tiên như việc phối giống, hay mang heo nái chết ra khỏi chuồng. Nếu muốn một sự thay đổi có sức bật, người chăn nuôi cần chú trọng cải thiện sức khỏe của heo nái.” Dưới đây là 7 xu hướng trong quản lý chăn nuôi lợn nái đáng chú ý.

     

    Quản lý chi phí sản xuất là Ưu tiên hàng đầu

     

    Theo Sergio Canavate – Bác sĩ thú y, hiện giữ chức quản lý dịch vụ và kỹ thuật của PIC – trong năm qua, ngành chăn nuôi trở nên bền vững hơn mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn. Trọng tâm của ngành đi từ tăng hiệu suất đến tối ưu hóa hiệu suất, nhờ vào đổi mới chiến lược về quy trình và tiết kiệm được chi chí sản xuất.

     

    Ông Fred Kuhr, giám sát sản xuất heo nái và heo thịt xuất chuồng của Dykhuis Farms, đặt ra một loạt câu hỏi. “Chúng ta cần phải xem xét lại các chiến lược cho ăn phù hợp ở từng giai đoạn. Thống nhất các cách chấm điểm thể trạng heo nái có đủ chính xác và nhất quán hay chưa? Có thể tìm ra cách quản lý thể trạng của heo nái hiệu quả bằng cách việc cải thiện quản lý thức ăn không?” 

     

    Mark Knauer, Phó giáo sư và đồng thời là chuyên gia về heo của Đại học bang Bắc Carolina, nhấn mạnh rằng chi phí cho thức ăn chiếm phần lớn tổng chi phí sản xuất. Do đó, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố quyết định lợi nhuận. “Phần lớn chi phí phát sinh ở giai đoạn tăng trưởng-xuất chuồng, nhưng quản lý heo nái hiệu quả có thể cắt giảm chi phí heo cai sữa, từ đó có thể tăng lợi nhuận.”.

     

    Sử dụng các biện pháp phổ biến, ví dụ như tăng số ngày tuổi cai sữa, tăng số lứa đẻ hoặc tăng cường sự thích nghi của nái hậu bị sau khi chu chuyển để tối ưu chất lượng heo sau cai sữa.

     

    Chú trọng trong tuyển chọn heo nái hậu bị

     

    Để chọn lọc heo nái hậu bị để thay thế cho heo nái sản xuất, cần suy xét nhiều yếu tố.  Việc lựa chọn lứa hậu bị rất quan trọng, chỉ những heo tốt nhất mới có thể chuyển sang giai đoạn sản xuất. Mà không phải heo nái hậu bị nào cũng được.

     

    Theo Deen, việc lựa chọn sai con nái hậu bị sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn trong giai đoạn sản xuất. Cụ thể, “Chúng tôi đã thử phối giống các heo nái hậu bị trong diện loại trừ. Đi vào giai đoạn sản xuất, tỷ lệ tử vong của nhóm này cao hơn các nhóm heo nái hậu bị tốt.” 

     

    Trong khi một số chuyên gia khẳng định rằng, ngành chăn nuôi đang thiếu hụt thông tin về yếu tố chọn lọc cho tính trạng tuổi thọ trên heo nái. Các nghiên cứu khác lại chỉ ra các đặc điểm như kích thước âm hộ, số lượng núm vú và dáng đứng của heo đều là yếu tố chọn lọc quyết định.

     

    Nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý heo hậu bị và heo nái đẻ

     

    Canavate trình bày “Ngay từ đầu, chọn heo nái hậu bị ở đúng độ tuổi, quản lý trọng lượng và duy trì thể trạng tốt, sẽ kéo dài tuổi thọ của chúng, đồng thời nâng cao năng suất chăn nuôi.” 

     

    Chế độ chăm sóc và quản lý tốt heo nái hậu bị ở giai đoạn trước khi phối giống lần đầu. Thì heo nái sẽ cần ít chi phí hơn, khi bước vào giai đoạn sản xuất.

     

    Kuhr bổ sung, “Công nghệ mới sẽ cho phép đánh giá đàn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi trung bình, thời gian ở trong hệ thống và thời gian loại thải của lứa heo nái này.” “Nhiều khả năng, chúng ta cần thu thập những dữ liệu dạng này để tổng hợp và dự đoán thời hạn sản xuất của một con nái, trên qui mô đàn lớn hơn.”

     

    Nhìn lại tầm quan trọng của kích thước lứa đẻ

     

    Canavate gợi ý rằng ngoài việc tăng quy mô lứa đẻ, thì chất lượng heo con sơ sinh và sau cai sữa cũng cần phải chú ý. Do đó, trọng tâm về số lượng lứa đẻ có thể thay đổi trong tương lai.

     

    Knauer đặt ra câu hỏi: “Kích thước lứa đẻ tối ưu đối cho một cá thể heo nái là bao nhiêu?”“Nếu người chăn nuôi ở Mỹ không có các biện pháp tăng cường heo nái nuôi con, bổ sung dinh dưỡng cho heo con hoặc bù lượng thức ăn cho heo nái khi cho con bú, thì kích thước lứa đẻ có thể cần phải co lại, nhằm ổn định chất lượng heo con.”

    Các chuyên gia ý kiến rằng, người chăn nuôi nên ưu tiên về các đặc điểm khác như chi phí thức ăn cho heo con, hơn là chú trọng về kích thước lứa đẻ.

     

    Sử dụng trí tuệ nhân tạo và lao động hiệu quả hơn

     

    Xu hướng giảm yêu cầu lao động trong khi vẫn duy trì năng suất và thúc đẩy phúc lợi động vật đang phản ánh thực tế khó thay đổi là trong ngành chăn nuôi, là do nguồn cung hạn chế và chi phí cao đã dẫn đến tình trạng khan hiếm lao động.

     

    Đặt ra một câu hỏi đầy thách thức cho ngành: Làm thế nào để có thể tối ưu sức lao động sẵn có? Có rất nhiều quy trình cần cải tiến để nâng cao hiệu suất mà quản lý tốt cả đàn. Bắt đầu từ việc phát hiện động dục, phối giống lợn nái và chu chuyển đàn. Đồng thời, cần đảm bảo dinh dưỡng phù hợp cho heo nái trong từng giai đoạn. 

     

    Knauer lần nữa đặt ra câu hỏi: “Chúng ta có thể tiết kiệm thời gian trong giai đoạn sản xuất nào?”

     

    Ông cũng bổ sung các giải pháp “Ví dụ, dữ liệu tổng hợp thời gian gần đây cho thấy thực tế việc làm khô heo con sơ sinh không chắc sẽ cải thiện được tỷ lệ sống sót của chúng. Vì vậy hãy dành thời gian theo dõi nhiệt độ thảm nhiệt thay vì sấy khô heo con. Ngoài ra, tôi nghĩ chúng ta sử dụng phương pháp cho ăn trước khi heo nái bắt đầu đẻ và có thể cắt giảm một phụ tá hỗ trợ cho quá trình này. Hơn nữa, áp dụng các chiến lược cho ăn trước khi heo nái đẻ, để cắt giảm lao động hỗ trợ trong quá trình đẻ. Nếu muốn thể tiết kiệm lao động trong bất kỳ giai đoạn nêu trên, chúng ta cần theo dõi sát sao từng con nái mỗi ngày.”

     

    Bằng cách giảm lao động ở các khâu này, mỗi trang trại có thể theo dõi sức khỏe của heo nái hàng ngày được tốt hơn.

     

    Ngoài ra, Knauer nói thêm, triển khai ứng dụng công nghệ như chuồng trại thông minh và trí tuệ nhân tạo (tiếng Anh là artificial intelligence, viết tắt-AI) có thể điều chỉnh điều kiện chuồng nuôi, chu chuyển đàn heo hợp lý hơn và quản lý dữ liệu hiệu quả.

     

    Ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực

     

    Việc sử dụng dữ liệu của trang trại heo nái tưởng chừng bị hạn chế, nhưng sự ra đời của công nghệ tiên tiến đã phá vỡ giới hạn này. Ông Kuhr dự đoán, “Ngành chăn nuôi heo nái cần sẵn sàng đương đầu với khủng hoảng khi cách mạng về công nghệ diễn ra.”

     

    “Nhờ nhân viên được truy cập vào nhiều dữ liệu hơn với tốc độ nhanh hơn. Từ đó tạo điều kiện để ra các quyết định tốt hơn.”

     

    Knauer cũng nhận thấy, áp dụng các thuật toán AI sẽ cho phép người chăn nuôi trích xuất thông tin chi tiết hơn theo thời gian thực từ dữ liệu hiện có, dẫn đến việc tạo ra giá trị lớn hơn.

     

    Dựa vào những công nghệ số hóa hiện nay, ví dụ như máy quét cầm tay, đang trở nên phổ biến hơn trong các trang trại lợn nái. Canavate dự đoán rằng, những công nghệ này sẽ nâng cao tốc độ thu thập và xử lý dữ liệu ở các trang trại.

     

    Chú ý đến phúc lợi của người tiêu dùng

     

    Các sáng kiến như Dự luật 12 của California và mối quan ngại của người tiêu dùng đối với việc sử dụng kháng sinh sẽ còn tiếp tục định hình cách thức phát triển của Ngành Chăn nuôi heo tại Hoa Kỳ.

     

    Canavate quan sát thấy “Các trang trại đã thay đổi sang kiểu chuồng nuôi theo nhóm, giảm thuốc kháng sinh và cải thiện quy trình an toàn sinh học.” “Xu hướng phát triển này yêu cầu ngành chăn nuôi có chiến lược quản lý riêng để đảm bảo sức khỏe đàn heo và duy trì lợi nhuận.”

     

    Kuhr kết luận “Nếu chăm sóc vật nuôi, chúng sẽ chăm lo ngược lại cho chúng ta.”

     

    Jennifer Shike

    Thảo Duyên biên dịch 

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.