Hiện tượng mất nước ở gà con giống mới nhập về xảy ra rất phổ biến tại các cơ sở chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi không phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách, dẫn đến tỷ lệ chết cao, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng của gà các giai đoạn sau. Dưới đây là một số biểu hiện gà con bị mất nước, nguyên nhân và cách khắc phục:
1) Biểu hiện của gà con mất nước
– Lông bông khô, khối lượng nhẹ hơn so với kích cỡ của nó;
– Da chân không bóng mượt, nếu mất nước nhiều thì bị nhăn;
– Khi thả vào quây cho uống nước, gà tranh nhau uống, dẫn đến nhiều con bị ướt lông, bị lạnh, rét, vì thế chúng túm tụm, chồng đống lên nhau, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo 32 – 33oC.
2) Một số nguyên nhân
– Do kỹ thuật ấp nở: Thời gian gà con ở trong máy nở dài ngày do nở không tập trung, hoặc chậm lấy gà con ra khỏi máy nở,…
– Thời gian kéo dài từ khi gà nở ra đến khi được đưa vào chuồng nuôi cho uống, ăn.
3) Biện pháp xử lý
– Chia thành nhiều quây với số lượng gà dưới 300 con/quây để hạn chế gà chồng đống lên nhau;
– Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thả gà vào quây úm (25 gà/máng uống);
– Đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho quây úm;
– Cho gà uống dung dịch đường glucoza với vitamin, mỗi lít có 50 gam đường glucoza, 1 gam multivitamin hoặc ADE B complex và 1 gam vitamin C;
Cho uống từng con một: 10 giọt/con;
Nếu không cho uống từng con thì cho cả đàn uống từ từ bằng máng uống; tăng lượng máng gấp đôi; cho uống trong khoảng 10 phút thì nhấc máng ra, sau khoảng 30 phút thì cho uống tự do; tách những con yếu cho uống trực tiếp khoảng 10 giọt/con.
– Tăng cường quan sát, theo dõi, xử lý tránh gà con tụ đống.
Hoàng Văn Định
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất