Nuôi chồn hương trên mặt hồ, hiệu quả bất ngờ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi chồn hương trên mặt hồ, hiệu quả bất ngờ

    Với mô hình lồng trên hồ, cá trê sẽ tiêu thụ thức ăn thừa, chất thải của chồn hương nên giảm được chi phí thức ăn, lại đảm bảo chuồng luôn khô thoáng, sạch sẽ.

    Hồ nuôi ốc bươu đen trong gia trại chăn nuôi kết hợp của ông Lê Văn Son. Ảnh: V.Đ.T.

     

    Xuất phát từ công việc thiết kế, thi công chuồng nuôi chồn hương cho các trang trại các tỉnh phía Nam, ông Lê Văn Son ở khu phố 1, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định đã vô tình hiểu rất kỹ về quy trình, kỹ thuật nuôi loài đặc sản này sau những lần trò chuyện với chủ nuôi.

     

    Đầu năm 2020, khi xấp xỉ tuổi 60, sức khỏe không còn cho phép ông Son tiếp tục gắn bó với nghề thợ sắt nơi đất khách quê người, ông quyết định về quê Bình Định xây dựng gia trại nuôi chồn hương để thỏa lòng ao ước bây lâu nay.

     

    Nhờ sở hữu vườn khu vườn rộng 4.000m2 nằm cạnh con sông Đào, ông Son bỏ ra 200 triệu đồng thuê cải tạo, san lấp mặt bằng để hình thành gia trại chăn nuôi. Lấy ngắn nuôi dài, ông Son đào 10 cái hồ, mỗi hồ rộng 3m, sâu 0,7m dài 42m, dưới đáy hồ được lót bạt để nuôi ốc bươu đen.

     

    Trước khi tiến hành nuôi chồn hương, ông Son thả nuôi trước 100kg ốc bươu đen đã nở và 100.000 con cá trê giống trong 9 hồ nuôi. Hồ còn lại ông Son dựng nhà lồng nổi trên mặt nước để nuôi chồn hương. Với mô hình lồng trên hồ này, cá trê sẽ tiêu thụ thức ăn thừa, chất thải của chồn hương thải xuống, nên giảm được chi phí thức ăn, lại đảm bảo chuồng chồn hương luôn khô thoáng, sạch sẽ.

    Cặp chồn hương đã trưởng thành của ông Lê Văn Son. Ảnh: V.Đ.T.

     

    Đầu tháng 1/2022, Chi cục Kiểm lâm Bình Định cấp cho ông Son giấy chứng nhận mã số cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục II, III CITES để nuôi 10 cá thể cầy hương (chồn hương) với mục đích thương mại trong nước.

     

    Vậy là ông Son đầu tư 190 triệu đồng mua 10 cá thể chồn hương trưởng thành từ 20-22 tháng tuổi gồm 2 cá thể đực và 8 cá thể cái từ cơ sở gây nuôi hợp pháp ở An Lão về nhân đàn.

     

    Trên hồ thứ 10 để dành nuôi chồn hương, ông Son xây dựng 2 nhà lồng nổi trên trụ bê tông, mỗi nhà lồng rộng 60m2 được bố trí 20 chuồng nuôi chồn hương tùy theo từng độ tuổi. Nhờ thiết kế chuồng nuôi phù hợp cộng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nhân giống chồn hương được tích lũy từ các trang trại ở miền Nam, nên chỉ sau 3 tháng nuôi, ông Son đã có thêm 37 cá thể chồn con ra đời.

     

    Ngay trong năm đầu tiên khởi nghiệp, ông Son đã xuất bán được 26 cá thể chồn giống, thu về trên 150 triệu đồng. Tổng đàn chồn hương của ông Son tiếp tục được duy trì cho đến nay là 42 con. Ngoài thu nhập từ chồn hương, ông Son còn có thêm nguồn thu từ bán 3 tấn ốc bươu đen, 25kg trứng ốc giống, 300kg cá trê thịt được thêm 80 triệu đồng.

     

    “Bên cạnh đảm bảo cho đàn chồn ăn no, đầy đủ chất, giữ vệ sinh môi trường chuồng và máng nước thật tốt, tôi còn tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chồn hương đầy đủ. Nhờ đó mà đàn chồn ít bị bệnh, sinh trưởng ổn định”, ông Son chia sẻ.

    Những con chồn hương còn nhỏ được nuôi riêng trong 1 ô lồng. Ảnh: V.Đ.T.

     

    Theo ông Son, chồn mẹ mỗi năm đẻ từ 1-3 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con. Sau 60 ngày tuổi, chồn con được tách đàn, tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi cứng cáp xuất bán. Hiện chồn hương giống mới tách mẹ có giá bán 9 triệu đồng/cặp, chồn chuẩn bị sinh sản giá 40 triệu đồng/cặp.

     

    Theo ông Son, để nuôi chồn hương đạt kết quả cao nhất, ngoài nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc, khâu lựa chọn con giống là quan trọng hàng đầu. Theo đó, con giống khỏe mạnh thường có đôi mắt sáng, tròn, mở to. Giống đực nên chọn con đầu to, mặt to, các chi vạm vỡ. Con cái phải chọn con có thân hình thon dài, 2 hàng vú phải đều, không bị lép. Khi chọn giống phải tránh mua giống cận huyết thống, nếu không sẽ cầm chắc thất bại.

     

    Ông Ngô Văn Trung, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bồng Sơn chia sẻ, mô hình chăn nuôi kết hợp 3 loại đặc sản của ông Son rất mới lạ so với người dân địa phương. Từ việc xây dựng chuồng trại bài bản, chọn môi trường nuôi thông thoáng, thuận lợi, kết hợp phương pháp nuôi cộng sinh giúp cho các vật nuôi cùng phát triển tốt. Sự thành công của mô hình chăn nuôi kết hợp của ông Son giúp kích thích sự sáng tạo của nông dân địa phương trong chuyện làm ăn để tăng thu nhập cho gia đình.

     

    Dương Lam

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.