[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2023 đã có khởi đầu thuận lợi cho xuất khẩu thịt gà của Brazil, bất chấp những khó khăn hiện tại, triển vọng của ngành vẫn đầy tích cực.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Brazil tăng gần 10% mảng thịt gà. Cúm gia cầm độc lực cao (High pathogen avian influenza-HPAI) gần đây đã trở thành tiêu điểm chú ý của cả nước, mặc dù cho đến nay vi-rút này mới chỉ được ghi nhận ở các loài chim hoang dã; và việc xuất khẩu của ngành gia cầm Brazil vẫn không bị ảnh hưởng.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Đạm Động vật Brazil (Brazilian Association of Animal Protein-ABPA), từ tháng 1 đến tháng 5, Brazil bán hơn 2,18 triệu tấn thịt gà ra thị trường nước ngoài, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tính theo giá trị, mức tăng còn ấn tượng hơn, đạt 4,28 tỷ USD, tương đương tăng 13,4%.
Tháng 1 đã có mở đầu đặc biệt nổi bật, với các lô hàng có khối lượng tăng hơn 20% và giá trị tăng gần 39%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trong tháng 2 chậm hơn đáng kể, nhưng đến tháng 3, khối lượng các lô hàng đã vượt xa những ghi nhận ở tháng 1, dù giá trị của chúng không theo kịp.
Điều gì thúc đẩy thương mại?
Thị trường toàn cầu vẫn vấp phải các vấn đề của chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất tăng và bùng phát các dịch bệnh, dẫn đến suy giảm sản xuất ở vài thị trường và trở ngại xuất khẩu. Trong trường hợp này, Brazil đã nắm chắc thời cơ bước vào chuỗi cung ứng, với lợi thế không có HPAI và chi phí sản xuất thấp.
Đầu năm nay, Giám đốc Thị trường tại ABPA-Luis Rua, nhận xét rằng các đối thủ cạnh tranh đã sản xuất và xuất khẩu ít đi, tạo điều kiện cho Brazil bành trướng và đứng vững chân hơn trong thị trường quốc tế.
Trong đó, Trung Quốc là một thị trường có thành tích xuất sắc. Từ cuối thập kỷ trước, Trung Quốc đã trở thành thị trường số 1 cho xuất khẩu gia cầm tại Brazil, đáng chú ý trong 5 tháng đầu năm nay, các chuyến hàng xuất đi đã tăng hơn một phần ba.
Việc mở cửa trở lại sau thời kỳ giãn cách xã hội, quốc nội Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn trong mảng chăn nuôi gà thịt, dẫn đến gia tăng nhu cầu nhập khẩu thịt gà. Vào tháng 5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund-IMF) chỉ rõ sự tăng trưởng tiêu dùng ở Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn khu vực.
Điều cần lưu ý là xuất khẩu của Brazil đến Trung Quốc thấp hơn đáng kể trong năm 2022, nói cách khác, mức tăng trưởng năm nay đang bù đắp lại phần nào đã bị sụt giảm.
Bình luận về đầu năm nay, Rua nhận thấy nhu cầu của Trung Quốc vẫn sẽ không ngừng tăng và tình huống tương tự cũng xuất hiện ở thị trường Mexico, Hàn Quốc và Singapore.
Các thị trường tăng trưởng tốt hơn dự kiến trong 5 tháng đầu năm này gồm Nhật Bản, Nam Phi, Ả Rập Xê-út và Liên minh châu Âu. Hiện tại, ngành gia cầm ở nhiều khu vực khác đã vượt qua thời kỳ đặc biệt khó khăn do bùng phát HPAI.
Tuy không phải mọi thị trường xuất khẩu đều khả quan, nhưng các vùng có doanh số thấp có thể bù đắp bằng doanh số cao hơn của những vùng còn lại.
Xuất khẩu liệu có phá kỷ lục mới?
Mảng xuất khẩu thịt gà ở Brazil tăng trưởng liên tục từ năm 2018, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2020. Nhìn vào hiệu suất của 5 tháng đầu năm 2023, có thể dự đoán cho đến hết năm, ngành vẫn sẽ phát triển theo quỹ đạo tích cực này.
Năm 2022, xuất khẩu phá kỷ lục 4,8 triệu tấn. ABPA đã dự báo vào cuối năm ngoái rằng trong năm 2023, xuất khẩu sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 5,2 triệu tấn, tương đương tăng 8,5%.
Tuy nhiên, kể từ tháng 5, các nhà sản xuất đã bị đe dọa ngày càng chặt chẽ bởi chính loại vi-rút – từng giúp họ đẩy mạnh doanh số bán hàng ở nước ngoài – HPAI.
Cho đến nay, vi-rút đã được loại bỏ khỏi trong cả sản xuất thương mại lẫn nuôi thả vườn. Mặc dù tính đến cuối tháng 6, trên các loài chim hoang dã đã ghi nhận 39 trường hợp nhiễm HPAI.
Nếu kiểm soát tốt HPAI trong chăn nuôi thương phẩm, có thể một kỷ lục mới sẽ được ghi nhận. Nhu cầu thịt gia cầm toàn cầu vẫn luôn lớn, nhất là trong môi trường lạm phát cao, người tiêu dùng sẽ tìm đến những nguồn đạm động vật giá cả phải chăng nhất.
Brazil có lợi thế tốt để đáp ứng nhu cầu này, vì nhiều thị trường tiếp tục chứng kiến HPAI gây hại cho ngành gia cầm, làm giảm sản lượng trong nước và tăng nhu cầu nhập khẩu.
Brazil hiện đang xuất khẩu đến 145 nước, chỉ 18 nước thuộc châu Á đã chiếm hơn 36% kim ngạch của năm vừa qua. Theo dự báo cho năm tới, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là nền kinh tế năng động nhất.
ABPA ghi nhận rằng, Trung Quốc và Liên minh châu Âu vào đầu năm nay đã trở lại vị thế chủ lực cho xuất khẩu thịt gà của Brazil và dự kiến sẽ đứng vững ở vị trí này đến cuối năm.
Trong tháng 6, Chủ tịch tại ABPA-Ricardo Santin nhận xét rằng: xuất khẩu vẫn tiếp tục ở mức cao, chứng tỏ hành động từ các cá nhân và ban ngành chính phủ đối phó với HPAI trên chim hoang dã được đón nhận tích cực. Nhờ đó, thị trường quốc tế có thể đặt niềm tin vào tình trạng kiểm dịch và khả năng cung ứng sản phẩm của Brazil.
Tháng |
Triệu đô la Mỹ |
% thay đổi |
Nghìn tấn |
% thay đổi |
Tháng 1 |
856,6 |
38,9 |
420,9 |
20,6 |
Tháng 2 |
736,3 |
11,1 |
379,2 |
1,3 |
Tháng 3 |
980,5 |
27,2 |
514,6 |
22,9 |
Tháng 4 |
840,3 |
2,3 |
435,1 |
4,0 |
Tháng 5 |
867,4 |
-4,1 |
433,3 |
0,9 |
Khối lượng và giá trị xuất khẩu thịt gà của Brazil 5 tháng đầu năm 2023.
Tác giả: MARK CLEMENTS
Biên dịch: Thảo Duyên
Nguồn: WATT Global Media, ABPA
Ảnh: Chế biến gà xuất khẩu tại Brazil (Nguồn: https://datamarnews.com/)
- xuất khẩu thịt gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất