Giảm tiêu tốn năng lượng trong chăn nuôi gà thịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Giảm tiêu tốn năng lượng trong chăn nuôi gà thịt

    Những năm gần đây, chúng ta nhận thấy rằng giá dầu thô luôn ở mức cao và Cục Năng lượng Thế giới (International Energy Agency: IEA) cảnh báo nếu giá dầu cứ duy trì ở mức cao như vậy sẽ đặt ra một mối đe dọa cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, chi phí năng lượng thường là chi phí đầu vào lớn nhất cho các trại chăn nuôi gà thịt. Giảm nhu cầu năng lượng là cách quan trọng để nâng cao lợi nhuận thô, theo quan điểm của IEA, các cách tiết kiệm năng lượng nên được thực hiện càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.

     

    Theo nghiên cứu chi phí chăn nuôi gà thịt ở Georgia, Mỹ, một bài báo gần đây của trường đại học Georgia đã xác định một số biện pháp đơn giản để người chăn nuôi có thể áp dụng nhằm làm giảm chi phí chăn nuôi.

     

    Theo bài báo này, chi phí dành cho năng lượng khí đốt và điện năng sử dụng trong trại có thể chiếm gần 60% tổng chi phí trung bình khi chăn nuôi gà thịt. Tiến sĩ Brian Fairchild, chuyên gia mảng gia cầm thuộc trường đại học Georgia và cũng là một trong những tác giả của bài báo, lưu ý rằng tiêu tốn năng lượng ngày càng tăng trong một thập kỷ qua là do các nhà chăn nuôi ngày càng sử dụng năng lượng nhiều hơn để sưởi ấm cũng như làm lạnh trang trại chăn nuôi của họ.

     

    Tiến sĩ Fairchild cho biết: “Gần đây, các nhà chăn nuôi cũng bắt đầu nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong hóa đơn phải trả cho nhiên liệu và điện sử dụng, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi sáu hay bảy năm gần đây, họ cố gắng giữ cố định mức tiêu thụ năng lượng trong các trại chăn nuôi gà thịt. Tuy nhiên, để làm được điều này mà không giảm nhiệt lượng trong trang trại cũng là một vấn đề. May mắn thay, hầu hết các cách chúng tôi áp dụng để làm giảm bớt năng lượng hao phí cũng giúp cải thiện môi trường chăn nuôi cho gà thịt”.

    Hao phí năng lượng từ trang trại có tường che màn (bên trái) và trang trại có tường kín (bên phải)

     

    TƯỜNG KÍN VÀ TƯỜNG CHE MÀN

     

    Trong những năm gần đây, xuất hiện xu hướng xây dựng tường kín cho các trang trại gà thịt mới. Chỉ có một khác biệt nhỏ giữa trang trại tường che màn và trang trại tường kín này, nhưng theo bài báo, dữ liệu thu được về hao phí năng lượng giữa hai trang trại có sự khác biệt đáng kể khi cùng sử dụng nhiên liệu khí đốt, trong đó trang trại tường kín tiêu thụ ít propan hơn.

     

    Sau khi bố trí thí nghiệm, tác giả thấy rằng: trang trại tường kín sử dụng 0.0265 gallon/foot2 nhiên liệu khí đốt cho mỗi đàn gà trong khi ở trang trại che màn sử dụng 0.0361gal/ft2. Điều này có nghĩa là mỗi năm một trang trại tường kín tiết kiệm trung bình hơn 2.100 USD cho một trại có diện tích 20.000 ft2 (khoảng 1.858m2).

     

    Bài báo lưu ý rằng việc tăng giá nhiên liệu về lâu dài “đã khuyến khích các nhà chăn nuôi xây dựng các trại kiên cố và có thể chịu được mọi thời tiết để giữ cố định mức năng lượng tiêu thụ”.

     

    Bằng cách quản lý năng lượng sử dụng thực tế thích hợp, các nhà chăn nuôi gà thịt có khả năng cải thiện đáng kể hao phí điện năng và giảm chi phí sản xuất.

     

    Trong khi khoảng dao động mức hao phí điện năng giữa hai loại trang trại là giống nhau, nhưng sự dao động hao phí điện năng hằng năm ở mỗi trại lại khác nhau.

     

    Nói cho dễ hiểu ví dụ, ở trang trại che màn, hao phí điện năng hằng năm thay đổi từ 1.620 USD đến 5.148 USD cho mỗi trại có diện tích 20.000 ft2. Ở trang trại tường kín cũng cho khoảng dao động tương tự. Nhưng khi các yếu tố khác tác động vào có thể làm thay đổi điện năng sử dụng, như các tác giả trình bày “bất kể loại trang trại và điều kiện chăn nuôi như thế nào, mức sử dụng điện năng thường nhắm đến cực tiểu của khoảng dao động… khả năng rất cao là các nhà chăn nuôi chọn cải thiện phương pháp thông gió đang áp dụng trong trại để có thể nâng cao lợi nhuận cuối cùng.”

     

    NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

     

    Tác giả gợi ý rằng các nhà chăn nuôi có thể giảm điện năng sử dụng trong trang trại bằng cách:

     

    • Làm sạch quạt, cửa chớp và màn che để giúp giảm áp suất tĩnh – chính là các tổn thất năng lượng hao phí trong hệ thống quạt;
    • Thay thế động cơ quá nóng bằng động cơ sử dụng năng lượng hiệu quả;
    • Thực hiện vệ sinh thường xuyên và bảo trì hệ thống phun sương để làm giảm áp suất tĩnh.
    • Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

     

    Mặc dù trang trại tường kín hiệu quả hơn trang trại tường che màn, nhưng cả hai loại này đều có thể thực hiện từng bước như sau để giảm thiểu chi phí sử dụng nhiên liệu. Các cách được đề nghị gồm:

     

    • Giảm thiểu rò rỉ không khí. Trang trại càng kín sẽ càng dễ sưởi ấm dòng không khí hơn và giảm chi phí năng lượng sử dụng trong suốt thời tiết lạnh;
    • Tiến hành kiểm tra áp suất tĩnh thường xuyên – áp suất tĩnh thấp là dấu hiệu cho thấy không khí bị rò rỉ qua kẽ nứt hay lỗ hổng trên tường;
    • Sử dụng các quạt lưu thông không khí thích hợp – vào mùa đông, sử dụng quạt để di chuyển luồng khí ấm về phía sàn có tác động cải thiện nhiệt độ không khí cho gia cầm và giúp làm khô nước phân ứ đọng nhanh hơn trong khi giảm thời gian sưởi ấm;
    • Lắp đặt các cửa ra vào cách nhiệt – giúp giảm hao phí nhiệt lượng ở vùng tiếp giáp với hệ thống phun sương. Với cách này, theo lời tác giả, có thể giúp giảm hao phí năng lượng sử dụng đến 10% hay hơn.
    • Xây dựng hàng rào giữa các đàn trong trại – cũng có thể được sử dụng như một công cu quản lý khi thời tiết nóng – sẽ giữ gia cầm trong phạm vi hàng rào vào mùa đông để các nhà chăn nuôi tận dụng “thân nhiệt của chúng” nhằm giảm thiểu thời gian sưởi ấm, do đó giảm năng luợng và ngăn ngừa tình trạng chật chội của gia cầm.

     

    Một số cách khác cũng được các nhà nghiên cứu Mỹ đề xuất. Các cách này cũng nhấn mạnh đến vai trò hỗ trợ của sự thông gió để thu được hiệu suất tối ưu của gia cầm và tầm quan trọng của sự kiểm soát mức ammoniac trong đàn. Khi thông gió được cải thiện nhưng ammoniac ở mức cao cũng gây ra sự tốn kém. Áp dụng các biện pháp xử lý nước phân để kiểm soát ammoniac có thể giảm khối không khí lạnh xuất hiện ở trại nhằm duy trì chất lượng không khí và sau đó sẽ giảm chi phí sưởi ấm. Ngoài ra, cũng lưu ý đến các tổn hại xuất hiện trong khi cách nhiệt và giảm độ rắn chắc cho trại do côn trùng gây ra và đề nghị thực hiện xen kẽ các chương trình xử lý để giữ số lượng côn trùng thấp nhất có thể.

    Chụp hồng ngoại cho thấy chất lượng cách nhiệt bị giảm do côn trùng

     

    Bài báo cũng ghi nhận rằng quạt hút gió trên gác mái cũng là một việc nên làm, tuy nhiên các trại thực hiện phải có khả năng chịu được 0.13” áp suất tĩnh với công suất một quạt là 48”. Tiết kiệm nhiên liệu sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ kín của trại. Trong nhiều trường hợp, tỉ lệ thông gió cao hơn có thể đạt được mà không cần phải tăng chi phí nhiên liệu khi quạt hút gió hoạt động.

     

    Tiến sĩ Fairchild kết luận: “Bằng cách quản lý năng lượng sử dụng hiệu quả, nhà chăn nuôi gà thịt có khả năng cải thiện đáng kể năng lượng sử dụng và giảm bớt chi phí sản xuất.”

     

    Bài báo này được đăng trên tạp chí “Poultry International”. ©Copyright 2012, All Rights Reserved.

     

    Nguồn tin: Ceva Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.