[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng 6/2024, Tập đoàn GREENFEED – đại diện đầu tiên từ Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng World Mega Producer 2024 ở vị trí 37/49 nhờ những nỗ lực thực hành chuyển đổi số trong chăn nuôi. Đây là danh sách top các công ty chăn nuôi heo lớn nhất thế giới với quy mô tổng đàn nái trên 100.000 con.
Bảng xếp hạng World Mega producer 2024
Hiện quản lý đàn heo nái với quy mô hơn 110.000 con, GREENFEED xác định tăng trưởng quy mô đi đôi với vận hành mô hình trang trại hiệu quả, bền vững là một trong những trụ cột chiến lược nhằm xây dựng chuỗi thực phẩm lành ngon tích hợp 3F Plus (Feed-Farm-Food). Thành quả trên là trái ngọt cho hành trình 21 năm Tập đoàn bền bỉ một mục tiêu phát triển bền vững, được tích hợp trong từng khâu của quy trình sản xuất và chăn nuôi.
Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi heo châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến đáng kể, song cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, gồm khan hiếm quỹ đất cho việc mở rộng chuồng trại cũng như nguồn thức ăn chăn nuôi, áp lực gia tăng từ các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, các loại dịch bệnh mới và ngày càng phức tạp đe dọa sức khỏe vật nuôi… Đứng trước những thách thức này, các doanh nghiệp thực hành nông nghiệp bền vững không ngừng chuyển đổi để sẵn sàng thích nghi và mở ra những cơ hội mới.
Tối ưu hóa quản lý vận hành và ứng dụng công nghệ trong sản xuất
Trong những nỗ lực chuyển đổi số của mình, GREENFEED đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng số nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi qua nông nghiệp thông minh, đảm bảo hỗ trợ vận hành kinh doanh liên tục, ổn định. Thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược để xây dựng cơ sở dữ liệu (big data), kho dữ liệu (data warehouse) trên nền tảng đám mây (cloud), đồng bộ hóa dữ liệu hàng ngày, tích hợp công nghệ số IoT trên toàn chuỗi 3F. Tiến tới, Tập đoàn sẽ hoàn thiện triển khai ERP SAP cho ngành Thực phẩm và Chăn nuôi để hỗ trợ tích hợp chuỗi, đồng bộ/ kế thừa dữ liệu và chuẩn hóa hệ thống (core) ERP cho toàn hệ thống.
Tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi của GREENFEED, hoạt động sản xuất được quản lý đồng bộ theo tiêu chuẩn vận hành thông qua hệ thống giám sát tự động SCADA, cùng hệ thống quản lý GF4.0, GF-Man, SAP, v.v.. Nhờ vậy, Tập đoàn có thể đảm bảo an toàn sinh học, quản lý số lượng cũng như chất lượng, tối ưu hóa chi phí
Để hỗ trợ người chăn nuôi, GREENFEED xây dựng bộ giải pháp chăn nuôi 3 trụ cột trọng tâm gồm: Cung cấp sản phẩm chất lượng đầu vào, Quản lý vận hành hiệu quả và bền vững, Ổn định và gia tăng giá trị đầu ra. Với bộ giải pháp này, Tập đoàn sẽ đồng hành cùng người chăn nuôi trong mọi quy trình từ tư vấn thiết kế xây dựng chuồng trại, chuyển giao công nghệ cho đến tổ chức thu mua, chế biến và liên kết chuỗi tiêu thụ thành phẩm. Nổi bật trong đó phải kể đến DigiFarm – ứng dụng quản lý vận hành trại từ xa của GREENFEED giúp nhà đầu tư và người chăn nuôi theo dõi những thay đổi về môi trường và tình trạng hoạt động thiết bị ở mỗi trang trại, từ đó tối ưu hiệu suất chăn nuôi.
GREENFEED phát triển giải pháp hiệu quả cho nhà nông qua ứng dụng quản lý vận hành trại từ xa của
Sản xuất LÀNH cho sản phẩm NGON
Tâm huyết giải pháp công nghệ dinh dưỡng cho sức khỏe vật nuôi
GREENFEED đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi với mong muốn giữ trọn dinh dưỡng cho hàng triệu bữa ăn Việt. Theo đó, toàn bộ các nhà máy sản xuất của Tập đoàn đều áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đồng nhất trong đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm, đảm bảo hiệu quả cao trong tầm soát rủi ro. Các nghiên cứu công thức tổ hợp khẩu phần ăn theo giai đoạn phát triển của vật nuôi được xây dựng, cập nhật dựa trên phân tích dữ liệu xuyên suốt quá trình sản xuất. Các công nghệ dinh dưỡng mới như tăng cường sử dụng chiết xuất thực vật và vi sinh vật có lợi cũng được áp dụng nhằm gia tăng dinh dưỡng và thay thế kháng sinh. Bên cạnh đó, GREENFEED còn đầu tư vào hệ thống lưu trữ mẫu nguyên liệu, thành phẩm thức ăn chăn nuôi và hệ thống quản lý sản xuất thông minh để có thể truy xuất nguồn gốc từng lô hàng với đầy đủ thông tin nhà cung cấp và chất lượng nguyên liệu.
Thực hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của GREENFEED
Tối ưu công nghệ di truyền con giống
Giống heo cái hậu bị giống GREENFEED là kết quả của sự hợp tác cùng công ty di truyền giống heo hàng đầu thế giới Pig Improvement Company (PIC), theo sát tiêu chuẩn quốc tế và sở hữu những đặc tính di truyền ưu việt. Bắt nguồn từ công nghệ đánh dấu gen, heo giống GREENFEED được chọn lọc theo kiểu hình và theo giá trị di truyền, lịch sử năng suất các đời (thông qua ngân hàng dữ liệu năng suất toàn cầu (PICTraq) của PIC. Quy trình này nhằm đảm bảo đem đến cho khách hàng những cá thể hoàn hảo nhất.
Heo con GREENFEED được cho ăn và uống tự động
Bên cạnh đó, các trang trại của GREENFEED đều được đầu tư xây dựng và áp dụng công nghệ tự động hóa tân tiến với quy trình được chuẩn hóa nhằm giảm thiểu tối đa chi phí vận hành và sai sót từ yếu tố con người, thân thiện với môi trường và giúp vật nuôi phát triển đồng đều, khỏe mạnh.
Ưu tiên an toàn sức khỏe người dùng
Việc sử dụng con giống và công nghệ di truyền ưu việt giúp đảm bảo mỗi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều có chứng nhận thú y, trải qua quy trình sản xuất, giết mổ chuẩn châu Âu và tuân theo đúng tiêu chuẩn thịt mát. Tập đoàn phát triển ứng dụng GKitchen để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng. Trên mỗi sản phẩm thịt mát G đều có mã QR cho phép truy xuất thông tin về nguồn thịt, giống heo, nhà cung cấp con giống, trang trại, nguồn thức ăn, thời gian tiêm vắc-xin lần cuối, thời gian xuất trại, giết mổ, đóng gói cùng tiêu chuẩn bảo quản.
Thịt sạch GREENFEED trao trọn giá trị lành ngon đến người tiêu dùng
Trong tương lai gần, thịt heo tiếp tục là loại thịt được tiêu thụ chủ yếu và rộng khắp trong khu vực châu Á. Song hành cùng tiềm năng đầy hứa hẹn, các doanh nghiệp chăn nuôi cũng nỗ lực cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm sinh thái, xã hội. Các chiến lược dài hạn hướng sự tập trung vào phát triển hệ thống chăn nuôi ứng dụng chuyển đổi số đảm bảo an toàn sức khỏe, sinh học và phúc lợi động vật cho thành phẩm đầu ra chất lượng.
P.V
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất