Quyết định giải quyết vấn đề biến động dinh dưỡng – và chi phí – phải phụ thuộc vào yêu cầu và khả năng cụ thể.
Trong bài viết “Sự ảnh hưởng của viêc biến động dinh dưỡng trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi” số tháng 3-4 của tạp chí Feed Management, hàm lượng lysine trong bắp có sự thay đôi nhẹ so với dự kiến (dựa theo tài liệu), điều này có thể làm chậm tăng trưởng 2 ngày, với kết quả thậm chí tệ hơn so với kì vọng của biến động lysine tự nhiên trong khô dầu đậu nành – nguyên liệu cung cấp phần lớn lysine trong thức ăn chăn nuôi.
Vấn đề là phương pháp quản lý biến động (không thể tránh khỏi) về dinh dưỡng trong nguyên liệu thông qua việc tổ hợp khẩu phần. Để làm được điều này, chúng ta cùng nghiên cứu 3 phương pháp.
Phương pháp 1. Chấp nhận biến động và không làm bất cứ điều gì
Nghe có vẻ như phản tác dụng, tuy nhiên việc không thay đổi gì là việc mà những người làm công thức thường lựa chọn. Thật vậy, ít khi người ta để ý đến sự biến động dinh dưỡng nguyên liệu đặc biệt khi thiết kế những công thức chung chung. Bởi vậy, chúng ta dựa vào các giá trị trung bình được đề cập trong các ấn phẩm tin cậy với hi vọng sự biến động dinh dưỡng của các nguyên liệu khác nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau theo hướng xoay quanh giá trị trung bình mong đợi.
Mặt khác, chúng ta chấp nhận sự dao động so với tiêu chuẩn dinh dưỡng mục tiêu (về khía cạnh giảm hiệu quả chăn nuôi) hoặc vượt quá mục tiêu (về quan điểm tiết kiệm từ tránh lãng phí dinh dưỡng) việc này tốn ít chi phí hơn đáng kể so với việc giải quyết vấn đề bằng các phương pháp khác. Phương pháp này có vẻ như rất mơ hồ để giải quyết một vấn đề quan trọng, nhưng hiện tại nó được chấp nhận một cách bình thường.
Phương pháp 2. Sử dụng số liệu thực tế dựa trên kết quả phân tích nguyên liệu
Phương pháp này dựa trên các phân tích hóa học thực tế (trong phòng thí nghiệm) hoặc phân tích cận hồng ngoại (NIR). Kết quả thực tế được đưa vào phần mềm lập công thức trên máy tính và khẩu phần ăn được xây dựng rất gần với các thông số kỹ thuật thực tế. Tuy nhiên, có một vài rào cản khiến phương pháp này khó được triển khai.
Điều thứ nhất là khoảng cách thời gian giữa phân tích dinh dưỡng và ứng dụng (ở đây, phương pháp NIR có nhiều lợi thế hơn). Thứ hai là việc phân tách các lô của cùng một nguyên liệu với sự biến động thành phần dinh dưỡng khác nhau. Cuối cùng, tất nhiên sẽ liên quan đến chi phí thực hiện phương pháp, nó đòi hỏi thời gian bỏ ra, nhân lực (thu thập mẫu) và chi phí phân tích.
Phương pháp này có thể chỉ được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn có thể mua các lô hàng nguyên liệu thô được lưu trữ trong các silo lớn, và chỉ cần phân tích 1 mẫu tổng hợp được thu thập trong quá trình dỡ hàng.
Phương pháp 3. Sử dụng giá trị thực hoặc ước lượng biến động dinh dưỡng trong công thức
Các hệ số biến dị về dinh dưỡng (thông qua các công bố hoặc từ phần tích thực tế như ở phương pháp 2) có thể được đưa vào các phần mềm tổ hợp khẩu phần.
Về cơ bản, phạm vi biến động kì vọng bao gồm tỷ lệ nguyên liệu được để cập – và chi phí dinh dưỡng từ nguyên liệu đó – được xem xét để điều chỉnh đặc điểm dinh dưỡng của khẩu phần nhằm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng kỳ vọng đã được thiết lập giới hạn trước đó. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này chính là chương trình có thể tạo ra những công thức đắt tiền hơn so với phương pháp 1. Tuy nhiên, chi phí tăng thêm đó có thể được bù đắp do hiệu quả chăn nuôi được cải thiện bởi vì thú được cung cấp khẩu phần phù hợp hơn với nhu cầu của chúng.
Không có cách nào để tránh thiệt hại do việc biến động dinh dưỡng của nguyên liệu. Chúng ta có thể bỏ qua vấn đề này và thiệt hại sẽ diễn ra qua việc giảm năng suất chăn nuôi hoặc chúng ta chấp nhận chi trả cho các phương pháp nhằm giảm ảnh hưởng của biến động.
Mỗi cơ sở sản xuất cần lựa chọn một giải pháp thích hợp cho vấn đề này. Ví dụ, những trại nhỏ thường lựa chọn phương pháp 1; những trại lớn hơn thường kỳ vọng sẽ lựa chọn phương pháp 3 (hoặc thậm chí là kết hợp phương pháp 2 và 3); và các nhà máy lớn rõ ràng cần cân nhắc sử dụng phương pháp 2.
Mục tiêu cuối cùng là đạt đến sự cân bằng giữa chi phí và tiết kiệm.
Biên dịch: Ecovet Team (theo WattAgnet)
Nguồn: Ecovet
- công thức thức ăn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất