[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, còn gọi là bệnh heo tai xanh, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở heo, có tính chất lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, nhưng đến nay chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả. Vì vậy, công tác phòng ngừa bệnh là mối ưu tiên hàng đầu và cần được tiếp cận một cách toàn diện và đúng phương pháp, trong đó vắc xin là công cụ hữu ích, giúp tối đa miễn dịch, ổn định đàn và giảm thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Cơ chế và triệu chứng bệnh heo tai xanh
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút PRRS (PRRSV) gây ra, có khả năng lây nhiễm cao trong môi trường. PRRSV tồn tại trong cơ thể heo, lây bệnh trong vòng từ 2-3 tháng, và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho hệ hô hấp và sinh sản. PRRSV có thể tiêu diệt đến 40% đại thực bào phế nang, làm rối loạn sinh sản trên heo nái và hô hấp phức hợp trên heo con. Đặc biệt, 90% heo mắc bệnh tai xanh sẽ bội nhiễm các vi rút và vi khuẩn khác dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, tăng tỷ lệ tử vong và giảm năng suất đàn. PRRS là bệnh do vi rút nên việc phòng ngừa và kiểm soát là ưu tiên hàng đầu đối với ngành chăn nuôi.
Là hộ chăn nuôi heo thịt và heo nái hơn 20 năm, ông Kim Văn Dương, chủ trang trại Ngọc Minh, tỉnh Hải Dương cho biết: “Trước đây, trại heo của chúng tôi bị bệnh tai xanh. Nhiều heo nái phối giống không thành công, hoặc sảy thai do chết khô, chết lưu. Heo con đẻ ra sức khỏe yếu, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi đó chúng tôi lo lắng vô cùng vì dịch bệnh tai xanh đang gây thiệt hại rất lớn mà không biết làm thế nào để ngăn chặn được”.
Ông Nguyễn Hải Triều, chủ trại heo, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: “Nếu không phòng bệnh hiệu quả thì khi đàn heo bị dịch tai xanh, tỷ lệ loại thải của đàn chúng tôi rơi vào khoảng 10-15%. Số lượng con bị còi cọc là rất lớn và chất lượng đầu ra thấp. Trong vòng 1 năm, trang trại của chúng tôi đã bị thiệt hại đến cả trăm triệu do bệnh hoành hành mà không kiểm soát được”.
Tại Việt Nam, dịch PRRS liên tục xảy ra từ năm 2007. Mỗi khi có thông tin bùng phát ổ dịch tai xanh ở các tỉnh, thành, người nuôi heo trên khắp cả nước không khỏi lo lắng để bảo vệ đàn heo khỏi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tại miền Bắc, tỷ lệ mắc bệnh heo tai xanh thường tăng cao từ tháng 3 đến tháng 4, trong khi ở miền Nam, thời điểm này rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều báo cáo cho thấy, bệnh có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tùy vào tình hình dịch tễ và điều kiện chăn nuôi của từng trại, từng khu vực.
Giải pháp kiểm soát PRRS hiệu quả, an toàn và linh hoạt
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ những ngày đầu chăn nuôi, trang trại của ông Văn Dương và Hải Triều luôn làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc phòng bệnh. Nhiều năm nay, đàn heo của các trại được tiêm phòng định kỳ với vắc xin Ingelvac PRRS MLV ngừa bệnh tai xanh của Boehringer Ingelheim. Đây là vắc xin có khả năng bảo hộ chéo 2 chủng, chống lại vi rút PRRS chủng châu Âu và chủng Bắc Mỹ, giúp giảm các triệu chứng rối loạn hô hấp lẫn sinh sản do bệnh gây ra.
Bộ vắc xin phòng bệnh đường hô hấp của Boehringer Ingelheim bao gồm: Ingelvac® PRRS MLV, Ingelvac CircoFLEX®, Ingelvac MycoFLEX® đã đồng hành cùng người chăn nuôi Việt Nam trong suốt 15 năm nay, giúp kiểm soát bệnh PRRS, bệnh PCV2 (bệnh do circovirus trên heo gây ra bởi Porcine circovirus type 2) và M.hyo (mầm bệnh nguyên phát gây viêm phổi địa phương – bệnh hô hấp phổ biến nhất trên heo). Người nuôi heo có thể phối trộn bộ 3 vắc xin với nhau để kiểm soát cả 3 bệnh cùng lúc, giúp tối ưu thời gian, công sức trong công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe của đàn heo.
“Trại heo của chúng tôi đã triển khai tiêm vắc xin Ingelvac® PRRS MLV từ năm 2009, đến nay đã 15 năm và đạt kết quả rất tốt. Các bệnh hô hấp của đàn heo ở trại được kiểm soát ổn định và triệu chứng sảy thai, sốt ở heo mẹ giảm hẳn. Tôi đánh giá cao sự bảo hộ chéo của vắc xin”, ông Dương phấn khởi chia sẻ.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết: “Trại heo của chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục tin tưởng, sử dụng giải pháp của Boehringer Ingelheim vì hiệu quả và tính an toàn mà sản phẩm mang lại, giúp ngành chăn nuôi tối đa hóa năng suất và lợi nhuận”.
Ông Triều tâm sự: “Khi tiêm vắc xin Ingelvac® PRRS MLV cho heo giống từ ngày 18 đến sau cai sữa, các bệnh về hô hấp giảm hẳn và tỷ lệ loại thải giảm xuống chỉ còn 0.05-1%. Đàn heo phát triển khỏe mạnh, cân nặng đồng đều nên thành phẩm và hiệu quả xuất chuồng rất tốt, xứng đáng với chi phí đầu tư cho vắc xin”.
Mô hình kiểm soát PRRS lý tưởng cần phát triển các giải pháp toàn diện, kết hợp giữa sử dụng vắc xin và đảm bảo an toàn sinh học để giảm lây nhiễm vi rút vào trang trại hoặc giữa các giai đoạn heo khác nhau, quản lý tốt luân chuyển đàn.
Ông Dương chia sẻ: “Năm 2017, heo con mới đẻ trong trại chúng tôi gặp vấn đề về hô hấp, các chuyên gia từ Boehringer Ingelheim đã trực tiếp về trại mổ khám, xét nghiệm và hỗ trợ kịp thời. Không chỉ cung cấp vắc xin chất lượng, đội ngũ chuyên gia còn có chuyên môn tốt, luôn tận tình tư vấn để chúng tôi áp dụng các biện pháp toàn diện, giúp tình trạng đàn ổn định, heo khỏe mạnh hơn với miễn dịch được cải thiện”.
“Các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của Boehringer Ingelheim luôn cập nhật tới chúng tôi các thông tin diễn biến dịch bệnh, hỗ trợ dụng cụ, thiết bị và quy trình để lấy máu xét nghiệm một cách bài bản, đưa ra các kịch bản dự phòng cụ thể để chúng tôi chuẩn bị trước từng đợt dịch, đặc biệt là về mặt an toàn sinh học. Không chỉ vậy, các chuyên gia cũng hỗ trợ tư vấn về các công tác chăm sóc, quản lý cho bộ phận kỹ thuật và công nhân trong trại chăn nuôi, từ đó giúp cải thiện chất lượng công việc ngày một tốt hơn”, ông Đoán cho biết thêm.
Bên cạnh các sản phẩm chất lượng, đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của Boehringer Ingelheim luôn tận tâm đồng hành cùng các hộ chăn nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe cho đàn heo. Những nỗ lực của Boehringer Ingelheim không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh tai xanh ở heo mà còn góp phần bảo vệ sinh kế của hàng triệu nhà chăn nuôi trên toàn quốc.
Về Công ty Thuốc Thú Y Boehringer Ingelheim
Công ty Thuốc Thú Y Boehringer Ingelheim đang dẫn đầu về nghiên cứu những cải tiến đột phá để dự đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh ở động vật. Hỗ trợ các bác sĩ thú y, chủ nuôi, nông dân và Chính phủ ở hơn 150 quốc gia, chúng tôi cung cấp danh mục sản phẩm và dịch vụ đa dạng và sáng tạo để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của thú cưng và gia súc, gia cầm. Là công ty dẫn đầu ngành thú y toàn cầu và cũng là một tập đoàn gia đình, Boehringer Ingelheim hoạt động với tầm nhìn dài hạn. Chúng tôi tin rằng cuộc sống của động vật và con người có liên quan chặt chẽ và sâu sắc với nhau. Khi động vật khỏe mạnh thì con người cũng khỏe mạnh hơn. Bằng việc kết hợp các hoạt động kinh doanh Thú y và Dược phẩm cho người và tạo ra giá trị thông qua đổi mới, chúng tôi hướng tới nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của cả con người và động vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1Theo OIE, 2021, PRRSV là một RNA virus, có vỏ bọc được xếp vào thành viên của: Bộ (order) Nidovirales, phân bộ (suborder) Arnidovirineae, Họ (family) Arteriviridae, phân họ (subfamily) Variarterivirinae, Giống Betaarterivirus.
2Sổ tay bệnh tai xanh.
3Theo nghiên cứu về Tác động kinh tế của dịch bệnh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) tại Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm thông tin, hãy truy cập: www.boehringer-ingelheim.com/animal-health
- bệnh tai xanh li>
- Boehring Ingelheim li> ul>
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Một cách tiếp cận mới về ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò thịt (kỳ II)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa
- Hormone điều tiết sinh sản lợn nái: “Chìa khóa” nâng cao năng suất chăn nuôi lợn
- Các nguyên liệu thay thế trong thức ăn chăn nuôi: Lợi ích, chi phí và rủi ro
- Một số kỹ thuật úm gà con
- 7 axit amin quan trọng trong dinh dưỡng cho lợn: Chìa khóa để tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất tăng trưởng
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất