[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đến xã Yết Kiêu (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) hỏi anh Phạm Đình Dừa, chủ trang trại chuyên cung ứng gà giống lai chọi Lương Phượng ai cũng biết.
Tự nuôi gà đẻ lấy trứng và cho ấp nở
Trên khuôn viên chuồng trại rộng 1.200 m2, anh Dừa nuôi khoảng 4.000 gà mái đẻ trứng và 400 gà trống. Mỗi lứa, anh chỉ nuôi đẻ trứng trong 10 tháng rồi thay lứa gà mới. Bên cạnh chuồng nuôi gà đẻ, còn có chuồng nuôi gà hậu bị để thay thế kịp thời.
Bên cạnh hệ thống chuồng trại chuyên nuôi gà đẻ trứng, anh còn có xưởng ấp trứng với 14 buồng ấp trứng tự động hóa, mỗi buồng ấp được 1,6 vạn trứng. Trung bình khoảng 4 ngày anh lại xuất xưởng khoảng 2 vạn gà con, có lúc cao điểm còn 3 vạn gà con/3 ngày.
Để tăng công suất kịp đáp ứng thị trường, anh Dừa còn thiết lập cho mình một “vệ tinh” gồm khoảng 20 trại gia công trong và ngoài tỉnh chuyên nuôi gà bố mẹ và cung cấp trứng, các trại được anh tư vấn nơi lấy gà giống, nguồn thức ăn và cấp vốn nếu có nhu cầu. Ước tính các trang trại này cung cấp 5.000 trứng/ngày cho xưởng ấp trứng của gia đình anh.
Được đánh giá chất lượng ngon hơn so với các loại gà thông thường, do đó, thị trường gà lai chọi của gia đình anh hiện nay trải khắp từ Bắc chí Nam. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, anh đã xây mới một trang trại với diện tích khoảng 2.400m2 hoàn thiện tháng 4/2017 hoàn thiện, có thể nuôi khoảng 1,7 vạn gà bố mẹ.
Gà lai chọi sản xuất từ lò ấp của gia đình anh Phạm Đình Dừa được đánh giá chất lượng hơn loại gà thông thường
Học nghề từ bố vợ
Nhớ lại buổi đầu khởi nghiệp với nghề chăn nuôi, anh Dừa cho biết, bản thân vốn là một thợ may. Nghề ấp trứng gia cầm ở Yết Kiêu có từ hàng trăm năm nay và bố vợ anh cũng là một người trực tiếp làm nghề. Anh học nghề từ bố vợ khoảng những năm 1998, thời điểm đó chỉ ấp trứng gia cầm nhập từ nơi khác.
Đến năm 2006, anh bắt đầu tìm hiểu và nuôi, ấp trứng gà lai chọi Lương Phượng với quy mô ban đầu chỉ 300m2 trong làng. Nhận thấy tiềm năng của thị trường, bước sang năm 2011, anh quyết tâm mở rộng chăn nuôi, vay mượn khắp nơi khoảng 3,7 tỷ đồng để đầu tư cơ ngơi bao gồm thuê đất, xây dựng khu chuồng trại 1.200m2, nhập gà bố mẹ, thiết lập hệ thống lò ấp trứng.
Hơn 5 năm qua, lợi nhuận từ trại gà tăng lên không ngừng. Năm 2015 gia đình anh đạt lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng, năm 2016 dự kiến thu khoảng gần 4 tỷ đồng.
Trại gà của gia đình anh Phạm Đình Dừa
Liên tục đổi mới
Trong bối cảnh chăn nuôi ngày càng chịu sức ép bởi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, anh Dừa cho biết, anh đã xác định sẽ ngày càng chú trọng vào chất lượng con giống hơn nữa để đảm bảo con gà giống từ trang trại mình cung cấp ra thị trường luôn bảo đảm chất lượng cao.
Gà bố mẹ được anh chọn nhập từ trại giống gia cầm Thụy Phương trực thuộc Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) về nuôi tại trang trại của mình và đồng thời cung cấp cho hệ thống gia trại vệ tinh để đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng trứng, chất lượng gà giống.
Trong quá trình các trại gia công này nuôi, anh thường xuyên kiểm tra để giám sát chất lượng. Đồng thời, anh cũng tuân thủ chặt chẽ việc quản lý dịch bệnh, phun thuốc khử trùng chuồng trại, giảm lượng thức ăn công nghiệp…
Đầu tư áp dụng công nghệ vào quy trình chăn nuôi cũng là vấn đề được anh đặc biệt quan tâm nhằm giảm sức lao động, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm. Từ sáng kiến cải tiến quy trình cho gà ăn một cách thủ công sang cho ăn bằng hệ thống máng thức ăn điều khiển, giúp giảm 2 công nhân, đầu tư buồng ấp trứng tự động hóa đến việc đầu tư cho chuồng trại mới một dây chuyền cho ăn hiện đại hóa theo công nghệ của Thái Lan.
Ông Lân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yết Kiêu cho biết, xã có khoảng 40 hộ làm nghề ấp trứng gia cầm. Tuy nhiên mô hình của gia đình anh Phạm Đình Dừa là độc đáo nhất bởi anh tự nuôi gà đẻ lấy trứng và cho ấp nở ra thành con giống và luôn trăn trở, tìm tỏi cải tiến quy trình chăn nuôi để đảm bảo con giống sạch.
Anh không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giúp tạo việc làm cho lao động địa phương và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con nhân dân trong xã.
Từ chỗ là một người “ngoại đạo” so với hàng chục hộ nông dân ở xã vốn có truyền thống làm nghề ấp trứng gia cầm “cha truyền con nối” đã hàng trăm năm, bằng kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi và sáng tạo không ngừng, anh Phạm Đình Dừa đã trở thành một nông dân giỏi nức tiếng gần xa. Thành công của anh đã được địa phương và trung ương ghi nhận, vinh danh.
Năm 2015, anh nhận được bằng khen và được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng nhiều bằng khen của tỉnh Hải Dương, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương và huyện Gia Lộc những năm trước đó.
Hiện nay, từ câu chuyện thành công của cá nhân, anh còn chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ một số bạn bè trong xã cũng làm quen và khởi nghiệp với nghề ấp trứng gia cầm.
Mạnh Minh
- chăn nuôi gà li>
- trại gà của anh dừa li>
- anh dừa nuôi gà li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Làm sao liên lạc để đặt mua giống được