[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Đình Hùng, sinh năm 1989, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã vươn lên trở thành Giám đốc Hợp tác xã Thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn (HTX Bắc Sơn) với doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo nhiều việc làm cho thanh niên từ nghề nuôi thỏ.
Làm giàu… nhờ thỏ
Từ năm 2010, đang đi làm ở một công ty với thu nhập khá, Trần Đình Hùng (ảnh) quyết tâm “khởi nghiệp từ làng” với con thỏ Newzealand. Nghĩ là làm, dồn hết vốn liếng, anh Hùng lên Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây mua giống thỏ Newzealand về nuôi. Bởi theo anh, đây là giống có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn,… Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm, anh Hùng gặp thất bại, thỏ chết thường xuyên.
Năm 2014, sau thời gian tích lũy về kinh nghiệm và vốn, anh quyết tâm đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi thỏ bài bản, kiên cố, khép kín. Chuồng được trang bị quạt gió, hệ thống làm mát, giữ ấm, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho đàn thỏ trong mọi điều kiện thời tiết. Khoảng cách từ nền chuồng tới sàn là 60cm. Nền chuồng làm bằng xi măng, hơi trũng để hứng phân và nước tiểu, đảm bảo thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại. Ngoài ra, anh Hùng còn quan tâm đến xử lí chất thải chăn nuôi bằng cách xây dựng hệ thống bể chứa biogas.
Anh Trần Đình Hùng, Giám đốc HTX Thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn
Về thức ăn cho thỏ, theo anh Hùng, loại thô xanh chiếm 60 – 70%, còn lại 30% là thức ăn công nghiệp. Nhưng đối với thỏ sinh sản, nên cho ăn thức ăn công nghiệp lên tới 40% vì chúng cần nhiều chất dinh dưỡng để cho con bú. Đặc biệt, không cho thỏ ăn những thức ăn chứa nhiều nước. Muốn giảm lượng nước trong cỏ nên phơi nắng khoảng 4 giờ, khi đó lượng nước giảm 60 – 70%, đảm bảo độ an toàn và giàu chất xơ.
Nhu cầu về nước uống của thỏ cao hơn các loại động vật khác, mỗi con dùng từ 50 – 200ml nước mỗi ngày, nên anh Hùng đã xây dựng hệ thống lọc nước, uống nước tự động, dẫn từ bể được lọc vào cho đàn thỏ nhà mình.
Đối với thỏ sinh sản, anh chia tách riêng khu dành cho thỏ hậu bị, khu nuôi thẻ sinh sản; có bảng ghi chép cẩn thận ngày phối giống cho thỏ cái ở mỗi ô chuồng. Trong giai đoạn thỏ mang thai cần nuôi tách riêng, tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai. Đến gần ngày thỏ đẻ có hiện tượng nhổ lông làm ổ nên người nuôi phải biết để túc trực, nhất là đối với những thỏ mẹ vụng sẽ hay đè lên thỏ con.
Thỏ là loại động vật rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh bại huyết (xuất huyết truyền nhiễm). Khi mắc bệnh này, thỏ chết rất nhanh. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng chu đáo. Khi cho thỏ ăn chú ý không để các loại rau thấm nước và bẩn. Lúc thời tiết giao mùa nên tiêm kháng sinh cho thỏ. Theo đánh giá của anh Hùng, thỏ là loại động vật cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với những vật nuôi khác.
Với hệ thống chuồng trại và thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh cộng với áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đàn thỏ của gia đình anh không bị chết do dịch bệnh.
Ưu điểm lớn nhất của thỏ là rất mắn đẻ. Thỏ được 5 tháng sẽ cho phối giống, trung bình 1 con đẻ 7 – 8 lứa/năm, một lứa 6 – 7 con. Hiện nay, trong chuồng của gia đình anh Hùng có thường xuyên 200 nái thỏ, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn thỏ giống. Nhờ con thỏ mỗi năm, gia đình anh thu nhập 200 triệu đồng, chưa kể tới nguồn thu từ con ếch Thái Lan, chim bồ câu cũng như đồi chè xanh mượt trên đồi… Anh cũng tạo công ăn việc làm thời vụ cho từ 4 – 5 người.
Trại thỏ sinh sản của GĐ HTX thanh niên Bắc Sơn Trần Đình Hùng
Cần thiết phải liên kết
Nhận thấy, sự liên kết có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, Trần Đình Hùng tìm hiểu và kết thân với nhiều thanh niên có cùng chí hướng làm giàu ở nông thôn. Tháng 10/2014, HTX Thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn ra đời. Với cơ cấu thành viên HTX là lực lượng thanh niên giàu nhiệt huyết và sức sáng tạo, Ban quản trị gồm có 05 thành viên, một Giám đốc và 2 phó Giám đốc, 01 kiểm soát viên và 01 kế toán. Với số lượng thành viên đến nay là 21 thành viên. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của HTX chủ yếu về nông nghiệp. Mũi nhọn mà HTX lựa chọn là con Thỏ New Zealand và ếch Thái Lan.
Việc thành lập HTX không chỉ tạo vị thế mới, bảo đảm tính tương trợ lẫn nhau mà còn giúp các xã viên có thêm cơ hội trong việc tiếp cận đồng vốn ngân hàng, gắn kết với các đối tác cung cấp hàng hóa, thức ăn chăn nuôi, ổn định giá đầu ra, đầu vào, hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi.
Hiện nay, HTX đã liên kết chăn nuôi thỏ với nhiều đơn vị ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) với 500 thỏ nái; huyện Bắc Mê (Hà Giang): 200 nái và xã Bắc Phú của huyện Sóc Sơn. Cách làm của HTX cung cấp đầu vào: con giống, thuốc thú y, chuyển giao KHKT chăn nuôi thỏ, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng chuồng trại đúng quy cách và bao tiêu đầu ra theo hợp đồng. Để ràng buộc với đơn vị liên kết, HTX chỉ thu mua thỏ được kỹ thuật của công ty xăm tai từ khi tách mẹ và sát sao với số lượng thỏ sinh ra ở mỗi đơn vị.
Không những vậy, HTX thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn còn tích cực tham gia vào hoạt động của Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với các hội viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi thỏ nhằm tìm ra các phương pháp chăn nuôi hợp lý tiết kiệm lại mang lại hiệu quả cao nhất. Trong cuộc thi Hoa hậu thỏ khu vực phía Bắc lần thứ nhất tổ chức tại Việt Yên – Bắc Giang, những “cô thỏ” của HTX đã giật giải hoa hậu.
Cũng nhờ có việc liên kết chặt chẽ, thỏ giống đồng đều và chất lượng cao, có uy tín nên thỏ của HTX thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn là đơn vị cung ứng thỏ giống cho nhiều dự án của Trung ương Hội nông dân Việt Nam, cũng như các tỉnh lân cận…
Anh Nguyễn Công Hợp, một thành viên của HTX thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn cảm thấy may mắn khi được tham gia vào HTX. Nhờ đó, anh được tiếp cận với nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, cũng như tìm thấy phương hướng đúng đắn cho phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, anh Hợp đang nuôi 50 thỏ bố mẹ và 200 thỏ thịt, mang lại hiệu quả kinh tế khá cho gia đình.
Nói về những ngày đầu thành lập HTX, Giám đốc trẻ Trần Đình Hùng trải lòng: HTX gặp rất nhiều khó khăn vì đại đa số thành viên là thanh niên, rất thiếu vốn và chưa có tài sản để thế chấp. Vốn hỗ trợ của Nhà nước chưa có nhiều. Thời gian tới, HTX sẽ huy động thêm nguồn vốn để xây dựng thương hiệu thỏ Bắc Sơn, xây dựng khu giết mổ, sơ chế, cấp đông thỏ thịt để cung cấp ra ngoài thị trường, bán ở các cửa hàng tiện ích, siêu thị. Đồng thời, HTX triển khai dự án trồng cà chua trái mùa theo quy trình VietGAPH đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cung ứng cho người tiêu dùng.
Ngân Hà
Ông Cao Xuân Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội khẳng định: Xã ghi nhận sự nỗ lực của HTX Thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn. Song, hiện tại HTX còn rất nhiều, vất vả, khó khăn trong việc phát triển mô hình, cần phải làm từ từ, chắc chắn, từng bước và chủ động trong tất cả hoạt động.
- chăn nuôi thỏ li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bạn có thể gửi cho mình sdt và địa chỉ cụ thể của htx để mình tham khảo mô hình và mua con giống k ak
Chị Hải có thể liên hệ với anh Trần Đình Hùng, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Giám đốc HTX thanh niên lập nghiệp Bắc Sơn theo sđt: 0982 476 309 để thăm quan mô hình, mua giống thỏ nhé.
mình cũng đang muốn về nuôi thỏ nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu hết liệu mìn có thể đến tham khảo và học hỏi được không ? mình ở thái bình
Cần mua thỏ già thịt. [email protected]