Ai có bò, gửi nhóm Trịnh Hà mà lấy lãi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ai có bò, gửi nhóm Trịnh Hà mà lấy lãi

    Lâu nay chỉ nghe cán bộ ngân hàng gọi điện để thuyết phục gửi tiền lấy lãi chứ có nghe chuyện gửi bò lấy lãi bao giờ đâu? Lạ quá nên tôi tò mò…

     

    Nhiều người bỏ phố về quê nhưng còn ngơ ngác lắm

     

    Trịnh Hà (tổ 10 phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) quản lý 2 trang trại rộng hơn 20 ha ở huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) trò chuyện với tôi lúc vừa tạm ngơi tay vác những bao tải bưởi đi gửi cho khách dưới Hà Nội.

     

    Vốn làm ở một lĩnh vực hoàn toàn khác, ba bốn năm trước, cô bỗng bỏ ngang để một mình đi trải nghiệm nông nghiệp tại những trang trại khắp Bắc, Trung, Nam. Từ đó, cái duyên với nông nghiệp lại càng thêm sâu đậm và một nhóm những bạn trẻ đam mê với nghề nông được thành hình.

     

    Vừa rồi, nhóm của Trịnh Hà gây xôn xao bởi một ý tưởng lạ, nhận gửi bò lấy lãi. Cô tâm sự: “Nhiều người quen đang nhờ tôi đi tìm đất để làm trang trại nhưng hỏi cái gì họ cũng ngơ ngơ, ngác ngác. Họ mơ mộng một ngôi nhà với đầy đủ vườn cây ăn trái cùng các loại vật nuôi nhưng lại không biết chăm sóc chúng ra sao vì chưa từng sống ở quê, chưa hiểu sinh thái là gì.

    Trịnh Hà ngồi sau Nguyễn Đình Long trong quá trình 2 ngày đi cả 1.000 km học cách nuôi bò. Ảnh: NVCC.

     

    Người có nhiều tiền thì không nói làm gì, nhưng rất nhiều người không có mấy tiền mà muốn nghỉ việc, bỏ phố về quê thì lấy gì mà ăn? Cho nên vẫn cần một sự đảm bảo chắc chắn chứ không thể cứ mơ mộng mãi. Khi gửi bò, họ sẽ học hỏi không chỉ việc nuôi bò ra sao mà còn có thể học nuôi, trồng thêm các thứ khác nữa. Sản xuất đã thế, còn phải học cách bán sản phẩm thế nào. Quá trình đó sẽ đào thải những ai không thích hợp…”.

     

    Về ý tưởng gửi bò lấy lãi, Trịnh Hà kể năm ngoái, mấy người bạn lên Hòa Bình để tìm hiểu chuyện phối tinh bò BBB rồi về lập trang trại và gặp tình trạng thiếu vốn, trong khi vay ngân hàng lại không có tài sản thế chấp.

     

    Trịnh Hà nghĩ: Cùng một trang trại lập ra, vẫn phải xây dựng cơ sở vật chất, số nhân sự như vậy mà không đủ vốn để lấp đầy chuồng thì tại sao không nhận gửi? Điều này sẽ có lợi cho cả hai bên, bên nhận bò chi phí vẫn như thế hoặc tăng chút ít trong vận hành mà lại được thêm phần lãi. Bên gửi bò, muốn đầu tư vào nông nghiệp nhưng lại thiếu bộ máy nhân sự thì vẫn thu được lãi như thường…

     

    Bàn bạc xong, mấy người bạn quyết định tiến hành luôn. Có thể sau này nhóm sẽ vận hành cả những trang trại mà chủ chỉ có vốn, có đất thôi chứ không có người để làm.

    Bãi chăn thả của trang trại Nguyễn Đình Long ở xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Ảnh: NVCC.

     

    Một trang trại mà chỉ nuôi mỗi bò không sẽ lãng phí, vì nhân công chỉ có ngày ngày lùa gia súc ra khu vực chăn thả rồi úp mặt cả buổi vào điện thoại. Muốn cải thiện thu nhập, phải tạo ra giá trị gia tăng như trồng thêm cây, nuôi thêm gà vịt. Đó chính là cơ hội để phát triển mảng thực phẩm sạch. Chưa cần phải tìm kiếm đầu ra ở đâu xa, chỉ cần vài chục khách hàng là đủ để tiêu dùng hết những sản phẩm đó với giá cả hợp lý mà lại còn được biết rõ nguồn gốc, cách làm. Lấy ngắn nuôi dài, dần dà sẽ xây dựng được thương hiệu…

     

    Trịnh Hà kể: “Mới chỉ vài hôm loan tin mà đã có 25 người muốn đăng ký gửi bò. Có bạn ở Úc, ở Nhật, ở Mỹ và rất nhiều ở Việt Nam. Người đăng ký gửi 5 con, người đăng ký gửi 20 con, tổng cộng đến gần 300 con nhưng chúng tôi chưa chốt hợp đồng vì đang còn lọc đối tượng sao cho phù hợp.

     

    Những ai đăng ký 5 con trở lên, chúng tôi sẽ không nhận mà chỉ nhận 1-2 con của những người tin tưởng được. Trước đó, tôi đã cầm tiền của 3 người gồm 1 của chính mẹ tôi và 1 của bạn thân, mỗi người đăng ký mua 1 con bò với trị giá 20 triệu đồng và ½ con bò của một người mới có đủ nửa tiền nhưng đã chuyển trước. Người này tôi hứa hỗ trợ cho vay 10 triệu với lãi 10%/ năm để đủ mua 1 con bò gửi chăn vì thấy bạn ấy rất nhiệt tình và có hiểu biết”.

    Đệm lót sinh học trong trại của Nguyễn Đình Long ở xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Ảnh: NVCC.

     

    Tổ chức của nhóm Trịnh Hà được định vị rất rõ, gồm các bộ phận như kỹ thuật, kế toán, marketing…, bởi để tạo niềm tin trong hoạt động thì phải minh bạch, cân bằng về lợi ích. Nuôi bò sinh sản muốn có lợi nhuận thì phải đi cùng nhau ít nhất 2-3 năm, bởi sau khi trừ khấu hao chuồng trại, đất đai mà lấy lãi ngay đợt bán bê đầu sẽ không được là bao nhiêu cả.

     

    Nhưng khi đã khấu hao hết, từ năm thứ 3 trở đi lợi nhuận sẽ đạt được 500 – 600.000 đ/con/tháng. Nếu kỹ thuật giỏi, ít rủi ro thì chủ trại nuôi 50 con bò (trong đó nhận 25 con bò gửi) sẽ lời được ra khoản chi phí nhân sự, chi phí vận hành. Theo phương án ăn chia, nhóm chủ trại sẽ nhận lại 28%, còn người gửi bò nhận về 72% lợi nhuận sau khoảng 23 tháng đầu tư.

     

    Cũng theo Trịnh Hà, ban đầu nhóm các chủ trang trại cũng lo ngại khoản rủi ro như bò chết hay bò bệnh, nhưng nếu muốn đạt đến trình độ quản lý, kỹ thuật cao hơn thì buộc phải đối diện với áp lực.

     

    “Tôi vẫn thường bảo các bạn ấy rằng, tiền không có, quan hệ không có, giờ còn không có cả dám mạo hiểm thì bao giờ mới giàu được? Kể cả tôi cũng xác định vậy, trong trường hợp xấu nhất thì vẫn phải thủ sẵn 300 triệu đồng để có thể đền bù cho khách gửi bò”, Trịnh Hà kể.

     

    Những người gửi bò vào sẽ sinh hoạt trong một nhóm zalo để trao đổi bất kỳ vấn đề gì từ kỹ thuật đến kinh tế. Trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm đó, sẽ có người thêm yêu mảng nông nghiệp và nhận ra rằng khi muốn đầu tư vào nó, phải chuẩn bị hành trang gì…

     

    Trai chưa vợ đỡ bò đẻ rơi…

     

    Cách Hòa Bình mấy trăm km là trang trại bò của Nguyễn Đình Long, 29 tuổi ở xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Quê của Long vốn nổi tiếng với hàng ngàn cô gái xuất ngoại đi làm dâu nơi xứ người.

     

    Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, có công việc thu nhập khá nhưng cậu quyết định nghỉ để khởi nghiệp nông nghiệp bằng cách mở xưởng chế biến bí đỏ sấy khô xuất khẩu rồi sau đó thuê đất lập trang trại nuôi bò.

    Nguyễn Đình Long đang chăn bò. Ảnh: NVCC.

     

    Ngoài trồng cỏ làm thức ăn cho chúng, cậu còn tận dụng cả những vạt đất bỏ hoang mỗi lúc một nhiều ở quê mình làm chỗ chăn thả. Trại dùng đệm lót sinh học chứ không rửa chuồng. Phân sau đó được đem ủ để bón cho rau hay nuôi cỏ.

     

    Đầu tư một lúc 1,4 tỉ vào trại nên đuối vốn, cậu mới kêu gọi bạn góp vốn thêm 8 con bằng hình thức rất đơn giản là chia đôi lợi nhuận.

     

    “Nếu nuôi kiểu thông thường, bò mẹ được phối tinh lai Sind, bê khi đẻ ra sau 6 tháng bán được cỡ 10-12 triệu đồng thì chúng tôi phối cho bò mẹ tinh BBB sẽ bán được trên 20 triệu đồng. Người góp vốn và kẻ nhận góp vốn khi chia đôi lợi nhuận cũng tương đương với nuôi bò kiểu cũ rồi. Nay tôi muốn kết hợp với chị Trịnh Hà để nhận gửi bò lấy lãi”, Trần Long phân tích.

     

    Có hai hình thức, thứ nhất là gửi tiền rồi cùng chúng tôi chọn mua bò hay đem bò đã có sẵn đến gửi với điều kiện phải đạt chuẩn. Bò gửi vào có giá trị khoảng 20 triệu đồng mỗi con, được đánh dấu bằng thẻ tai, sau vài tháng là có thể phối giống được.

     

    Lứa đầu, bê sinh ra có thể chưa đẹp nhưng từ lứa thứ hai, thứ ba, sau 6 tháng bê đực sẽ có giá trung bình 25 triệu đồng, bê cái 18 triệu đồng. Ngoài bán bê, khi nuôi, bò mẹ cũng tạo ra thêm giá trị vì nó còn lớn thêm. Người nào sau mấy tháng tham gia mà muốn rút vốn ra bằng bò hay bằng tiền mặt cũng được.

    Nguyễn Đình Long bên một con bê mới sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

     

    Trước đó, để tìm hiểu về cách nuôi bò, Long đã đi xe máy từ Hải Phòng xuống Hà Nội rồi vòng lên Hòa Bình đón Trịnh Hà, ghé qua một loạt các trang trại ở Hà Nam, Nam Định, Thái Bình rồi quay về. Trong hai ngày, hai chị em đi hết hơn 1.000 km, nhiều khi quên ăn, quên ngủ, quên mệt.

     

    Cậu trải lòng, làm nông nghiệp cũng lắm gian nan trong khi bao nhiêu tiền lại nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Trại giờ có hai nhân công, trong đó Long làm là chính. Quần quật từ sớm đến chiều, lúc ở trong chuồng, khi ngoài bãi chăn, tuy chưa vợ nhưng cậu lại rất thạo khoản… đỡ đẻ cho bò bởi nhiều đêm phải thức để mà chầu chực.

     

    Kỷ niệm nhớ đời của cậu là do mua bò chửa sẵn nên không xác định được chính xác ngày sinh. Có lần lùa đi ra bãi ăn, một con mẹ bỗng dưng chuyển dạ. Long phải đỡ đẻ cho nó ngay giữa trời nắng nóng rồi sau đó bế bê con về trại cách xa đến 700-800m.

     

    Nếu mô hình gửi bò thành công, cậu sẽ khép kín quy trình chăn nuôi với khâu cuối là bò thịt chất lượng cao kết hợp với du lịch trải nghiệm.

     

    Dương Đình Tường

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Khác với mô hình của Long, ở xã An Bình, huyện Kiến Xương (Thái Bình) có trại của Đỗ Tuấn Đạt đang nuôi bò theo hướng thịt, có thể nhận cho gửi thêm cỡ 3-5 con.

     

    Chủ trại vốn học nghề y, khi nghỉ việc để về quê khởi nghiệp đã bị gia đình phản đối rất nhiều nhưng vẫn vượt qua tất cả. Ngoài nuôi bò, anh còn thả cá, làm mô hình nông nghiệp trải nghiệm và mở một cửa hàng thực phẩm sạch ở Thành phố Thái Bình để tự tiêu thụ sản phẩm.

     

    Hiện tại nhóm của Trịnh Hà cũng đang có một trang trại rộng 7 ha, dự kiến mở rộng nuôi thêm bò thịt. Tuy nhiên đó là giai đoạn 2, khi đã ổn định được nguồn bò giống, nghiên cứu được công thức cám và cách chăm thế nào để cho chất lượng thịt thơm ngon và đem lại hiệu quả nhất…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.