[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 20/11/2022, Alltech, công ty hàng đầu toàn cầu trong ngành nông nghiệp, đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác cùng trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh về việc cung cấp hỗ trợ đào tạo kỹ thuật giữa hai bên. Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ các chuyên gia tham gia giảng dạy các khóa đào tạo ngắn hạn, tổ chức các chương trình đào tạo có sự phối hợp giữa hai bên.
Đại diện Công ty Alltech và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh kí kết hợp tác
Được biết, chương trình đào tạo được đưa vào ưu tiên trong sự hợp tác giữa hai bên sẽ là chương trình Cow Signals Training. Đây là chương trình đào tạo nổi tiếng quốc tế được cung cấp bởi CowSignals Training Company, đơn vị đào tạo và tư vấn danh tiếng tại Hà Lan chuyên về các trang trại động vật nhai lại nói chung và bò nói riêng.
Chương trình đào tạo Cow Signals, với tâm điểm là thông qua việc quan sát hành vi của bò nhằm chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe, đã được cung cấp đến cho các trại bò hàng đầu thế giới thông qua những chương trình huấn luyện vô cùng đắt đỏ tại Hà Lan.
Trong những năm gần đây, CowSignals Training Company đã đưa ra chương trình Cow Signals Master, đào tạo các chuyên gia hàng đầu về đề tài này nhằm có thể cung cấp các chương trình đa dạng hơn tại nhiều nơi trên thế giới. Chỉ một số lượng ít ỏi các chuyên gia được cấp chứng chỉ CowSignals Master trên toàn thế giới, và tại châu Á chỉ có 2 chuyên gia đạt chứng nhận.
Chương trình hợp tác giữa Alltech và trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh sẽ giúp đem một trong hai chuyên gia tại Châu Á trên đến với Việt Nam, nhằm phổ biến thêm những kiến thức quốc tề và hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi bò tại Việt Nam.
Thông qua chương trình, người tham gia sẽ được tìm hiểu cách thức thông qua những dấu hiệu thường ngày của bò để phát hiện ra các vấn đề trong chăn nuôi như sức khỏe bò, điều kiện chuồng trại, ánh sáng, dinh dưỡng,… Sau các khóa học, người tham gia sẽ được cấp Chứng Chỉ CowSignals Training, có giá trị trên toàn thế giới.
A.T
- alltech li>
- Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh li>
- đại học nông lâm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- VNUA và Hospivet Việt Nam: Ký kết hợp tác tài trợ AVS 2023
- Việt Nam đề nghị Anh hợp tác chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
- Tình trạng khủng hoảng thiếu trứng ngày một tệ hơn
- Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc giảm
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
- Porcine Circovirus tái tổ hợp dựa trên kiểu gien 2d tạo được kháng thể trung hòa chéo phổ rộng
- Hỏi đáp về Bệnh dịch tả heo châu Phi (30 câu hỏi tiếp theo kỳ trước)
- Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?
- Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bình Dương: Ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- VNUA và Hospivet Việt Nam: Ký kết hợp tác tài trợ AVS 2023
- Việt Nam đề nghị Anh hợp tác chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
- Tình trạng khủng hoảng thiếu trứng ngày một tệ hơn
- Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc giảm
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
- Porcine Circovirus tái tổ hợp dựa trên kiểu gien 2d tạo được kháng thể trung hòa chéo phổ rộng
- Hỏi đáp về Bệnh dịch tả heo châu Phi (30 câu hỏi tiếp theo kỳ trước)
- Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?
- Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bình Dương: Ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Tôi muốn được tham gia chương trình